Bệnh coryza trên gà là một bệnh hô hấp cấp tính của gà. Triệu chứng đặc trưng bằng việc chảy nước mũi, khó thở và sưng phù mặt. Bệnh được tìm thấy trên toàn thế giới và với mức độ đặc biệt nghiêm trọng khi bệnh diễn ra trên gà thuộc mọi lứa tuổi với thiệt hại kinh tế nặng nề. Bài viết dưới đây VietAnhVIAVET sẽ đề cập tới mức độ nghiêm trọng bệnh cũng như cách xử lý khi trại nhiễm bệnh.
Về vi khuẩn gây bệnh
Vi khuẩn chính gây bệnh coryza trên gà là Haemophilus paragallinarum. Vi khuẩn còn có tên gọi khác là Avibacterium paragallinarum (một vi khuẩn Gr). Bệnh coryza trên gà diễn ra với tần suất khá thường xuyên. Bệnh mang lại nhiều thiệt hại về kinh tế cho người dân chăn nuôi.
Về nguồn gốc lây nhiễm và dịch tễ học
Bệnh xảy ra với nguyên nhân từ những loài động vật hoang dã nhiễm bệnh. Hay do vi khuẩn sống và cư trú trong môi trường. Gà ở mọi lứa tuổi có thể mắc bệnh nhưng mức độ nhạy cảm tăng dần theo tuổi.
– Khi gà mắc bệnh thời gian ủ bệnh ngắn 1 – 3 ngày và độ tuổi mắc bệnh từ 2 – 3 tuần. Trong điều kiện bình thường bệnh càng kéo dài và có thêm các nguyên nhân kế tiếp xuất hiện.
– Bệnh sổ mũi truyền nhiễm (Coryza) trên gà được lây lan từ gà bệnh sang gà khoẻ mạnh. Từ gà tiếp xúc với nguồn bệnh ngoài môi trường. Đối với những trang trại chăn nuôi hỗn hợp thì tỷ lệ xảy ra bệnh còn cao hơn. Con trang trại có chăn nuôi hỗn hợp có tỷ lệ nhiễm cao hơn.
– Khi bệnh xâm nhập vào cơ thể từ 1 – 3 ngày con gà có những triệu chứng ban đầu. Sau 2 – 3 ngày, chúng sẽ lây lan ra cả đàn qua dịch tiết mang mầm bệnh hay phân gà bị nhiễm bệnh. Kết quả gây thiệt hại nặng nề cho người nuôi cả về sản lượng trứng lẫn tỷ lệ tổn thất đầu con.
Xem thêm: THỨC ĂN BỔ SUNG SUPER ACEMIN
Biểu hiện lâm sàng của bệnh coryza trên gà
– Gà lười ăn uống, có biểu hiện ủ rũ
– Số lượng trứng sản sinh giảm sút.
– Sưng đầu và sưng trán (phù đầu hay sưng trán) .
– Dịch viêm chảy ngược từ mũi vào trong sau đặc và đóng cục mủ trắng. Sờ tai vào thấy đau, sờ 2 bên mũi thấy sưng đau.
– Mắt bị viêm kết mạc làm cho hai mí mắt không nhìn thấy hoặc chỉ nhìn được một phần nhỏ. Vì vây, gà không muốn ăn uống và dẫn đến tình trạng tử vong.
– Thời gian biểu hiện bệnh có thể kéo dài 2 tuần.
– Tỷ lệ mắc bệnh có thể xảy ra trên toàn đàn nhưng tỷ lệ chết thấp. Gà khi hết bệnh có phục hồi nhưng vẫn có trùng làm lây lan ra những đàn mới.
– Giai đoạn cuối của ổ dịch một số con thở khò khè và ho. Tình trạng này do dịch viêm cô đặc trong khoang mũi gây ra.. Tỷ lệ chết tăng nhanh do nhiễm khuẩn kế phát.
Cách kiểm soát và điều trị
Đã có thuốc đặc trị sổ mũi truyền nhiễm ở gà chưa? Hiện nay, người chăn nuôi và các trang trại có thể kiểm soát bệnh thông qua 2 hình thức dưới đây:
Kiểm soát bằng các biện pháp chăm sóc an toàn sinh học.
Trong kiểm soát sự lây lan và phát triển của vi khuẩn gây bệnh Coryza chúng ta cần chú ý những điều sau:
– Ngoài những biện pháp an toàn sinh học và các bệnh lây nhiễm khác. Ta cần đặc biệt chú ý tới việc để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi theo phương pháp áp dụng “cùng vào cùng ra”.
– Vi khuẩn có thể sống được trong môi trường 2 – 3 ngày. Do đó việc để trống chuồng sau mỗi lứa nuôi sẽ là phương pháp hiệu quả nhất giúp loại trừ mầm bệnh ra khỏi trại.
– Bên cạnh đó hãy khử trùng định kỳ cho trang trại thường xuyên.
Kiểm soát dịch bệnh coryza trên gà bằng vacxin
Đây là biện pháp được sử dụng phổ biến và đem lại hiệu quả cao. Vaccine phòng Coryza cần được chủng ngừa trước 4 tuần khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gà. Lịch tiêm chủng được khuyến cáo là chủng ngừa lần một vào tuần 6. Ở một số vùng có áp lực dịch cao cần chủng ngừa lần một trước tuần 4. Sớm hơn nhằm bảo vệ đàn gà mẹ cũng như gà con giai đoạn hậu bị. Việc chủng ngừa bổ sung lần 2 được khuyến cáo sử dụng trước khi gà bắt đầu sinh sản nhằm tăng hiệu quả trong quá trình chăn nuôi.
Xem thêm: Phát hiện và điều trị bệnh cho gà nòi nhanh chóng, hiệu quả
Xử lý đàn gà khi nhiễm bệnh
Hiện nay Amoxcicylin ở nước ta cũng đang điều trị bước đầu có hiệu quả. Những loại kháng sinh khác được khuyến cáo sử dụng. Như là Streptomycin, Dihydrostreptomycin, sulphonamide, Tylosin, Erythromycin, Flouroquinolones và Gentamycin. Lưu ý khi sử dụng Gentamycin sẽ khiến cho đàn gà có biểu hiện mệt mỏi thêm vì vậy phải nâng cao sức đề kháng trước và sau khi sử dụng thuốc) .
– Trị bệnh Coryza trên gà cần thường xuyên theo dõi và giám sát đàn gà nhằm phát hiện bệnh sớm. Cần loại bỏ dần những con nghi ngờ nhiễm bệnh. Người chăn nuôi có thể căn cứ vào triệu chứng lâm sàng.
– Bổ sung những chất nâng cao sức đề kháng cho gà. Sử dụng các chất điện giải và vitamin C nâng cao hệ thống miễn dịch. Để cơ thể có thể chống chịu với bệnh.
– Bắt từng con rồi mới cho uống thuốc. Trong trường hợp số lượng lớn và có tính chất nguy hiểm. Với các đàn dưới 3.000 con nên sử dụng biện pháp này nhằm nâng cao hiệu quả điều trị và tiết kiệm chi phí điều trị.
Sử dụng thêm những chất tiêu đàm. Trong điều trị bệnh Coryza việc sử dụng những chất có tác dụng tiêu đờm là rất cần thiết và quan trọng. Vì vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp trên làm mất chất nhầy khiến cho gà không hô hấp bình thường nữa.
– Tăng cường phun thuốc định kỳ 3 ngày 1 lần để tiêu diệt mầm bệnh.
Trên đây, VietAnhVIAVET đã cung cấp những thông tin về bệnh coryza cũng như phác đồ điều trị Coryza trên gà. Mong rằng bạn có thêm những kinh nghiệm khi chăn nuôi đàn gà của mình. Cùng tham khảo thêm những thông tin hữu ích khác trên website.