Những điều cần lưu ý khi phòng và điều trị bệnh E.COLI sưng phù đầu ở heo

Bệnh E.COLI sưng phù đầu ở heo thường xảy ra vào giai đoạn trước và sau cai sữa 1-2 tuần, khi gặp các điều kiện sau: Heo bị tách mẹ (cai sữa), thay đổi thức ăn đột ngột, thay đổi thời tiết, chuyển nơi nuôi nhốt, chuồng trại thiếu vệ sinh, không được tiêm phòng đầy đủ…

* Triệu chứng
Bệnh thường xảy ra với tốc độ nhanh trong đàn thư­ờng tập trung vào các con to trư­ớc sau đó đến các con khác. Nếu không phát hiện sớm điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao 80 – 90%.

– Bệnh thư­ờng xảy ra các giai đoạn sau:
+ GĐ 1: Trong đàn đột nhiên thấy một số con có tiếng kêu khác thư­ờng.
+ GĐ 2: Sau đó heo con ỉa lỏng phân màu vàng hay ghi nhạt kém ăn, chậm chạp, nhợt nhạt, lông xù, dựng, không sốt.
+ GĐ 3: Xuất hiện triệu chứng phù vùng đầu, mí mắt, hầu họng… tiếng kêu của heo lúc này thay đổi hoàn toàn do vùng họng phù nặng.
+ GĐ 4: Heo con có biểu hiện thần kinh: đi lẹo chẹo, đi dật lùi, đâm đầu vào tường do độc gây phù não. Tiếng kêu của heo nh­ tiếng chó con. Heo chết nhanh tỷ lệ chết cao từ 40 – 90%.

* Phòng bệnh
– Vệ sinh phòng bệnh
Chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh thức ăn nước uống, chuồng trại sạch sẽ, khô ráo…
Cho heo con tập ăn càng sớm càng tốt và chế độ thức ăn thích hợp cho heo sau cai sữa.

* Thuốc phòng bệnh
– Sát trùng chuồng trại định kỳ, trước và sau khi đẻ, cai sữa.
– Tiêm VIAMOXYL LA …….1ml/10 kgTT cho nái trước khi sinh 8 giờ hoặc sau khi sinh 2 giờ, phòng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (MMA).
– Bổ sung vào thức ăn một trong các thuốc sau để kích thích tiêu hóa, kích thích miễn dịch và tăng sức đề kháng cho heo con: AZ.KTMD, B-complex K3+C, Viarmasol – 1000, Hepatol – B12.
– Trộn một trong các thuốc sau: AZYMacimin, VIAMOXYL 15S, AMCOLI – FORTE, AZ.MOXY 50S hoặc AMPI-COLI extrra vào thức ăn cho liên tục 5-7 ngày sau cai sữa (chắc chắn heo sẽ không mắc bệnh).
– Tảy giun cho heo bằng một trong các thuốc sau: VIAMECTIN 25, TẨY GIUN, … khi heo được 30 ngày tuổi và tẩy định kỳ.

Call Now Button