Bài viét thông tin chi tiết về ứng dụng, cách dùng và những lưu ý khi sử dụng kháng sinh Tetrcyclin
Mục lục
* Khái quát về kháng sinh Tetracyclin
* Ứng dụng của Tetracyclin trong thú y
* Cách dùng Tetracyclin trên động vật
* Lưu ý khi sử dụng Tetracyclin
* Khái quát về kháng sinh Tetracyclin
– Nguồn gốc và cơ chế kháng sinh
- Tetracyclin là kháng sinh tiêu biểu của nhóm Tetracyclin, chúng được tạo ra bằng cách nuôi cấy nấm Strytomyces aureofocicus hay Streptomyces virilifacieus.
- Tetracyclin có tác dụng kìm khuẩn, chúng ức chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn làm cho vi khuẩn bị tiêu diệt.
– Phổ tác dụng của Tetracyclin
- Dựa vào phổ tác dụng, Tetracyclin được xếp vào nhóm các kháng sinh có phổ tác dụng rộng, chúng tác dụng trên các chủng như: Vi khuẩn gram (+), vi khuẩn gram, ký sinh trùng như protozoa, giun đũa, giun tóc,…. Tuy nhiên do giá thành cao hơn thuốc trị giun khác nên không dùng để điều trị giun.
* Ứng dụng của Tetracyclin trong thú y
Tetracyclin được ứng dụng rộng rãi trong ngành thú y do có hoạt phổ rộng với các chỉ định sau:
- Nhiễm khuẩn đường ruột, ỉa chảy gây bởi vi khuẩn E.coli, Salmonella,…ở gia súc.
- Các bệnh liên quan đến nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản và viêm họng.
- Bệnh sảy thai truyền nhiễm.
- Các bệnh viêm nhiễm tại đường sinh dục, tử cung ở gia súc.
- Viêm vú ở gia súc.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu gia súc.
- Nhiễm khuẩn da ở gia súc.
- Viêm mắt ở gia súc.
* Cách dùng Tetracyclin trên động vật
- Hiện nay, Tetracyclin dùng cho động vật qua 1 số đường đưa thuốc như tiêm, uống hoặc dùng ngoài với liều lượng thường dùng sau:
– Đường tiêm bắp thịt.
- Trâu, bò, ngựa: dùng 2 lần/ngày với liều 2,5 – 5mg/kg thể trọng/lần.
- Dê, cừu, lợn: dùng 2 lần/ngày với liều 5 – 7,5mg/kg thể trọng/lần.
- Chó, mèo, thỏ: dùng 2 lần/ngày với liều 15 – 20mg/kg thể trọng/lần.
Trên thực tế, khi tiêm bắp Tetracyclin thường được kết hợp với thuốc tê Novocain để giảm đau cho gia súc, đặc biệt là khi tiêm với liều lớn hơn 100mg.
Chế phẩm nhũ tương thuốc trong dầu, chứa 25 mg Tetracyclin chlohydrat trong 1ml cũng được ưu tiên sử dụng hơn bởi giúp giảm số lần tiêm trong ngày
- Trâu, bò, ngựa: 15 mg nhũ tương dầu/kg thể trọng sử dụng trong vòng 1,5 – 2 ngày
- Dê, cừu, lợn: 20 – 30 mg nhũ tương dầu/kg thể trọng sử dụng trong vòng 1 – 2 ngày.
– Đường uống:
- Trâu, bò, ngựa: uống 2-3 lần/ngày với liều tổng là 20 – 30 mg/kg thể trọng/ngày
- Dê, cừu, lợn: uống 2-3 lần/ngày với liều tổng 30 mg/kg thể trọng/ngày hoặc trộn lẫn thức ăn với tỷ lệ 600 – 1000 ppm.
- Chó, mèo, thỏ: uống 2-3 lần/ngày với liều tổng 50 – 80 mg/kg thể trọng/ngày. Pha với nước, sữa, cháo.
Chú ý Tetracyclin cũng được dùng như 1 loại thuốc tăng trưởng với trường hợp gia súc non.
– Dùng ngoài:
– Dạng dùng: Thuốc mỡ Tetracyclin 3%:
- Dùng tra mắt.
- Chữa viêm vú trâu bò: bôi vào vú, 1 lần trong 24 – 36 giờ và chỉ khai thác sữa sau 3 ngày ngưng thuốc
* Lưu ý khi sử dụng Tetracyclin
- Trong quá trình sử dụng kháng sinh, để nâng cao hiệu quả và giảm thiểu tối đa tác động không mong muốn trên vật nuôi, người tiêu dùng cần lưu ý về các tác dụng phụ, độc tính cũng như những tương tác cần tránh khi sử dụng Tetracyclin.
– Tác dụng phụ
- Nguy cơ bội nhiễm bởi các mầm bệnh không nhảy cảm như nấm, men và vi khuẩn kháng thuốc khi sử dụng kháng sinh phổ rộng
- Tiêu chảy thậm chí gây tử vong có thể xảy ra ở ngựa được tiêm tetracyclin, đặc biệt nếu con vật bị căng thẳng hoặc bệnh quá năng
- Đường uống liều cao được dùng cho động vật nhai lại làm gián đoạn nghiêm trọng hoạt động của vi sinh vật trong túi nhai lại, cuối cùng tạo ra ứ máu.
- Tetracyclin gây ra sự đổi màu hơi vàng sau đó chuyển sang màu nâu ở xương và răng. Ở nồng độ cực cao, quá trình chữa lành xương gãy bị suy giảm.
- Tetracyclin tiêm nhanh qua đường tĩnh mạch có thể dẫn đến hạ huyết áp và ngã gục đột ngột. Tác dụng này có thể tránh được bằng cách truyền thuốc chậm (> 5 phút) hoặc bằng cách xử lý trước với gluconat canxi IV .
- Việc sử dụng kết hợp glucocorticoid và tetracycline thường dẫn đến giảm cân đáng kể, đặc biệt là ở động vật biếng ăn.
- Hầu như không thể tránh khỏi sưng tấy, hoại tử và đổi màu vàng tại chỗ tiêm.
– Độc tính
- Tetracyclin có khả năng gây độc cho thận và được chống chỉ định ở đối tượng suy thận.
- Tác dụng độc gan do dùng liều lượng lớn tetracyclin đã được báo cáo ở phụ nữ có thai và ở các động vật khác. Tỷ lệ tử vong cao.
– Tương tác của thuốc
- Sữa và các sản phẩm từ sữa, các thuốc kháng acid, kaolin, chế phẩm chứa sắt làm giảm sự hấp thu của Tetracyclin khi dùng đường uống
- Thuốc mê Methoxyflurane kết hợp với liệu pháp tetracycline có thể gây độc cho thận
– Thời gian ngừng thuốc
- Thời gian ngừng thuốc là khoảng thời gian tính từ thời gian dừng sử dụng thuốc đến thời điểm khai thác trứng, sữa hoặc giết mổ,… đảm bảo dư lượng thuốc tồn dư trong cơ thể vật nuôi không vượt quá quy định cho phép.
Với Tetracyclin, cần tránh giết mổ và khai thác sản phẩm vật nuôi trong thời gian như sau:
- Gia cầm và lợn : 4-5 ngày
- Gia súc : 5-7 ngày
Thời gian ngừng thuốc cũng phụ thuộc và hàm lượng Tetracyclin dùng. Lưu ý đọc kỹ hướng dẫn cụ thể cho từng hàm lượng trước khi sử dụng.
Để đảm bảo đem lại hiệu quả sử dụng cao trên từng loại động vật cũng như hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn, người tiêu dùng nên tuân thủ theo hướng dẫn được quy định bởi nhà sản xuất.
Với các thông tin cung cấp Việt Anh Viavet hy vọng sẽ đem lại những kiến thức hữu ích cho người tiêu dùng trong quá trình chăn nuôi.
Để biết thêm thông tin về các sản phẩm thuốc và thực phẩm hỗ trợ chất lượng trong chăn nuôi từ Việt Anh Viavet bạn có thể ghé thăm website: https://vietanhviavet.com/collections/san-pham