25
04/2023

Cách Phòng Và Trị bệnh Lở Mồm Lông Móng Hiệu Quả

Hiện này trên cả nước đã phất hiện ra rất nhiều ca bệnh lở mồm long móng(LMLM), và những nguy cơ ngày càng phát sinh ở ổ dịch trên đàn gia súc chưa được tiêm phòng vắc xin hoặc đàn gia súc hoặc đàn gia súc khỏe mạnh tại vùng ổ dịch cũ là rất cao. Bệnh LMLM là bệnh gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng ngành kinh tế.

Chính vì vậy, trong bài biết hãy cũng vietanhviavet tìm hiểu về cách phòng và trị bệnh lở mồm lông móng đơn giản, hiệu quả nhé.

Lở mồm long móng là bệnh gì?

Bệnh Lở mồm long móng ở gia súc là bệnh truyền nhiễm ở các loài động vật guốc chẵn, lây lan mạnh, gây ra bởi loại Virus thuộc họ Picornaviridae, giống Aphthovirus. Virus này có 7 típ là: A,O,C, Asia, SAT 1, SAT 2, SAT 3 với  60 phân típ. Ở khu vực Đông Nam Á thường xuất hiện 3 típ là O,A và Asia 1. Còn ở Việt Nam đã phát hiện típ O,A và Asia 1.

Lở mồm long móng là bệnh gì?

Nguyên nhân gây bệnh 

Bệnh lở mồm long móng thường xuất hiện ở loài động vật có móng guốc chẵn như: Trâu, bò, lợn, dê,… Ví rút thường có trong nước bọt, phân, nước tiểu, tinh dịch, sữa trong các mụn mủ của con bệnh hoặc ở trong không khí, dụng cụ, môi trường,….bệnh có thể lây trực tiếp do nhốt chung chuồng hoặc lây gián tiếp qua người chăm sóc, phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, ở các bãi chăn thả, chất thải chăn nuôi, môi trường có mầm bệnh.

Một yếu tố rất nguy hiểm là Lợn sau khi khỏi bệnh vẫn bài thải vi rút trong 1-2 tháng; Trâu bò có thể thải vi rút trong 3-6 tháng, thậm chí mang vi rút hàng năm. Bệnh lây lan mạnh, có thể từ nước này sang nước khác theo đường vận chuyển động vật, sản phẩm động vật ở dạng tươi sống (thịt cấp đông, da, xương, sừng, móng, sữa, lông… ) vì vậy  theo Tổ chức Thú y thế giới (OIE) thì đây là bệnh dịch xếp đầu tiên ở bảng A.

Nguyên nhân gây bệnh 
[21/03/2011 09:41:12] T?nh B?n Tre dang t?p trung ch? d?o các don v? ch?c nang ch? d?ng tri?n khai t?t các bi?n pháp phòng, ch?ng d?ch b?nh cho dàn gia súc, gia c?m; tang cu?ng công tác tuyên truy?n, hu?ng d?n cho ngu?i dân nâng cao nh?n th?c, t? giác th?c hi?n t?t các bi?n pháp phòng, ch?ng d?ch; cuong quy?t x? lý các t? ch?c, cá nhân vi ph?m các qui d?nh v? công tác phòng d?ch. Trong ?nh: Ki?m tra lâm sàng b?nh l? m?m long móng trên dàn bò c?a m?t h? chan nuôi ? huy?n Ba Tri. ?nh: Ðình Hu? – TTXVN

Xem thêm: Các loại kháng sinh cho cho gia súc

Triệu chứng của bệnh

Thông thường, triệu chứng long mong lở mồm ở trâu bò: thời gian nung bệnh là 2- 5 ngày, hoặc có thể lên đến 21 ngày. Trâu bò khi mắc bệnh này trong mấy ngày đầu sốt liên tục lên trên 40 độ; kém ăn hoặc bỏ bữa, miệng chảy nhiều dãi và bọt trắng như bọt xà bông, viên dạng mụn ở vùng lưỡi, lợi, vành mũi, vành móng, kẽ móng, đầu vú. Và sau đó khi mụn vỡ ra làm lở loét mồm và sau đó loét mồm và sau đó làm long móng chân.

Lở mồm long móng là bệnh gì?

Ở lợn: Thời gian nung bệnh 2-4 ngày, có thể đến 21 ngày và có các triệu chứng sốt cao liên tục 40-41,5 độ, và hay chảy dãi, xuất hiện những mụn các vùng móng chân, kẽ chân, kẽ móng, các mụn này phát triển thành các mảng lớn, vỡ ra rồi tạo thành lở loét. Khi lợn bị bệnh này sẽ ngại vận động, hay nằm, ăn ít và nên lợn mẹ không cho lợn con bú, mụn vỡ tạo vết loét có thể gây viêm vú và lợn nái mang thai sẽ bị sảy thai.

Đặc biệt nguy hiểm khi xuất hiện bệnh ở thể huỷ diệt, triệu chứng xuất hiện ở đường tiêu hoá hoặc viêm phổi, gia súc chết nhanh trong vòng 12 – 20 giờ nên chưa có triệu chứng nào gia súc đã chết ngay.

Cách trị bệnh lở mồm long móng

  • Mặc dù chưa có thuốc đặc trị virus LMLM, tuy nhiên phải điều trị các mụn mủ, các vết loét ở miệng, lưỡi, chân, núm vú … để ngừa  phụ nhiễm, sút móng, giúp thú mau lành bệnh và ít mất sức. Việc điều trị phải thực hiện cùng lúc cả điều trị tại chỗ và toàn thân.
  • Điều trị tại chỗ: Rửa các vết loét ở miệng, lưỡi, chân, móng, bầu vú bằng một trong các dung dịch như nước muối, acid citric 1% hoặc thuốc tím 1%, phèn chua 2% (hoặc dùng các loại trái cây chua như khế, chanh vắt lấy nước, nhúng vào vải gạc sạch rồi rửa nhẹ lên vết loét ở miệng, lưỡi ngày 2 lần). Sau khi rửa sạch các mụn mũ ở vú, chân bằng nước muối, lau khô, rồi dùng thuốc BIO-BLUE SPRAY để xịt vào vết thương. Các mụn loét ở chân phải băng lại để chống ruồi.

Lở mồm long móng là bệnh gì?

Phương pháp phòng chống dịch bệnh lở mồm long móng

Bệnh long móng lở mồm ở gia súc hiện chưa có thuốc điều trị, biện pháp chủ yếu là làm cho gia súc tăng sức đề kháng tự nhiên cho động vật bằng cách chăm sóc nuôi dưỡng như: Cho ăn những loại thức ăn mềm dễ tiêu, bổ sung vitamin, điện giải, các thuốc trợ lực. Ngoài ra, nên tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người hiểu biết nhiều nguyên nhân, triệu chứng và tác hại cũng như cách phòng chống bệnh. Cần giữ gìn chuồng trại luôn khô ráo, sạch sẽ, định kỳ phun sát trùng. Cuối cùng, cách ly các gia súc ốm, không chăn thả tập trung, thường sinh vệ sinh dụng cụ chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi và các phương tiện vẫn chuyển,… 

Xem thêm: Ngành chăn nuôi gà và những điều cần biết về các bệnh ở gà

 

Trên đây là toàn bộ những cách phòng và trị bệnh lở mồm long móng đơn đơn giản, hiệu quả mà vietanhviavet muốn cung cấp trong bài viết này. Hy vọng, bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm những phương pháp phòng chống bệnh phù hợp cho gia súc của mình.

Xem thêm: Lở mồm long móng – Wikipedia tiếng Việt

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger