Bệnh liên cầu lợn và những nguy hiểm trong chăn nuôi

Bệnh liên cầu lợn là bệnh do lợn nhiễm vi khuẩn Streptococcus suis gây nên. Đây được xem là một trong những bệnh nhiễm trùng mới tại Việt Nam. Loại bệnh truyền nhiễm này có thể lây từ lợn sang các loài vật khác như: chó, mèo, bò, dê …thậm chí là con người với nguy cơ gây tử vong.

Con đường truyền nhiễm bệnh liên cầu lợn

Như đã đề cập, bệnh liên cầu lợn là bệnh do lợn nhiễm vi khuẩn Streptococcus suis. Điều đáng lo ngại đầu tiên về căn bệnh này là lợn ở mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh. Nhóm dễ mắc nhất là lợn từ 5 – 10 tuần tuổi. Bệnh có khả năng lây nhiễm sang người (do serotype 2 gây ra). 

Bệnh lây lan do sự tiếp xúc giữa lợn khỏe và lợn nhiễm bệnh. Ngoài ra, bệnh cũng sẽ di truyền từ lợn mẹ nhiễm bệnh sang lợn con. Bệnh có thể lây qua đường hô hấp, qua dụng cụ chăn nuôi, các loài vật trung gian như ruồi, muỗi, rệp…

Triệu chứng bệnh liên cầu lợn

Thực tế liên cầu lợn có triệu chứng bệnh rất rõ ràng, nếu bà con lưu tâm sẽ nhanh chóng phát hiện ra bệnh. Đó có thể là: 

  • Tình trạng lợn sốt cao có thể lên tới 42,5⁰C. Kèm theo các biểu hiện lợn bỏ ăn, ủ rũ, mệt mỏi. Đôi khi, khớp xương sẽ đau dẫn tới lợn đi tập tễnh. Giai đoạn đầu, lợn xuất hiện triệu chứng thần kinh, di chuyển loạng choạng hoặc có đứng không bình thường, xiêu vẹo, nhanh chóng chuyển sang trạng thái không đứng được, tư thế opisthotonus. Bệnh nặng lợn sẽ co giật liên tục, giật cầu mắt, niêm mạc mắt nhầy chuyển sang màu đỏ rất dễ nhận biết. 

pasted image 0 2 2

  • Biểu hiện bên ngoài là xuất hiện các ổ áp xe trên da và hoại tử sau 5 tuần. Từ tuần thứ 7 trở đi, các ổ áp xe bị vỡ, dịch mủ bên trong sẽ chảy ra và có màu xanh hoặc xám đen tạo thành các vết thương hở khó điều trị. Các vết thương này nếu được điều trị chăm sóc bằng các loại thuốc thú y đặc trị tuy nhiên, sức khỏe của lợn bệnh sẽ bị ảnh hưởng phần nào. 

 

Bệnh tích của bệnh liên cầu lợn

Bệnh tích của bệnh liên cầu lợn bao gồm các biểu hiện sau: lợn bị bại huyết, viêm khớp, viêm phổi, viêm màng não, ngoài ra còn viêm nội mạc,viêm âm đạo và dẫn tới sảy thai. 

Đồng thời, não bị viêm, sung huyết, phù thũng. Viêm bao tim có fibrin. Viêm phế quản phổi có mủ, viêm kẽ phổi. 

Ở lợn trưởng thành sẽ có hiện tượng viêm khớp, chủ yếu viêm khớp ổ cối, khớp gối, khớp bàn chân nguyên nhân khiến lợn di chuyển khó khăn. Khớp sưng, màng khớp xung huyết, dịch khớp đục và nhiều bất thường. Bệnh tiến triển nặng hơn, khớp có hiện tượng viêm apxe, viêm tơ huyết. 

Sau 15 – 30 ngày mắc bệnh liên cầu khuẩn streptococcus các đột sụn bị hoại tử.

Phòng bệnh liên cầu lợn thế nào?

Một trong những phương pháp đầu tiên để phòng bệnh liên cầu lợn mà nhiều bà con bỏ qua là cách ly lợn mới ít nhất 2 tuần trước khi nhập chuồng. Đồng thời, hạn chế nuôi lợn ở mật độ cao khiến lợn bị stress. 

Chuồng trại nuôi lợn cần được sát trùng, tiêu diệt các loại vật dễ truyền bệnh như ruồi, muỗi để ngăn chặn nguồn mang vi khuẩn truyền bệnh vào trại chăn nuôi lợn. Công tác vệ sinh như độn chuồng, tẩy úy, xử lý chất thải, nước thải cần được thực hiện liên tục và thường xuyên bằng các loại thuốc sát trùng uy tín như: VIA.IODINE, VIABENCOVET – Dung dịch sát trùng chuồng trại, phòng chống các dịch bệnh khác

Thường xuyên bổ sung các loại vitamin, các chất điện giải để lợn tăng sức đề kháng như B-COMPLEX K3 + C, LIQUID HEALTH KTMD, VIAHEPA thảo dược ….

Khi phát hiện lợn mang mầm bệnh cần ngay lập tức tách riêng để điều trị. Đồng thời quá trình chăn nuôi bà con nên xét nghiệm định kỳ bệnh cho lợn để phát hiện nái mang mầm bệnh liên cầu khuẩn ở lợn.

Một lưu ý khác mà nhiều bà con bỏ qua là cần hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thương ở chân và bàn chân của lợn trong quá trình sinh sản, bằng cách đảm bảo chuồng trại phù hợp và khoa học. Liên tục kiểm tra các khớp xương của lợn trong quá trình chăn nuôi để tránh các yếu tố bất lợi cho lợn con.

Điều trị bệnh liên cầu lợn

Vi khuẩn gây bệnh mẫn cảm với các loại kháng sinh tetracycline, clindamycin, erythromycin, kanamycin, neomycin và streptomycin. Sử dụng các loại kháng sinh mầm bệnh mẫn cảm để điều trị khi con vật mắc liên cầu lợn ở thể nhẹ. 

Một số sản phẩm thuốc thú y Viavet rất muốn giới thiệu đến bà con để điều trị bệnh liên cầu lợn, rất mong bà con theo dõi 

pasted image 0 3 2

Lincomax – Sản phẩm này đặc trị viêm phổi, viêm khớp, nhiễm trùng có mủ, nhiễm trùng huyết, liên cầu lợn. Thuốc được sử dụng bằng cách tiêm bắp thịt, ngày 1 lần trong 3 – 5 ngày với liều lượng 1-2ml/10kg TT /ngày.

Ngoài ra, bà con có thể sử dụng thêm Chloramix – Trị nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa, liên cầu lợn. Thuốc có tác dụng phòng bệnh (Cứ mỗi tháng dùng một đợt 3 – 5 ngày) bằng cách trộn 1g/2 – 2,7kg thức ăn hoặc 1kg Chloramix/2 – 2,7 tấn thức ăn. Trong điều trị (dùng 5 – 10 ngày): dùng liều gấp đôi phòng bệnh.

Lưu ý khi sử dụng Chloramix 

– Liều cao gấp 5 lần không gây tác hại cho heo.

– Không dùng chung với sữa hoặc các sản phẩm chứa Canxi

Trường hợp lợn mắc bệnh nặng, có triệu chứng thần kinh cần tiến hành tiêu hủy vì điều trị không có hiệu quả kinh tế. 

Thuốc thú y Viavet – Bảo vệ toàn diện sức khỏe vật nuôi là tôn chỉ hoạt động của chúng tôi suốt 20 năm qua. Một hành trình góp hết sức mình vào ngành chăn nuôi nước nhà. 

Là một trong những máy sản xuất thuốc thú y đầu tiên tại Việt Nam đạt theo tiêu chuẩn GMP-WHO (GMP-GLP-GSP), nằm trên diện tích 20000 m² tại khu công nghiệp Liên Phương, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam. Thuốc thú y Viavet đang ngày càng phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt với mong muốn mang đến những sản phẩm thuốc thú y chất lượng, hiệu quả và giá thành tốt nhất tới bà con. 

Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ bà con những vấn đề liên quan đến chăn nuôi, sức khỏe đàn vật nuôi. Bà con vui lòng liên hệ theo thông tin sau: 

Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Liên Phương, Xã Liên Phương, Huyện 

Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 024 3376 5468 – 024 3376 5466

Email: contact@vietanhviavet.com 

            vietanhviavet@gmail.com

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger