[TỔNG QUAN] Bệnh Glasser ( Viêm Đa Xoang) trên Lợn

Bệnh lý do nhiễm haemophilus parasuis trên lợn còn gọi là bệnh Glasser (viêm đa xoang), đây là bệnh lý hô hấp có tính truyền nhiễm trên heo với đặc điểm tồn tại dai dẳng, gây ra những thiệt hại không hề nhỏ với ngành chăn nuôi lợn. Nhận được nhiều yêu cầu từ quý bạn đọc về việc cung cấp thêm các thông tin về bệnh học cũng như phòng tránh và điều trị bệnh nhiễm haemophilus parasuiss trên lợn, bài viết sau đây của Việt Anh Viavet sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến bệnh cùng bà con.

Nguyên nhân gây bệnh 

Vi khuẩn haemophilus parasuis là nguyên nhân chính gây bệnh trên lợn với tên gọi thông thường là bệnh viêm đa xoang. Bệnh nhiễm haemophilus trên lợn có thể diễn ra trên mọi lứa tuổi của lợn nhưng độ tuổi phổ biến heo nhiễm bệnh thường gặp nhất là 4-8 tuần tuổi.

Haemophilus parasuis là cầu trực khuẩn thuộc nhóm gram (-), thường hiện diện ở đường hô hấp trên và có thể phân lập từ amidan, khoang mũi và khí quản của heo. Trong một vài ngày sau sinh, vi khuẩn Haemophilus parasuis có thể xâm nhập vào heo con và gây bệnh thông qua đường hô hấp (mũi) do tiếp xúc. 

Bệnh có thể lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc trực tiếp với lợn nhiễm bệnh hoặc lợn được nuôi cùng trong một không gian chật hẹp. Ngoài ra bệnh nhiễm haemophilus trên lợn có thể lây truyền gián tiếp qua người làm việc trong trại. Bệnh viêm đa xoang thể cấp tính có thể xảy ra ở nhiều ô chuồng chăn nuôi lợn do khí dung và không khí chuyển động làm lan truyền mầm bệnh giữa các khu vực với nhau. 

Đặc biệt vi khuẩn dễ tấn công lợn khỏe mạnh và xâm nhập vào hệ thống hô hấp của heo khỏe mạnh trong điều kiện thời tiết thay đổi hay các yếu tố gây nên tình trạng stress. Các yếu gây stress trên lợn khiến bệnh phát triển nhanh hơn có thể kể đến như:

  • Thay đổi thời tiết đột ngột, độ ẩm không khí cao 
  • Chuồng nuôi có độ thông thoáng kém
  • Chuyển chuồng
  • Thức ăn thay đổi đột ngột
  • Cai sữa 

Cac yeu to gay stress tren lon

Triệu chứng nhận biết bệnh nhiễm haemophilus parasuis trên heo

Heo nhiễm haemophilus parasuis thường tiến triển bệnh ở 2 thể là thể cấp tính và thể mãn tính. Để nhanh chóng phát hiện bệnh, người chăn nuôi cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh để kịp thời đưa ra các chẩn đoán và hướng xử lý kịp thời.

Thể cấp tính

Thể bệnh cấp tính trên heo thường xảy ra một cách đột ngột, không có dấu hiệu cảnh bảo trước. Các triệu chứng bệnh lâm sàng điển hình ở thể bệnh viêm đa xoang cấp tính trên heo bà con cần nắm rõ bao gồm: 

  • Heo có dấu hiệu sốt từ 40,5 – 42⁰C
  • Heo xuất hiện tình trạng ăn ít hoặc bỏ ăn 
  • Nhịp tim tăng lên khoảng 160 lần/phút 
  • Niêm mạc mắt bị đỏ 
  • Heo thở khó, thở nhanh 
  • Ho với đặc điểm cơn ho ngắn 2-3 cái
  • Heo thường la chói tai vì đau khớp, một số khớp bị sưng nóng, đau, thường gặp ở các khớp cổ chân. 
  • Heo đi chậm chạp, có dáng ngồi như chó ngồi (2 chân sau choạng ra), đôi khi ngã về một bên
  • Một số heo có triệu chứng viêm màng não với biểu hiện co giật, run cơ. 
  • Heo đi chậm chạp, 2 chân sau loạng choạng và hay ngã về một bên. 

Diễn biến bệnh kéo dài 2- 5 ngày, sau đó heo sẽ chết. 

Thể mãn tính

Thể bệnh mãn tính của bệnh nhiễm haemophilus parasuis trên heo thường khiến heo trở nên nhợt nhạt và phát triển chậm. Với tỷ lệ nhiễm bệnh khoảng 10 – 15%, tuy nhiên trong số heo nhiễm bệnh thể mãn tính nếu xuất hiện tình trạng viêm màng bao tim kéo dài có thể gây chết. Trường hợp phát hiện heo nhiễm bệnh thể mãn tính cần tiến hành thải loại luôn tránh lây nhiễm toàn đàn bên cạnh đó việc điều trị với heo bệnh mãn tính không có hiệu quả.

Cách phòng bệnh nhiễm haemophilus parasuis hiệu quả trong chăn nuôi heo

Cach phong benh nhiem haemophilus parasuis hieu qua trong chan nuoi heo

Trong quá trình chăn nuôi việc dự phòng bệnh luôn được các chủ chăn nuôi đặt lên hàng đầu vì thực tế đây là là biện pháp giúp giảm thiểu được tối đa những thiệt hại về kinh tế do bệnh tật đem lại. Trong dự phòng bệnh nhiễm haemophilus parasuis trên heo, để đem lại hiệu quả tốt nhất các chủ chăn nuôi cần tuân thủ thực hiện đầy đủ và đúng các biện pháp dự phòng theo hướng dẫn.

Vệ sinh chuồng trại

Vệ sinh phòng bệnh đảm bảo an toàn sinh học là điều kiện bắt buộc và tối thiểu cần được thực hiện trên tất cả chuồng trại và khu vực chăn nuôi. Quá trình vệ sinh phòng bệnh cần đảm bảo một số tiêu chí sau:

  • Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, định kỳ phun thuốc sát trùng chuồng trại, vật nuôi bằng các thuốc sát trùng, khử khuẩn như Fordecid, Via Iodine, Via bencovet.
  • Đảm bảo khu vực chăn nuôi có nhiệt độ thích hợp, độ thông thoáng tốt, mật độ nuôi hợp lý không quá cao.
  • Tránh lẫn lộn các đàn nuôi có nguồn gốc khác nhau.
  • Thực hiện chương trình “cùng vào, cùng ra” để kiểm soát bệnh trên những đàn đã nhiễm bệnh. 

Phòng bệnh bằng vacxin

Sử dụng vacxin trong phòng bệnh luôn là biện pháp đem lại hiệu quả cao nhất cho đàn chăn nuôi. Trong dự phòng bệnh nhiễm haemophilus parasuis trên heo, nên sử dụng vacxin chế từ H. parasuis được phân lập từ cơ sở giết bằng formalin hay merthiolate (Autovaccine) sẽ cho kết quả khả quan hơn.

Trước khi tiến hành tiêm vacxin cho cho đàn heo, cần xác định được chính xác loại vi khuẩn thường gây bệnh tại trại chăn nuôi để có thể lựa chọn được đúng loại vacxin phù hợp với chủng gây bệnh. Bên cạnh việc lựa chọn việc vacxin cho đàn lợn, lịch tiêm cùng hướng dẫn sử dụng cần được thực hiện dưới sự tư vấn của các chuyên gia y tế.

Sử dụng thuốc phòng bệnh

Bên cạnh biện pháp vệ sinh chuồng trại cùng tiêm vacxin dự phòng bệnh cho đàn lợn, việc sử dụng thêm thuốc phòng bệnh vào các thời điểm nguy cơ cao phát bệnh trên heo như khi có điều kiện bất lợi về thời tiết, chuyển đàn, nhập đàn, cai sữa…  cũng giúp giảm thiểu tỷ lệ nhiễm bệnh trên heo.

Dieu tri benh nhiem haemophilus parasuis tren heo 1

Bổ sung vào chế độ ăn của lợn một trong số các kháng sinh như: 

  • Az moxy 50S (Amocixilin) liều dùng 1g/50kgTT/ngày hoặc 150g/100kgTT/ngày
  • Sanfo. Flomax (Florfenicol) dùng liều 1g/kgTĂ/ngày hoặc 2Kg/tấnTĂ/ngày.
  • Đồng thời bổ sung thêm 1 số chế phẩm có tác dụng cung cấp dưỡng chất, trợ sức, trợ lực giúp tăng cường sức đề kháng cho heo như: 
  • Liquid health KTMD với thành phần là các acid amin, vitamin và khoáng chất và đặc biệt có Monoamonium glycyrrhizinate – thảo dược – có tác dụng kháng virus. Nhờ đó sản phẩm có tác dụng tiêu diệt, giảm nhanh sự lây lan của mầm bệnh, giảm tỷ lệ nhiễm bệnh trên đàn heo.

 

Ngoài các biện pháp trên, trong quá trình phòng bệnh cho đàn nuôi, các chủ chăn nuôi cần lưu ý đảm bảo dinh dưỡng phù hợp, cân đối giữa các nhóm chất dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe cho heo. Và cần lưu ý một vấn đề quan trọng đó là giảm các yếu tố gây stress trên đàn heo.

Điều trị bệnh nhiễm haemophilus parasuis trên heo

Trong quá trình chăn nuôi, ngay khi phát hiện trong đàn bắt đầu có heo ốm, chán ăn, bỏ ăn cần nhanh chóng chẩn đoán liệu heo có nhiễm haemophilus parasuis hay không. Bệnh glasser rất dễ nhầm lẫn với các bệnh lý hô hấp khác như viêm phổi màng phổi hay suyễn heo. Cần theo dõi các triệu chứng lâm sàng và yêu cầu sự hỗ trợ tư vấn từ các chuyên gia y tế. 

 

Ngay khi chẩn đoán được chính xác heo nhiễm bệnh, cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Trong phác đồ điều trị bệnh nhiễm haemophilus parasuis trên heo cần phối hợp sử dụng các nhóm thuốc như kháng sinh, kháng viêm, trợ sức trợ lực, và men tiêu hóa với phác đồ điều trị có thể sử dụng như sau:

Thuốc kháng sinh

Với nguyên nhân gây bệnh là vi khuẩn Haemophilus parasuis là một vi khuẩn gram (-), cần sử dụng loại kháng sinh nhạy cảm như: Amoxicillin (Via gentamox, Viamoxyl, Viamoxyl 15S…), Ceftiofur (Ceftiketo, …) Các sản phẩm nên sử theo hướng dẫn của chuyên gia y tế hoặc hướng dẫn trực tiếp trên bao bì sản phẩm.

Kháng viêm

Trong điều trị bệnh nhiễm haemophilus cho lợn cần sử dụng thêm nhóm thuốc kháng viêm với một số hoạt chất thường được sử dụng như:Ketoprofen, Dexamethasone.

Bà con có thể tham khảo sử dụng sản phẩm Azketopro với hoạt chất ketoprofen và Dexason với thành phần Dexamethason, là các sản phẩm có tác dụng tiêu viêm được nhiều khách hàng tin tưởng trong điều trị cho vật nuôi.

Nhóm thuốc trợ sức trợ lực

Sử dụng nhóm thuốc trợ sức, trợ lực trong điều trị bệnh nhiễm haemophilus trên heo là vô cùng cần thiết. Việc bổ sung các chất dinh dưỡng sẽ giúp heo nhanh chóng khỏi bệnh và giảm thiểu được nguy cơ tử vong. Một số sản phẩm có thể sử dụng với hiệu quả đã được kiểm chứng như: AZ GLUCO KC BAMIN, LIQUID HEALTH KTMD, Gluco KCE Captox

Men tiêu hóa

Với phác đồ điều trị có chứa kháng sinh, sau khi kết thúc đợt điều trị bệnh với kháng sinh, bà con cần chủ động bổ sung men tiêu hoá 2 – 3 ngày để giúp ổn định hệ vi sinh vật đường ruột cho vật nuôi, men tiêu hóa cao cấp Azymcemin sẽ giúp heo tiêu hoá tốt hơn và hồi phục nhanh hơn.

Với mỗi phác đồ điều trị đưa ra, bà con cần tiến hành điều trị cho heo nhiễm bệnh theo đúng hướng dẫn để đảm bảo đem lại hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bài viết với đầy đủ các thông tin hữu ích được tổng hợp từ các chuyên gia y tế đầu ngành thú y đến từ công ty thuốc thú y Việt Anh Viavet hy vọng đã phần nào giải đáp được các thắc mắc cũng như cung cấp thêm các thông tin hữu ích đến với bà con trong quá trình chăn nuôi. Với phương châm và mục tiêu góp phần xây dựng một nền chăn nuôi vững mạnh, Việt Anh Viavet luôn cố gắng đem lại những sản phẩm sáng tạo nhất, chất lượng nhất và giá thành tốt nhất đến bà con chủ chăn nuôi.

Mọi thắc mắc về quy trình chăn nuôi, bệnh học trong chăn nuôi, thuốc thú y sử dụng trong chăn nuôi, bà con vui lòng liên hệ trực tiếp hotline: 0981 402 192

 

 

CÁC BỆNH KHÁC
backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger