[LƯU NGAY] Cách dự phòng BỆNH ĐÓNG DẤU trên lợn hiệu quả

Là bệnh lý truyền nhiễm xuất hiện quanh năm đặc biệt vào thời điểm mùa nóng khi có sự thay đổi đột ngột của thời tiết, stress… bệnh đóng dấu lợn là một bệnh lý phổ biến trong chăn nuôi. Do tính lây truyền đơn giản nên bệnh dễ phát tán rộng rãi gây ảnh hưởng đến hiệu suất chăn nuôi. Bài viết dưới đây Việt Anh Viavet sẽ hướng dẫn đến bà con cá phòng bệnh đóng dấu lợn hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh đóng dấu (son) trên lợn

Bệnh đóng dấu lợn là bệnh lý truyền nhiễm do trực khuẩn Gram dương Erysipelothrix rhusiopathiae gây ra với đa dạng các chủng khác nhau với độc lực cao. Tuy nhiên chỉ có các chủng vi khuẩn có kháng nguyên A và B mới có khả năng gây bệnh đóng dấu trên lợn.
 
Vi khuẩn Erysipelothrix rhusiopathiae có thể tồn tại trong bóng râm 3 – 4 tuần, trong các xác chết 7- 9 tháng và trong đất hàng trăm ngày. Do đó chúng được tìm thấy nhiều trong đất, nước, phân… vì thế chúng còn có tên là trực trùng thổ nhưỡng.

Dịch tễ bệnh

Bệnh đóng dấu trên lợn xảy ra quanh năm và ở mọi lứa tuổi của lợn, nhưng chủ yếu xảy ra vào thời điểm giao mùa (mùa xuân sang mùa hè) đặc biệt với điều kiện chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát sinh, phát triển xâm nhập vào cơ thể lợn.

Dich te benh dong dau lon

Bệnh có thể phát triển rộng rãi trên đàn chăn nuôi do khả năng lây nhiễm nhanh chóng có thể qua hình thức trực tiếp từ lợn ốm sang lợn khỏe hoặc gián tiếp qua đường tiêu hóa: thông qua thức ăn, nước uống, các chất bài tiết có nhiễm mầm bệnh hoặc do vận chuyển, mổ thịt lợn mắc bệnh. Một số trường hợp bệnh đóng dấu lợn có thể lây nhiễm thông qua vết thương ở da, niêm mạc.

Triệu chứng nhận biết bệnh đóng dấu trên lợn

Do khả năng lây lan nhanh chóng, do đó cần nhanh chóng phát hiện bệnh đóng dấu trên lợn thông qua các triệu chứng lâm sàng để có biện pháp cách ly và điều trị kịp thời nhằm hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế do bệnh lý đem lại.
Thời kỳ ủ bệnh đóng dấu trên lợn rất khác nhau, có thể kéo dài từ 1 – 8 ngày tuỳ thuộc vào chủng vi khuẩn gây bệnh và các yếu tố thúc đẩy. Tại Việt Nam, bệnh thường diễn ra ở ba thể: quá cấp, cấp tính và mãn tính.

Thể quá cấp

Tỷ lệ lợn mắc bệnh thể quá cấp hay còn gọi là “ đóng dấu trắng” thường khá thấp, nếu xảy ra thì thường gắn liền với việc chuyển đàn, chuyển chuồng, vận chuyển xa hoặc ở diễn ra tại các khu vực chuồng trại có điều kiện ẩm thấp, ngột ngạt, tối tăm và sử dụng nước ao tù phục vụ quá trình chăn nuôi. Đặc điểm của thể bệnh quá cấp trên lợn:

  • Bệnh xảy ra đột ngột.
  • Sốt nhanh và rất cao : 42- 43⁰C.
  • Lợn mất sức mệt mỏi
  • Da trắng bệch
  • Lợn chết sau vài giờ hoặc sau 1 ngày.

Thể cấp tính

Bệnh đóng dấu trên lợn ở thể cấp tính thường xuất hiện trên đối tượng là lợn có độ tuổi từ 3-5 tháng, dưới ảnh hưởng trực tiếp các yếu tố gây stress như chuồng trại ẩm thấp, nóng bức, ngột ngạt, hay vận chuyển, thay đổi thời tiết, thức ăn và nước uống đột ngột …. Thể cấp tính trên lợn được đặc trưng bởi 1 số triệu chứng bệnh lâm sàng sau:

  • Xuất hiện bất ngờ cùng triệu chứng sốt nhanh và rất cao từ 42 – 43⁰C.
  • Lợn bỏ ăn, nằm bẹp, nhanh chóng suy sụp.
  • Xuất hiện tình trạng nôn mửa, bí đái, bí ỉa, viêm mí mắt yếu chân và phần mông sau trên một số vật nuôi nhiễm bệnh.
  • Sau 2 – 3 ngày nhiễm bệnh, từng đám đỏ xuất hiện trên da các khu vực lưng, vai và các vùng da mềm như vùng bụng, bẹn háng, tai, cổ…. Khi ấn ngón tay mạnh vào các đám da đỏ thì màu đỏ biến mất và trở nên tái nhợt trong một thời gian rất ngắn sau đó lại biến thành màu đỏ, đây là dấu hiệu giúp phân biệt bệnh đóng dấu và bệnh tụ huyết trùng.

Trieu chung dong dau lon

Trường hợp vi khuẩn đã khu trú ở tim và ở phổi, lợn sẽ thở dốc một cách rất khó khăn, tim đập mạnh và các đám da đỏ đã chuyển màu sang thâm. Nếu không được  điều trị kịp thời thì tỷ lệ lệ chết sau vài ngày nhiễm bệnh lên tới 50 – 85%, số ít còn lại sẽ chuyển sang dạng bệnh mãn tính.

Thể mãn tính

Thể mãn tính đóng dấu lợn được đặc trưng bởi các triệu chứng điển hình như:

  • Lợn từ từ giảm sốt xuống 41- 41,5⁰C hoặc thấp hơn.
  • Các nốt son chuyển thành các nốt viêm loét hoại tử da tại các khu vực như lưng, hai bên vai, mông và chân.
  • Các nốt loét da có hình vuông, hình thoi, hình bình hành, ít khi có hình tròn với kích thước khác nhau từ 1- 10cm².
  • Các biểu hiện của nhiễm trùng huyết giảm dần
  • Trường hợp lợn nhiễm bệnh do viêm tim, xuất hiện biểu hiện thở dốc khó khăn, da phần mõm, tai và bụng bị tím tái do thiếu oxy.
  • Lợn nhiễm bệnh ở thể mãn tính nhanh chóng hồi phục và khỏe trở lại trong thời gian từ 5-12 ngày.

Cách dự phòng bệnh đóng dấu lợn hiệu quả

Để dự phòng bệnh hiệu quả cho đàn lợn, chủ chăn nuôi cần tiến hành phối hợp thực hiện nhiều biện pháp phòng tránh để có thể đem lại hiệu quả tốt nhất. Các biện pháp dự phòng cần được tiến hành đầy đủ và định kỳ theo hướng dẫn được khuyến cáo.

Phòng bệnh bằng Vacxin

Hiện nay việc sử dụng các chế phẩm vacxin để dự phòng bệnh lý cho vật nuôi được đánh giá là đem lại hiệu quả tốt nhất. Tương tự trong dự phòng bệnh đóng dấu lợn cần tiến hành tiêm vacxin dự phòng bệnh cho tất cả lợn trong đàn theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế.
Trên thị trường hiện nay có lưu hành nhiều chế phẩm vacxin có tác dụng dự phòng bệnh đóng dấu lợn với nguồn gốc nước ngoài và cả Việt Nam. Tuy nhiên trước khi tiến hành tiêm, cần chọn đúng loại vacxin phù hợp với chủng vi khuẩn thường gây ra bệnh tại địa phương để đem lại hiệu quả sử dụng tối đa

Phong benh dong dau lon

Với chế phẩm vacxin do Việt Nam sản xuất hiện đang được tiêm cho lợn cai sữa để dự phòng bằng 2 mũi tiêm, mũi 1 tiêm vào lúc 35- 45 ngày tuổi và sau 2 tuần thì tiêm mũi 2. Miễn dịch tạo thành do tiêm vacxin sẽ kéo dài khoảng 3- 6 tháng đủ cho một đời lợn thịt. Tuy nhiên với lợn được sử dụng làm giống phải tiêm định kỳ 2 – 3 lần/năm. Cần tiêm cho lợn nái trước khi đẻ 15 ngày và lợn đực trước khi phối giống 15 ngày để dự phòng bệnh đóng dấu.

Vệ sinh phòng bệnh

Bên cạnh phương pháp tiêm vacxin, việc vệ sinh phòng bệnh để dự phòng bệnh là yếu tố quan trọng không thể bỏ qua. Cần thực hiện công tác vệ sinh thú y trong khu chăn nuôi một cách thường xuyên và định kỳ.

  • Vệ sinh chuồng trại, đảm bảo chuồng trại thông thoáng, tránh ẩm thấp, đầy đủ ánh sáng
  • Định kỳ làm sạch, vệ sinh chuồng trại bằng các dung dịch sát khuẩn như Viaiodine, ViaBencovet, Fordecid.
  • Thường xuyên cọ rửa máng ăn, máng uống trong chuồng, dụng cụ vận chuyển…
  • Đảm bảo mật độ chăn nuôi thích hợp.

 
Ngoài ra, trong quá trình chăn nuôi cần sử dụng thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh thú y. Cung cấp cho lợn các bữa ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn phát triển của lợn nhằm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho đàn chăn nuôi.

Phác đồ điều trị

Trường hợp lợn nhiễm bệnh đóng dấu lợn, dựa vào tình trạng bệnh lý, và thể bệnh mà sẽ có hướng điều trị phù hợp, dựa theo tư vấn từ các chuyên gia y tế. Tuy nhiên trong bài viết, các chuyên gia y tế tại Việt Anh Viavet sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số phác đồ điều trị đã được áp dụng trong lâm sàng chăn nuôi và đem lại hiệu quả điều trị tích cực.
Vì là bệnh lý truyền nhiễm do vi khuẩn gây ra, nên nguyên tắc điều trị chính của bệnh đó là sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị nguyên nhân và các thuốc bổ trợ để giúp lợn nhiễm bệnh nhanh chóng phục hồi

Thuốc kháng sinh

Vi khuẩn gây bệnh thuộc nhóm vi khuẩn Gram dương, nhạy cảm với một số kháng sinh như: Ampicillin (Ampi-Coli Forte), Amoxicillin (Az-Moxy 50SViamoxyl), Cloxacillin, Ceftiofur (Ceftiketo), Fosfomycin (Fotyket ORT), Gentamycin (Gentamax). Trong phác đồ điều trị bệnh đóng dấu lợn có thể sử dụng độc lập từng loại kháng sinh hoặc kết hợp để đem lại hiệu quả điều trị tốt hơn. nhưng khi kết hợp thì hiệu quả điều trị tốt hơn nhiều.

Dieu tri benh dong dau lon

Thuốc hạ sốt, thuốc bổ

Trong quá trình điều trị bệnh đóng dấu trên lợn, cần sử dụng thuốc hạ sốt để giảm sốt cho lợn nhiễm bệnh và các thuốc trợ sức, trợ lực cũng như bổ sung điện giải để giúp vật nuôi nhanh chóng hồi phục sức khỏe. Bà con có thể tham khảo sử dụng một số sản phẩm sau:

  • Az- para C với thành phần chính là paracetamol kết hợp cùng một số tác dược như betaglucan, kẽm gluconate, acid ascorbic có tác dụng hạ sốt, tăng sức đề kháng, kích thích miễn dịch, cân bằng điện giải và hỗ trợ tích cực trong điều trị bệnh lý ở giai đoạn cấp tính
  • VIAGINE + C là sự kết hợp hoàn hảo giữa Analgin hàm lượng cao có tác dụng hạ sốt, giảm đau và Vitamin C giúp tăng sức đề kháng, hồi sức với lộ trình điều trị trong 3-5 ngày.
  • AZ.KTMD (Beta Glucan C) là sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng cũng như giúp lợn nhiễm bệnh nhanh chóng phục hồi thông qua việc bổ sung các vitamin, khoáng, acid amin và đặc biệt là Beta-Glucan cho vật nuôi.

Tham khảo thêm nhiều sản phẩm trợ sức, trợ lực khác tại danh mục sản phẩm bổ sung vitamin, khoáng chất.
 
Các thông tin hữu ích được tổng hợp và chỉnh sửa từ các chuyên gia y tế tại Việt Anh Viavet chắc chắn đã đem lại nhiều thông tin cho bà con trong quá trình chăn nuôi cũng như dự phòng bệnh đóng dấu lợn. Mọi thắc mắc cùng câu hỏi liên quan vui lòng liên hệ trực tiếp hotline: 0981 402 192
Việt Anh Viavet – đơn vị sản xuất thuốc thú y hàng đầu Việt Nam với kinh nghiệm hơn 10 năm hoạt động đã cung cấp hơn 200 mẫu sản phẩm đến quý khách hàng trên toàn Việt Nam cùng thế giới, rất vui lòng được đồng hành cùng quý bạn đọc, bà con trong công cuộc xây dựng hệ thống chăn nuôi vững mạnh.

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger