Dấu hiệu nhận biết hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên lợn không thể bỏ qua

Hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên heo (PRRS) hay còn gọi là bệnh tai xanh là một trong những bệnh lý quan trọng trên heo mà người chăn nuôi cần đề phòng. Để giúp bà con nhận biết được sớm được dấu hiệu bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời cũng như ngăn chặn bệnh lây lan diện rộng, cùng theo dõi bài viết từ Việt Anh Viavet sau:

1 1 1

* Nguyên nhân gây hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên heo

  • Hội chứng rối loạn sinh sản hô hấp trên heo ( Porcine Reproductive & Respiratory Syndrome) được biết với tên thường gọi là bệnh tai xanh, bệnh lý này do virus thuộc họ Togaviridae gây ra. Được coi là một bệnh lý quan trọng trên heo cần phát hiện sớm vì đây là một bệnh lý truyền nhiễm có khả năng lây lan bệnh nhanh với nguồn lây chính là heo nhiễm bệnh. 
  • Virus gây bệnh có thể được truyền trực tiếp từ heo mẹ đang mang thai nhiễm bệnh sang cho heo con thông qua nhau thai. Hoặc có thể phát tán nguồn bệnh trực tiếp thông qua chất thải chứa mầm bệnh như : nước bọt, dịch mũi, nước bọt, dịch mũi, tinh dịch, phân, nước tiểu, hạch, phổi,…
  • Các nguồn dẫn virus vào trong trại nuôi chủ yếu thông qua các yếu tố sau: Heo mới nhập đàn, phương tiện vận chuyển, kỹ thuật viên, người vào thăm viếng trại, vật dụng chăn nuôi,… đặc biệt hơn đó là nguồn không khí từ trang trại kế cận (có nhiễm bệnh) do virus có thể phát tán trong không khí với khoảng cách có thể từ 3 -5 km.  
  • Mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của bệnh đem đến cho vật nuôi cùng trang trại thay đổi theo đàn, hộ chăn nuôi cùng tình trạng miễn dịch của đàn heo, hệ vi sinh vật gây bệnh tại trại, kỹ thuật chăm sóc, quản lý…

* Các triệu chứng giúp nhận biết bệnh

Để giúp bà con dễ dàng nhận biết sớm được heo nhiễm bệnh để có biện pháp cách ly, điều trị và phòng ngừa lây lan kịp thời có thể dựa vào một số dấu hiệu bệnh lý sau để nhận biết bệnh tai xanh trên heo. Về cơ bản khi heo nhiễm bệnh đa số sẽ xuất hiện trình trạng sốt cao, với nhiệt độ > 40⁰C, phổ biến ở mức 41⁰C, bên cạnh đó sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng liên quan đến rối loạn sinh sản và hô hấp. Tùy thuộc vào từng loại heo sẽ có các biểu hiện bệnh khác nhau: 

  • Với nái hậu bị và cạn sữa sẽ xuất hiện tình trạng chậm động dục và tỉ lệ đậu thai thấp
  • Với nái mang thai: Thai khô, sảy thai, chết thai, có thể chiếm đến 50% số lượng toàn đàn. Sau khi sảy thai, cơ thể nái trở nên suy nhược và gầy ốm. Một số nái da bắt đầu ửng đỏ, khó thở do viêm phổi, kém ăn và tai tím sau đó chuyển thành màu xanh.

2 6

  • Trên nái đẻ và nuôi con bắt đầu xuất hiện tình trạng biếng ăn, lười uống nước mất sữa, viêm vú, đẻ sớm 2-3 ngày, da biến màu, đờ đẫn hôn mê.
  • Trên heo con: Mức độ trầm trọng phụ thuộc vào kháng thể của cơ thể mẹ truyền sang. Nếu heo con sinh ra yếu ớt, tai xanh tỷ lệ chết cao trong giai đoạn theo mẹ (18-20%), chết ngay khi sinh (30%) . Bên cạnh đó heo con có hiện tượng sốt, chảy nước mũi, da vùng tai xuất hiện các mảng đỏ, sau đó chuyển sang tím, da phồng rộp, viêm phổi khó thở, mắt đỏ có dử, chân yếu và tỷ lệ chết khá cao
  • Heo nọc (Đực giống): Bỏ ăn, đờ đẫn, hôn mê, khó thở. Da đỏ, giảm hưng phấn, mất tính dục, chất lượng tinh kém…
  • Heo con sau cai sữa và heo choai: Chán ăn ho nhẹ, lông xơ xác… Rất dễ ghép với các bệnh khác: viêm đa xoang đa màng (glasser), viêm  phổi màng phổi (APP), tiêu chảy, kiệt sức,… tỷ lệ chết đến 15%

* Cách phòng bệnh tai xanh trên heo

Để dự phòng được bệnh tai xanh trên heo, hiện nay được thực hiện chủ yếu qua 2 biện pháp đó là sử dụng thuốc phòng bệnh và chích vacxin.

– Thuốc phòng bệnh

  • Để dự phòng được bệnh tai xanh trên heo, việc bổ sung một số thuốc sau nhằm nâng cao sức kháng bệnh tự nhiên của heo  là cần thiết. Bà con có thể cho heo sử dụng một số chế phẩm chất lượng và hiệu quả cao như: Beta glucan C, Gluco KCE Captox, Ulyte Vit C, Lyquid health KTMD, Azym acimin,… Trên đây đều là các sản phẩm có tác dụng tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi thông qua việc bổ sung các vitamin, khoáng chất, các vi sinh có lợi cho hệ tiêu hóa,…. Các sản phẩm được sản xuất bởi Việt Anh Viavet là một trong những công ty sản xuất thuốc thú y tiên phong tại Việt Nam, hiện đang cung cấp nguồn lớn các sản phẩm chất lượng cho hệ thống chăn nuôi trên toàn quốc được bà con tin dùng.
  • Bên cạnh đó, để ngăn chặn nguồn lây bệnh cần dùng thuốc khử trùng Fordecid (chất diệt khuẩn)  phun tẩy định kỳ 2 lần/ tuần bên ngoài chuồng nuôi, bên trong chuồng nuôi phun Via idodine (thuốc khử trùng chuồng trại), bencovet (thuốc sát trùng chuồng trại)  định kỳ 2 lần/ tuần.

– Chích vacxin

3 5

  • Chích vacxin cho heo sẽ giúp hạn chế được đáng kể nguy cơ nhiễm bệnh trên heo. Cần tiến hành chích vacxin cho heo theo hướng dẫn của nhà sản xuất, nếu ở vùng dịch lưu hành thì phải chích cho heo sớm hơn. Lưu ý, cần thực hiện tốt quy trình an toàn sinh học. 

* Điều trị

Dù là một bệnh lý quan trọng trên heo với khả năng lây lan bệnh nhanh chóng, tuy nhiên hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp trên heo nếu được điều trị đúng phương pháp, dùng đúng thuốc chắc chắn sẽ khỏi. Trong phác đồ phối hợp điều trị bệnh tai xanh trên heo, để điều trị dứt điểm bệnh, cải thiện sức khỏe cho vật nuôi sau nhiễm bệnh cùng ngăn chặn tái phát bệnh, cần kết hợp sử dụng 3 nhóm thuốc sau:

  • Dùng thuốc bổ trợ nâng ca​o sức đề kháng và kháng sinh chống kế phát

– Đối với heo thịt và heo lẹo (đực giống)

Phác đồ 1

  • Az Para: 1g/15kgTT, pha nước cho heo uống liên tục 7 ngày
  • Beta glucan C: 1g/15kgTT, trộn thức ăn hoặc pha nước cho heo uống liên tục 7-10 ngày
  • Az.doxy 50S: 1g/35-40kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày
  • Maxflor LA: 1ml/25-30kgTT, ngày tiêm 1 lần, liên tục 5 ngày
  • AZ tosal 1ml/10kgTT, chích bắp thịt, ngày 1 lần

Phác đồ 2:

  • Az Para: 1g/15kgTT, pha nước cho heo uống liên tục 7 ngày
  • Beta glucan C: 1g/15kgTT, trộn thức ăn hoặc pha nước cho heo uống liên tục 7-10 ngày
  • Floazmax 50: 1g/40kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày
  • Az flo-doxy: 1ml/10-15kgTT, ngày tiêm 1 lần, liên tục 5 ngày
  • AZ tosal: 1ml/10kgTT, chích bắp thịt, ngày 1 lần

– Đối với heo nái

  • Az Para: 1g/15kgTT, pha nước cho heo uống liên tục 7 ngày
  • Beta glucan C: 1g/15kgTT, trộn thức ăn hoặc pha nước cho heo uống liên tục 7-10 ngày
  • Azmoxyl 50S: 1g/35-40kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày
  • Viamoxyl 15%: 1ml/10kgTT, chích bắp thịt, ngày 1 lần, tiêm liên tục 5 ngày

– Thuốc chống viêm, giảm đau, hạ sốt, trợ lực, kích thích miễn dịch

  • Bên cạnh việc sử dụng các thuốc kháng sinh để điều trị nguyên nhân bệnh cùng các chất trợ lực giúp tăng sức khỏe cho heo, việc phối hợp sử thuốc chống viêm giảm đau, hạ sốt, trợ lực, kích thích miễn dịch sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh trên vật nuôi và hạn chế được những biến chứng nguy hiểm trên heo. 

4 3 1

Một số chế phẩm thuộc nhóm thuốc này được bà con sử dụng hiệu quả và tin dùng như: Gluco KC bamin (tăng lực, tăng sức đề kháng, hạ sốt, giảm đau, tiêu viêm) , Az.ketopro (thuốc hạ sốt), beta glucan C (tăng sức đề kháng), ulyte vit C (Bổ sung vitamin và điện giải). Trước khi sử dụng cần tham khảo kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất.

– Phun thuốc sát trùng trong thời gian heo bệnh

  • Để hạn chế tình trạng tái phát bệnh cũng như lan lan bệnh rộng rãi hơn sang các con khác hay các khu vực chuồng trại khác, cần sử dụng thuốc sát trùng như via iodine, bencovet pha tỷ lệ 1/200 phun định kỳ ngày 1 lần, liên tục đến khi nào trại hết dịch để loại trừ mầm bệnh.

Với các dấu hiệu nhận biết bệnh, cùng phác đồ phòng bệnh, điều trị bệnh chi tiết được cung cấp từ các chuyên gia y tế hàng đầu tại Việt Anh Viavet, hy vọng bà con có thể hạn chế được tối đa mức độ nhiễm bệnh cũng như điều trị tốt cho heo nhiễm hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ hotline: 0981 402 192 để được tư vấn chi tiết

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger