Nhắc đến các bệnh lý hô hấp thường gặp trên heo, không thể không kể đến bệnh suyễn lợn hay còn gọi là bệnh viêm phổi địa phương. Đây là một bệnh lý truyền nhiễm do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây ra. Là bệnh lý mở đường cho các bệnh lý hô hấp khác phát triển trên heo nên cần đặc biệt lưu ý trong quá trình chăm sóc và phòng ngừa cho vật nuôi trước bệnh lý này. Cùng theo dõi ngay bài viết sau để có thêm các kiến thức hữu ích trong chăn nuôi heo cùng Việt Anh Viavet.
* Nguyên nhân gây bệnh suyễn trên lợn
- Nguyên nhân chính gây bệnh suyễn lợn là vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae, thuộc nhóm Pleuropneumonia Like Organism. Khi cơ thể lợn nhiễm vi khuẩn gây suyễn lợn thường tạo điều kiện thuận lợi cho một số vi khuẩn cơ hội ở đường hô hấp như Haemophilus parasuis, Pasteurella multocida, Streptococcus suis, E.coli,… và một số virus như: Swine influenza virus (SIV)… gây viêm phổi phức hợp, làm trầm trọng bệnh và gây chết lợn. Do đó nếu một trang trại lợn không có bệnh suyễn, thì đàn lợn sẽ ít khi bị đe dọa bởi các bệnh truyền nhiễm khác ở phổi khác hơn.
Bệnh suyễn lợn phát sinh trong điều kiện môi trường chăn nuôi có một số đặc điểm như:
- Khí hậu chuồng nuôi kém
- Hàm lượng amoniac cao
- Biên độ nhiệt độ không khí trong ngày thay đổi lớn
- Thời tiết lạnh gây phân tiết histamin, bụi bặm
- Các stress do chăn nuôi, quản lý tồi, nuôi quá chật, độ ẩm cao, bệnh giun sán
Tất cả những yếu tố trên vô tình khiến sức đề kháng của cơ thể của lợn bị suy giảm, đồng thời tăng sự tồn lưu, sinh trưởng và phát tán lan truyền mầm bệnh do đó khiến bệnh phát tán nhanh chóng và làm làm trình trạng bệnh trên lợn trở nên trầm trọng hơn.
* Bệnh suyễn lợn có nguy hiểm không?
- Bệnh suyễn lợn được biết đến là bệnh lý hô hấp có khả năng truyền nhiễm và tỷ lệ mắc bệnh cao. Do bệnh có thể lây lan trực tiếp từ lợn nhiễm bệnh sang lợn khỏe qua không khí hoặc chất thải dịch mũi. Ngoài ra mầm bệnh suyễn lợn có thể phát tán qua không khí từ 3- 3,5km.
- Tỷ lệ chết của bệnh suyễn lợn khá thấp, chỉ khoảng 10%, trong trường hợp nếu kế phát các bệnh truyền nhiễm khác thì tỷ lệ chết sẽ tăng cao hơn, dù vậy thiệt hại cho tỷ lệ lợn chết do nhiễm bệnh suyễn là không đáng kể. Tuy nhiên vì là nguyên nhân mở đường cho các mầm bệnh hô hấp khác nên vô tình chung bệnh suyễn lợn sẽ là nguyên nhân gây ra các bệnh lý nguy hiểm khác cùng các thiệt hại trầm trọng.
* Triệu chứng bệnh suyễn lợn
- Để nhanh chóng nhận biết được bệnh từ đó có biện pháp điều trị kịp thời giúp hạn chế phát sinh các bệnh lý hô hấp khác, bà con có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh trên heo để chẩn đoán.
- Heo sau khi nhiễm vi khuẩn gây bệnh, sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1-2 tuần, bệnh thường diễn ra ở 3 thể chính bao gồm: Mãn tính, mang trùng và thể phức hợp.
– Thể mãn tính
Trường hợp heo mắc bệnh suyễn mãn tính sẽ xuất hiện một số triệu chứng như:
- Ho khan, ho nhiều, ho kéo dài trong nhiều tuần, không sốt
- Ho nhiều khi ăn, khi vận động hoặc vào các thời điểm thay đổi thời tiết và lúc nửa đêm về sáng
- Heo khó thở, thường ngồi như chó ngồi để thở
– Thể mang trùng
- Thể mang trùng của bệnh suyễn trên lợn sẽ xảy ra trên heo nái hay heo đực (heo nọc) mang mầm bệnh, khi thay đổi thời tiết mới thấy heo ho. Tuy nhiên đây lại là nguồn bệnh và sẽ lây sang heo con khi heo nái sinh.
– Thể phức hợp
Bên cạnh 2 thể bệnh mãn tính và thể mang trùng, thể phức hợp của bệnh suyễn trên lợn thường xảy ra trên heo khi đã mắc bệnh suyễn mà không được trị đúng thuốc, được điều trị đúng phương pháp hoặc không trị bệnh (vì thấy heo ho nhưng vẫn ăn uống bình thường) sau đó một thời gian heo ghép thêm bệnh tụ huyết trùng hoặc bệnh viêm phổi màng phổi (APP).
Với thể phức hợp, heo có triệu chứng ho to trong khoảng thời gian từ 7- 8 tiếng, sốt cao, bỏ ăn, khó thở và chết nhanh.
* Phòng bệnh suyễn lợn
- Như đã được trình bày, bệnh suyễn lợn dù không quá nguy hiểm, tuy nhiên đây lại là nguồn dẫn cho các vi khuẩn gây bệnh hô hấp khác xâm nhập và tấn công cơ thể. Do đó nếu như dự phòng được bệnh suyễn lợn, đồng thời tăng khả năng dự phòng cho các bệnh lý hô hấp khác trên lợn. Vì vậy quá trình phòng bệnh suyễn trên lợn cần được thực hiện đúng và đủ theo hướng dẫn từ các chuyên gia y tế.
– Vệ sinh phòng bệnh
- Quá trình vệ sinh chuồng trại chăn nuôi heo cần đáp ứng các tiêu chí: khô ráo, sạch sẽ thông thoáng, diện tích đủ lớn để đảm bảo mật độ hợp lý. Bên cạnh đó cần cách ly đàn mới nhập, không chăn nuôi cùng chuồng với đàn heo cũ. Chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo khẩu phần ăn cho từng loại heo cũng là vấn đề cần được thực hiện nghiêm túc.
– Vacxin phòng bệnh
- Tiêm vacxin phòng bệnh suyễn lợn cho heo con và hậu bị trước khi phối giống, định kỳ lặp lại 6 tháng/ lần. Việc tiến hành tiêm vacxin cho vật nuôi cần được hướng dẫn của các chuyên gia y tế trong ngành và tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
– Thuốc phòng bệnh
- Để tăng cường hiệu quả của quá trình phòng bệnh suyễn lợn, cần kết hợp sử dụng thêm nhóm thuốc khử trùng chuồng trại định kỳ 1 tuần/ lần, trước khi nhập heo và sau khi xuất chuồng.
Đồng thời dùng một trong các loại kháng sinh sau phòng bệnh cho heo định kỳ 1 lần/ tháng.
- Floazmax 50 1g/60kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày
- Azdoxy 50S 1g/50kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày
- Tiamulin 10% premix 1g/20kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày
- Tylosin gold 1g/50kgP, trộn thức ăn liên tục 7 ngày
Cần thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các biện pháp phòng tránh trên mới đảm bảo dự phòng và giảm thiểu được tối đa tỷ lệ mắc bệnh suyễn lợn trên đàn.
* Điều trị
Nếu phát hiện lợn nhiễm bệnh suyễn cần được tiến hành cách ly lợn nhiễm bệnh và tiến hành điều trị ngay và luôn cho lợn bị suyễn. Dưới đây là phác đồ điều trị đã và đang được sử dụng hiệu quả trong điều trị bệnh suyễn lợn được tư vấn bởi các chuyên gia y tế từ Công ty Việt Anh Viavet bà con có thể tham khảo:
Phác đồ điều trị bao gồm:
- Kháng sinh chứa florfenicol: Floazmax 50 sử dụng với liều 1g/40kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày
- Thuốc giảm hen, long đờm Via.bromxin với hoạt chất bromhexin được sử dụng với liều 1g/10kgTT, trộn thức ăn liên tục 7 ngày
- Hoặc kháng sinh đường tiêm Maxflo LA chứa kháng sinh florfenicol, liều dùng 1ml/25kgTT, chích 1 lần/ ngày
- Bromhexin đường tiêm Via. bromhexin. liều 1-3ml/10kgTT, chích 1 lần/ ngày.
- Phác đồ điều trị trên cần được điều trị liên tục trong 3-5 ngày để đảm bảo hiệu quả.
- Ngoài ra, có thể thay thế bằng các kháng sinh trộn khác: Tylosin gold, Az doxyl 50S, Tiamulin 10% premix…
Bên cạnh việc sử dụng thuốc kháng sinh điều trị nguyên nhân cùng các thuốc điều trị triệu chứng cho heo nhiễm bệnh, cần kết hợp dùng thuốc tăng cường đề kháng cho vật nuôi như:
- Beta glucan C với thành phần gồm các vitamin và khoáng chất sẽ giúp lợn tăng sức đề kháng, đồng thời giúp phục hồi nhanh sức khỏe sau khi bị bệnh.
- Liquid health KTMD có tác dụng trợ lực cấp tốc cho lợn nhiễm bệnh, đồng thời giúp lợn phục hồi bệnh nhanh, tăng đề kháng và giảm tỷ lệ chết.
- Gluco KCE Captox được sử dụng để bổ sung dinh dưỡng cho lợn bị bệnh.
Có thể thấy rằng dù không phải là bệnh lý quá nguy hiểm nhưng việc dự phòng và điều trị dứt điểm bệnh suyễn lợn lại vô cùng cấp thiết để hạn chế phát sinh những bệnh lý nguy hiểm khác trên heo.
Các thông tin trên bài viết được cung cấp bởi các chuyên gia y tế đến từ Việt Anh Viavet. Là một trong những nhà sản xuất thuốc thú y hàng đầu Việt Nam với kinh nghiệm hơn 10 năm trong sản xuất thuốc thú y cùng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại và đội ngũ chuyên gia tư vấn đầu ngành, Việt Anh Viavet cam kết đem đến cho ngành chăn nuôi Việt Nam những sản phẩm chất lượng nhất, hiệu quả nhất, những kiến thức chăm sóc, điều trị vật nuôi cập nhật và hữu ích nhất.
Mọi thắc mắc về kiến thức chăn nuôi trên heo cùng sản phẩm sử dụng trong điều trị các bệnh lý cho heo, bà con vui lòng liên hệ hotline: 0981402192.