Ở Việt Nam, với mục đích tận dụng sông ngòi, bãi cỏ tự nhiên, hình thức chăn nuôi bò thả rông đang được nhiều bà con áp dụng. Tuy nhiên, hình thức này lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây hại cho môi trường, giao thông và cả đàn bò. Một trong những nguy cơ cao của hình thức chăn nuôi này đó là bệnh ngộ độc hóa chất từ thức ăn ở bò. Vậy bà con đã biết gì về căn bệnh này và cách xử trí khi bò nhiễm độc?
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh ngộ độc hóa chất từ thức ăn ở bò là do bò ăn phải thức ăn có chứa 1 trong những yếu tố sau:
Nhóm Cianglucosid
Cianglucosid là 1 nhóm thuộc hợp chất Glucosid, đặc điểm của nhóm hợp chất này là khi thủy phân sẽ sinh ra đường và acid cianhydric (HCN) gây độc. Acid HCN khi vào cơ thể sẽ liên kết với hemoglobin gây ức chế quá trình vận chuyển của oxy, làm bò ngạt thở và tử vong rất nhanh nếu ăn phải lượng lớn.
Sắn (khoai mì) được biết đến là 1 thực vật chứa rất nhiều HCN. Các giống sắn ngọt có 80–110 mg HCN/kg lá tươi và 20–30 mg/kg củ tươi. Các giống sắn đắng chứa 160–240 mg HCN/kg lá tươi và 60–150 mg/kg củ tươi.
Nhóm glycoside cải dầu
Nhóm độc này được tìm thấy nhiều trong bắp cải và mầm củ khoai tây. Khi bò ăn phải lượng lớn chất độc này có thể gặp tình trạng bướu cổ hoặc hiện tượng vỡ hồng cầu (hemolisis) nghiêm trọng làm nước tiểu của bò có màu đỏ.
Các acid amin bất thường
Có 2 loại acid amin gây độc cho bò là Minosin và Gossipol.
Cây bình linh là loại thực vật chứa nhiều Mimosin, khi bò ăn nhiều bình linh sẽ xuất hiện bướu cổ.
Gossipol được tìm thấy nhiều trong khô dầu bông vải. Gossipol gây ức chế sinh trưởng. Chất này khi vào cơ thể bò sẽ bị phân hủy bởi các vi sinh vật trong dạ cỏ. Tuy nhiên nếu bò ăn quá nhiều, vi sinh vật không phân hủy hết, một phần chất này sẽ hấp thu vào máu qua màng thai gây hại cho bào thai. Do đó bà con cần thận trọng khi sử dụng khô dầu bông vải cho bò đang mang thai.
Nấm mốc
Khí hậu nồm ẩm ở miền Bắc làm tăng khả năng thực phẩm bị nhiễm nấm mốc nếu không được bảo quản tốt. Nấm mốc Aspergillus flavus xuất hiện trên ngô, đỗ, lạc chứa độc tố Aflatoxin là tác nhân gây hại cho bò. Nếu trong khẩu phần ăn có 8 – 20% các thức ăn có độc tố nấm mốc Aflatoxin, trong vòng 16 tuần các triệu chứng lâm sàng sẽ xuất hiện trên bò như ăn kém, chậm lớn, sút cân, xuất hiện 1 số bệnh viêm nhiễm, thoái hóa và hoại tử nặng ở gan, thận.
Thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt chuột
Bò sẽ xuất hiện các triệu chứng như đi đứng xiêu vẹo, thở nhanh, tim đập nhanh, loạn nhịp tim và có thể ngừng hô hấp khi ăn phải những độc chất này. Tình trạng này thường xảy ra khi bò ăn cỏ cắt ở khu vực mới phun thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt chuột hoặc nguồn nước có nhiễm các loại hóa chất này.
Triệu chứng của bò khi bị ngộ độc hóa chất từ thức ăn
Triệu chứng ngộ độc của bò phụ thuộc trực tiếp vào loại và liều lượng hóa chất bò ăn phải. Hóa chất độc hại khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh trung ương, hệ tiêu hóa và các cơ quan khác của bò.
Khi ăn phải các hóa chất độc, bò sẽ biểu hiện triệu chứng qua 2 trường hợp:
Ngộ độc cấp diễn
Đây là dạng ngộ độc phát tác ngay khi bò ăn phải thực phẩm chứa độc. Ở trường hợp này bò sẽ có hiểu hiện chảy rãi rớt, nước mắt liên tục. Mắt bò đỏ ngầu, bò có thể ỉa chảy lẫn máu tươi. Bà con sẽ thấy bò có biểu hiện mất phương hướng, chạy nhảy lung tung, quay vòng, xiêu vẹo. Ngoài ra, bò sẽ thở dốc, thở mạnh, tim đập nhanh, loạn nhịp do hệ hô hấp và tuần hoàn bị chất độc tấn công.
Với dạng ngộ độc này, bò thường chết nhanh, sau khoảng 3-6 giờ trúng độc nếu không được cấp cứu kịp thời.
Ngộ độc trường diễn
Trường hợp này xảy ra khi bò liên tục ăn phải chất độc với số lượng nhỏ trong thời gian dài. Các chất độc dần tích lũy lại gây ra những biến đổi bệnh lý chậm và khó phát hiện. Ở dạng ngộ độc này, gan thường sẽ là cơ quan đầu tiên bị tác động, gây rối loạn tiêu hóa, bà con sẽ thấy bò có hiện tượng ỉa chảy kéo dài.
Phương pháp điều trị cho bò khi nhiễm độc hóa chất từ thức ăn
Tìm ra nguyên nhân gây độc là ưu tiên hàng đầu trong nguyên tắc điều trị cho bò bị ngộ độc hóa chất từ thức ăn. Việc phát hiện sớm nguyên nhân gây ngộ độc sẽ tránh cho bò tiến triển bệnh nặng hơn. Cùng với đó, bà con cần song song tiến hành cấp cứu cho bò bị nhiễm độc theo hướng dẫn sau.
- Bò cần được đưa vào nơi thoáng mát nếu là mùa hè và ấm áp, kín gió vào mùa đông.
- Tiếp theo, bà con có thể dùng cafein hoặc long não để trợ tim cho bò bị trúng độc. Với trường hợp bò bị hưng phấn, mất kiểm soát cần được tiêm ngay thuốc an thần để bình tĩnh lại.
- Ngộ độc có thể gây ra xuất huyết nên bà con cần sử dụng thuốc AZVITAMIN K3 để phòng xuất huyết cho bò. Bà con nên trộn thuốc AZVITAMIN K3 với thức ăn hoặc pha nước uống, liệu trình 3-5 ngày với liều 10g/100kgTT/ngày.
- Truyền tĩnh mạch dung dịch huyết thanh mặn hoặc đường đẳng trương với liều 2lít/100kgP.
- Cho uống thuốc điện giải VIA-ELECTRAL pha theo tỉ lệ 25g/lít nước uống/ngày, liên tục 3-5 ngày.
- Nếu bò xuất hiện kèm tình trạng chướng hơi cần tìm biện pháp để thoát hơi, có thể tiêm thuốc MgSO4 với liều 50-60 ml/100 kg TT vào tĩnh mạch giúp tống hết thức ăn trong dạ cỏ ra.
- Trường hợp bò bị ỉa chảy thì dùng kháng sinh VIADIARH pha nước uống hoặc trộn thức ăn cho bò liên tục trong 3-5 ngày.
Phòng ngừa nguy cơ ngộ độc hóa chất từ thức ăn cho bò
Để phòng tránh nguy cơ ngộ độc hóa chất từ thức ăn cho bò, hằng ngày bà con cần kiểm tra nguồn thực phẩm. Khi phát hiện thức ăn có mùi, màu sắc lạ cần loại bỏ,không nên cho bò sử dụng để tránh nguy cơ trúng độc
Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để giảm nguy cơ bò ăn phải. Cỏ và các loại thức ăn tươi sau khi cắt cần được rửa và phơi qua trước khi cho bò sử dụng.
Việt Anh Viavet hy vọng với những thông tin được cung cấp từ đội ngũ biên tập gồm các giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ… có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong ngành thú y đã giúp bà con có thêm nhiều kiến thức về bệnh ngộ độc hóa chất từ thức ăn ở bò cũng như cách xử trí khi phát hiện bò nhiễm độc.
Tự hào là một trong những nhà máy sản xuất thuốc thú y hàng đầu tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, Việt Anh Viavet luôn mong muốn đem đến cho bò con những sản phẩm thuốc thú y chất lượng cao, giá cả phải chăng.