Với bà con chăn nuôi, BỆNH CẦU TRÙNG Ở BÊ không còn quá xa lạ. Bệnh được phát hiện ở nhiều các địa phương, đây được coi là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ỉa chảy ở bê con.
* Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh cầu trùng hay tên gọi khác là bệnh lỵ đỏ do một số loài cầu trùng là những đơn bào gây ra.
- Hiện trên thế giới đã phát hiện 19 loài cầu trùng thuộc giống Eimeria ký sinh và gây hại cho trâu bò. Trong đó có 8 loài phổ biến nhất, là nguyên nhân gây bệnh cầu trùng ở bê: Eimeria zurni, Eimeria smithi, Eimeria ellipsoidalis, Eimeria cylindrical, Eimeria zủnabanensis, Eimeria bukidnonensis, Eimeria azerbaidshanica, Eimeria alabamanensis, các loài này được tìm thấy với những kích thước và hình dạng khác nhau.
- Ở Việt Nam, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu được xác định là loài Eimeria zurni ký sinh ở ruột bê.
* Con đường lây lan bệnh cầu trùng ở bê
- Bệnh cầu trùng ở bê lây truyền qua đường tiêu hóa. Phân của bê mang bệnh chứa cầu trùng được thải ra ngoài, lẫn vào thức ăn, nước uống và cây cỏ. Khi bê khỏe mạnh ăn uống phải thức ăn có chứa cầu trùng sẽ bị nhiễm bệnh. Bệnh này thường gặp và biểu hiệu nặng ở bò từ 2 – 4 tháng tuổi. Bê trưởng thành nếu mắc bệnh thường ở thể nhẹ và mãn tính. Bệnh cầu trùng ở bê phát triển và lây lan nhanh vào thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều như mùa hè, mùa thu. Bê thường phát bệnh vào thời kì chuyển từ mùa thu sang đông, từ thời tiết ấm áp sang lạnh. Do thời điểm vào mùa đông thức ăn thiếu hụt làm bê có thể không được cung cấp đủ dinh dưỡng dẫn đến suy giảm miễn dịch và khả năng chống chọi với các tác nhân gây bệnh.
* Biểu hiện của bê nhiễm bệnh cầu trùng
Bệnh cầu trùng ở bê có thời gian ủ bệnh khá dài, từ 7 – 10 ngày. Sau thời gian này, bê sẽ xuất hiện các triệu chứng bệnh theo 1 trong 2 thể: cấp tính hoặc mãn tính.
– Thể cấp tính
- Khi mắc bệnh cầu trùng ở thể cấp tính bê sẽ có biểu hiện ăn ít, mệt mỏi, uống nhiều nước và ỉa lỏng. Trong vài ngày đầu, phân sền sệt có dịch nhầy sau đó sẽ thấy lẫn máu tươi hoặc đỏ nâu, có mùi tanh do ấu trùng tấn công khiến niêm mạc và mao mạch ruột bị tổn thương.
- Bên cạnh đó, bê nhiễm bệnh thường xuất hiện tình trạng cong đuôi, cong lưng rặn mỗi lần đi ỉa nhưng lượng phân lại ít, giống như bò mắc hội chứng lỵ.
- Bệnh có thể tiến triển gây nhiễm trùng ruột kế phát, khi đó bê sẽ sốt 40 – 41°C. Nếu không được điều trị kịp thời bê có thể chết sau 7-10 ngày trong trạng thái kiệt sức do mất máu và mất nước. Tỷ lệ chết trong trường hợp này khá cao, vào khoảng 30 – 38%.
– Thể mãn tính
- Về bản chất, thể mãn tính sẽ biểu hiện các triệu chứng tương tự thể cấp tính nhưng ở mức độ nhẹ hơn và thường kéo dài khoảng 2 tuần. Một số trường hợp bê có sức đề kháng vượt qua được giai đoạn cấp tính và chuyển sang mãn tính. Khi chuyển sang thể mãn tính, bê sẽ có hiện tượng lúc bị ỉa chảy, lúc bị táo bón và đặc biệt phân thường lẫn dịch nhầy và máu. Bệnh cầu trùng khiến bê bị suy nhược, gầy còm, miễn dịch suy giảm nên dễ mắc các bệnh khác.
* Hướng dẫn phòng bệnh cầu trùng ở bê
- Để giảm thiểu nguy cơ phát bệnh cầu trùng ở bê, bà con cần vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi thường xuyên, đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, khô thoáng.
- Tẩy uế 2 lần/tuần là phương pháp hữu hiệu để ngăn chặn tình trạng bệnh cầu trùng ở bê. Bà con có thể sử dụng 1 trong 2 loại thuốc sát trùng là VIA IODINE hoặc VIA BENCOVET để phun khử trùng bên trong và ngoài chuồng trại nuôi nhốt bê. Hai thuốc này cần được pha theo tỷ lệ chỉ định, phun xịt đều lên nền chuồng và các dụng cụ chăn nuôi để mang lại hiệu quả cao nhất.
- Với VIA IODINE, bà con cần pha 1 lít dung dịch thuốc với 100-250ml nước sạch, thực hiện định kỳ hàng tuần.
- Thuốc VIA BENCOVET sẽ phát huy tác dụng tối đa tác dụng tiêu độc khử trùng chuồng trại khi được pha với tỷ lệ 20-25ml thuốc pha trong 10 lít nước sạch. Bà con lưu ý 1 lít dung dịch pha phun cho 4-5m2 nền chuồng; 5-7 ngày phun lại 1 lần.
* Cách điều trị bệnh cầu trùng ở bê
- Với những triệu chứng khi bị mắc bệnh cầu trùng ở bê đã được trình bày, bê nên được điều trị theo nguyên tắc điều trị hỗ trợ giúp cầm máu, bổ sung nước, điện giải, tăng cường sức đề kháng và bù đủ năng lượng rồi mới điều trị nguyên nhân giúp diệt cầu trùng và các loại vi khuẩn đường kế phát.
– Điều trị hỗ trợ
- Để giúp bê có đủ sức để chống chọi lại những ảnh hưởng của cầu trùng lên cơ thể, bà con nên dùng các chế phẩm như AZ GLUCO K+C BAMIN, ULYTE VIT C, VIARMASOL 1000
- Trong đó ULYTE VIT C có thành phần kết hợp giữa Vitamin A, D3, E, C, B1 B2, B6, PP, acid amin giúp cung cấp chất điện giải, năng lượng và các vitamin cần thiết cho bê.
- Với thành phần Vitamin C và K3 Glucose, GLUCO K+C có tác dụng cung cấp năng lượng , tăng sức đề kháng, giải nhiệt và giải độc cho bê.
- VIARMASOL 1000 cung cấp Vitamin A,D,E, B1, B6, PP, acid amin ở dạng cốm siêu tan giúp bê con chống stress, tăng miễn dịch chống chọi bệnh tật.
– Điều trị nguyên nhân
- Thuốc thú y VIACOX- TOLTRA được sản xuất theo công nghệ Hoa Kỳ với thành phần là Toltrazuril giúp đặc trị bệnh cầu trùng cấp, cầu trùng ỉa ra phân sáp, máu tươi nhanh chóng ở bê trong thời gian ngắn.
Các sản phẩm được đề xuất sử dụng trong phác đồ điều trị bệnh cầu trùng cho bê đều được tham mưu tư vấn ý kiến từ các chuyên gia y tế đầu ngành, bà con có thể tham khảo. Bên cạnh đó các chế phẩm được sử dụng trong phác đồ điều trị đều được sản xuất tại nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO của CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH. Với đội ngũ chuyên gia lâu năm giàu kinh nghiệm trong ngành thú y, Việt Anh Viavet luôn mong muốn mang lại những sản phẩm và dịch vụ thú y tốt nhất trên thị trường.