Tổng quan về BỆNH LAO ở bò

Bệnh lao bò là một loại bệnh truyền nhiễm rất nguy hiểm với tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao, thường gặp ở bò nuôi lấy sữa và có thể lây lan cho cả con người. Khi bò mắc bệnh lao sẽ rất khó chữa trị nên bà con cần phải quan tâm đến vấn đề phòng bệnh để không gây thiệt hại tới kinh tế của gia đình mình.

* Nguyên nhân gây bệnh lao ở bò

  • Bệnh lao được biết đến từ rất lâu với thể lao ở phổi. Nguyên nhân gây bệnh lao ở bò là do trực khuẩn lao gây ra. Trực khuẩn này có sức đề kháng cao hơn so với các vi khuẩn không sinh nha bào khác, nó mẫn cảm với tia tử ngoại và sức nóng. Ở dưới ánh sáng mặt trời vi khuẩn bị tiêu diệt sau 8 giờ. Trực khuẩn lao sống được từ vài tuần đến hàng tháng ở trong đờm ẩm, sữa sống, phân gia súc, phân khô.

Benh lao o bo 2

  • Về đường lây bệnh, bò bị bệnh sẽ lây sang cho các con khỏe qua đường hô hấp. Bệnh lao ở bò còn có thể lây qua nhau thai từ mẹ sang con hoặc đường sinh dục.

* Cơ chế phát bệnh sinh

  • Trên cơ thể bò, giai đoạn lao nhiễm là lúc trực khuẩn lao lần đầu tiên xâm nhập vào cơ thể. Vi khuẩn sau khi xâm nhiễm vào cơ thể bò sẽ gây bệnh tại chỗ hoặc ở hạch lympho lân cận. Khi sức đề kháng của cơ thể bò và trực khuẩn gây bệnh lao bò tác động vào nhau sẽ tạo ra những hạt viêm đặc biệt gọi là hạt lao. 

benh lao o bo 3

  • Trong cơ thể bò nếu sức đề kháng tốt các tổn thương do trực khuẩn lao gây ra có thể tạo thành sẹo và lành bệnh. Trường hợp sức đề kháng kém, mầm bệnh lây lan theo đường bạch huyết, tuần hoàn gây tổn thương các cơ quan khác trong cơ thể.

* Triệu chứng của bệnh 

benh lao o bo 4

Để nhận biết được bò có bị lao hay không, người chăn nuôi có thể dựa vào các triệu chứng để nhận biết. Bệnh lao bò biến đổi khó xác định ở thời kỳ ủ bệnh, thông thường thời gian ủ bệnh của bệnh lao bò thường kéo dài từ từ 2 – 4 tuần hoặc có thể kéo dài hơn. Tuy nhiên mỗi bộ phận bị nhiễm lao sẽ có một số  triệu chứng khác nhau bạn có thể lưu tâm như:

  • Với lao phổi (bệnh lao diễn ra tại phổi) triệu chứng thường gặp là là ho. Lúc đầu ho khan sau ho ướt, ho từng cơn. Khi ho ra đờm bò thường hay nuốt vào, đờm thường có lẫn máu mủ. Ngoài ra, bò gầy gò, da khô, mệt mỏi, ăn ít, thở khó nhiều. Nếu nghe và gõ vùng phổi sẽ thấy âm dục phân tán, âm bùng hơi và âm ran ướt.
  • Lao hạch là thể bệnh khá phổ biến. Bộ phận nào trên cơ thể bò bị lao thì hạch ở đó cũng bị lao.
  • Trong trường hợp bò bị lao vú tùy mức độ bệnh, khi sờ vào có thể thấy những hạt lao lổn nhổn ở núm vú hoặc bầu vú. Hạch ở vú sưng to, cứng nổi cục, sản lượng sữa giảm.
  • Trường hợp bò bị lao đường tiêu hóa (ruột, gan), bò sẽ xuất hiện triệu chứng tiêu chảy kéo dài, gầy dần, có chướng hơi nhẹ và rối loạn tiêu hóa.

Khi bị nhiễm vi khuẩn lao, bò có thể mắc nhiều hơn 1 thể lao hoặc tất cả các thể lao trên do đó bò có thể xuất hiện một hoặc tất cả các triệu chứng bệnh lý trên khi nhiễm bệnh.

* Chẩn đoán bệnh lao trên bò

  • Do đặc điểm của bệnh lao, các triệu chứng thường khó phát hiện, không đặc hiệu nên trong thực tế chăn nuôi thường dùng phản ứng dị ứng tuberculin (là phản ứng test xem bò có bị nhiễm bệnh lao hay không thông qua việc tiêm Tuberculin lên da bò, nếu thấy da bò có hiện tượng dị ứng trên da thì bò bị nhiễm lao) để chẩn đoán hàng loạt để phát hiện những con có dấu hiệu bệnh.
  • Tại phòng thí nghiệm, bệnh lao ở bò chủ yếu được chẩn đoán qua việc áp dụng phương pháp PCR để chẩn đoán. Trong khi đó tại trang trại, để chẩn đoán bệnh lao bò hiện nay có thể sử dụng kỹ thuật POCKIT iiPCR.

* Điều trị lao trên bò

Benh lao o bo 5

  • Để điều trị bệnh lao phổi trên bò, cần kết hợp sử dụng một số nhóm thuốc như thuốc kháng sinh để điều trị nguyên nhân gây bệnh và các thuốc trợ sức, trợ lực để giúp bò nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

– Sử dụng thuốc kháng sinh

Một số kháng sinh được sử dụng trong điều trị bệnh lao ở bò, bà con có thể tham khảo như: 

  • Dùng đường tiêm Via.gentamox (thành phần gồm Ampicillin, Gentamycin) liều 1ml/10kg thể trạng/ngày hoặc Az Genta-tylosin  (thành phần gồm Ampicillin, Vitamin A) liều 1ml/25-30kg thể trọng/ngày, hoặc Lincospec (kết hợp 2 kháng sinh Lincomycin, Spectinomycin) liều 1ml/3-5kg thể trọng/ngày.
  • Dùng thuốc kháng sinh đặc trị tiêu hóa Amcoli-forte (hoạt chất chính là Ampicillin trihydrate liều 50g/200kg thể trọng hoặc 20kg thức ăn, pha thuốc vào nước uống hoặc trộn thức ăn thời gian điều trị kháng sinh liên tục từ 3-5 ngày. 

– Thu​ốc hỗ trợ điều trị

  • Trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh lao, bên cạnh việc sử dụng kháng sinh để điều trị nguyên nhân cho bò, cần sử dụng thêm thuốc bồi bổ, tăng sức đề kháng như: Gluco KCE Captox, Ulyte Vit C, Via.Vitamin B1, Glucose 30%, Vitamin C 5%… tiêm theo liệu trình từ 3 – 5 ngày. Bên cạnh đó cần cung cấp đủ dinh dưỡng giúp bò nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch sau nhiễm bệnh và cho bò nghỉ ngơi.
  • Việc điều trị bệnh lao thường mất thời gian dài và rất tốn kém mà bò bệnh lại hồi phục chậm. Đồng thời, khi điều trị bằng kháng sinh trong thời gian dài dễ tạo các chủng vi khuẩn kháng thuốc và chúng có thể lây sang người. Do đó khi phát hiện bò bị bệnh lao cần xử lý nhanh chóng để tránh lây nhiễm cho gia súc khỏe và người.

* Cách phòng ngừa bệnh lao bò

benh lao o bo 6

Để việc phòng ngừa bệnh lao trên bò là vô cùng quan trọng, giúp hạn chế tối đa được tỷ lệ nhiễm bệnh sán lá gan trên đàn chăn nuôi. Một số biện pháp phòng ngừa tổng hợp cần được áp dụng trên mọi quy mô chăn nuôi có thể kể đến như:

  • Thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh và định kỳ phát hiện bệnh bằng kỹ thuật POCKIT iiPCR hoặc phản ứng dị ứng.
  • Với bò cái, đực giống mỗi năm kiểm tra 2 lần vào mùa xuân và mùa thu.
  • Những con có phản ứng dương tính và có triệu chứng rõ rệt (xét nghiệm bằng POCKIT iiPCR, phản ứng dị ứng) nên tiêu hủy ngay. Trường hợp nếu dương tính nhưng chưa có triệu chứng phải nuôi cách ly theo dõi chặt chẽ.
  • Khi mua bò mới về phải cách ly 1 tháng và kiểm tra bằng kỹ thuật POCKIT iiPCR, phản ứng dị ứng, nếu an toàn mới cho nhập đàn.
  • Nâng cao sức đề kháng cho bò. Cho bò ăn uống tốt, làm việc, khai thác hợp lý, chuồng trại ấm về mùa đông, thoáng mát về mùa hè.
  • Sát trùng chuồng trại định kỳ bằng Via Iodine, Via Bencovet hoặc Fordecid. Phun đều bề mặt chuồng, dụng cụ chăn nuôi và môi trường xung quanh, mỗi tuần 1-2 lần, liên tục 2-3 tuần.

Bệnh lao ở bò là một bệnh nguy hiểm và thường gây tốn kém về mặt kinh tế cho người chăn nuôi vì vậy người chăn nuôi cần nắm rõ được nguyên nhân gây bệnh lao ở bò để có các biện pháp chăm sóc và điều trị hợp lý. 

Các thông tin hữu ích trong bài viết được soạn thảo bởi các chuyên gia y tế đến từ Việt Anh Viavet – một trong những công ty sản xuất thuốc thú y lâu đời nhất tại Việt Nam. Với đội ngũ chuyên gia y tế là các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ thú y đầu ngành, những thông tin được cung cấp từ Việt Anh Viavet luôn được cập nhật mới nhất, chính xác nhất. 

CÁC BỆNH KHÁC
backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger