BỆNH BIÊN TRÙNG Ở BÒ – chi tiết về triệu chứng

Bệnh biên trùng ở bò là một trong những bệnh diễn ra phổ biến ở Việt Nam. Bệnh dễ bị nhầm lẫn với những bệnh nhiễm trùng khác. Bài viết dưới đây của Việt Anh VIAVET sẽ cung cấp cho bà con chi tiết về triệu chứng bệnh để có thể phân biệt với các nhiễm trùng khác.

* Bệnh biên trùng ở bò là gì?

  • Bệnh biên trùng ở bò là bệnh do biên trùng gây ra, rất phổ biến ở Việt Nam đặc biệt là với bò sữa. Căn bệnh này phát triển mạnh ở khu vực có nền khí hậu nóng ẩm, chính vì vậy bệnh diễn ra quanh năm ở Việt Nam. Bò mắc bệnh biên trùng có những triệu chứng rất rầm rộ, khiến cho bò suy kiệt rất nhanh và có thể chết nếu không được phát hiện bệnh và được chữa trị kịp thời. Chính vì vậy, đây là một trong những căn bệnh gây ra thiệt hại lớn cho bà con.

* Nguyên nhân gây ra bệnh biên trùng ở bò

  • Bệnh biên trùng ở bò là bệnh gây ra bởi ký sinh trùng nên ngoài loài vật ký sinh, vật trung gian lây truyền bệnh cũng là yếu tố bà con cần quan tâm.

– Loài vật gây ra bệnh biên trùng ở bò

Ở Việt Nam đã phát hiện hai loài biên trùng gây bệnh cho bò bao gồm:

  • Biên trùng Anaplasma marginale ký sinh ở rìa hồng cầu. Loài này phổ rất phổ biến.
  • Biên trùng Anaplasma centrale ký sinh ở gần trung tâm và trung tâm hồng cầu. Loài này ít gặp hơn.

Loài vật làm lây truyền bệnh biên trùng ở bò

Biên trùng là ký sinh trùng nên cần có vật trung gian mới có thể gây bệnh trên lợn. Có hai nhóm vật trung gian gây bệnh biên trùng bao gồm:

  • Các loại ve cứng (họ Ixodidae): Ve đốt bò chứa mầm bệnh sau đó đốt tiếp bò khỏe mạnh làm nhiễm bệnh. Bệnh chủ yếu bị lây truyền từ con bò này sang con bò khác do loài ve cứng này.
  • Các loài khác như ruồi hút máu (họ phụ Stomoxydinae) và các loài mòng (họ Tabanidae): Các loài này cũng hút máu bò nhiễm bệnh rồi truyền cho các con bò khỏe mạnh khác. Nhóm vật trung gian này gặp ít hơn so với ve cứng.

* Triệu chứng của bò khi mắc bệnh biên trùng

  • Bệnh biên trùng ở bò có nhiều triệu chứng rất giống với các nhiễm khuẩn và nhiễm ký sinh trùng khác. Hơn thế nữa, có những trường hợp bò vừa mắc bệnh biên trùng vừa mắc bệnh lê dạng trùng nên có triệu chứng của cả 2 bệnh, gây ra nhiều khó khăn cho bà con trong nhận biết bệnh. Dưới đây là chi tiết triệu chứng bệnh biên trùng ở bò giúp bà con sớm phát hiện bệnh.

– Triệu chứng của thể cấp tính

Thể cấp tính của bệnh có các triệu chứng rất rầm rộ, bệnh tiến triển nhanh chóng trong vòng 5-7 ngày. Các triệu chứng bao gồm:

  • Độc tố của biên trùng tiết vào máu gây rối loạn điều hòa nhiệt nên bò sốt cao từ 40- 41⁰C, nhiệt độ lên xuống thất thường liên tục. Lúc sốt cao, toàn thân run rẩy, các cơ bắp, vai, mông co giật.
  • Biên trùng phá hủy hồng cầu làm cho lượng hồng cầu trong máu thấp. Do không có đủ hồng cầu để chuyên chở oxy đi nuôi cơ thể nên bò khó thở, thở gấp, tim đập nhanh.
  • Thiếu máu gây ra tình trạng niêm mạc nhợt. Nhìn vào niêm mạc mắt, miệng của bò bà con sẽ thấy màu sắc rất nhợt nhạt.
  • Ở bệnh biên trùng, mặc dù có tình trạng phá vỡ hồng cầu nhưng số lượng không nhiều nên khi quan sát nước tiểu của bò không thấy có màu đỏ. 
  • Bò có các triệu chứng ở đường tiêu hóa như tiêu chảy, bỏ ăn, không nhai lại, giảm nhu động dạ cỏ, chảy nhiều rớt dãi.

Với những triệu chứng trên, bò nhanh chóng gầy sút chỉ sau 1 tuần, suy kiệt và chết nếu không được chữa trị ngay.

– Triệu chứng của thể mãn tính 

  • Bò bị bệnh biên trùng thể mãn tính khi thời gian mắc bệnh lên tới hàng tháng. Thông thường thể mãn tính là giai đoạn sau đợt cấp tính của bệnh. Bò sốt thành nhiều đợt từ 5-7 ngày sau đó khỏi, rồi lại sốt tiếp. Tình trạng này xảy nhiều tháng liên tiếp. Bò sốt liên miên theo đợt kết hợp với rối loạn tiêu hóa, kém ăn nên dần gầy còm và suy kiệt.

– Bệnh tích 

  • Khi bò bị bệnh và chết, nếu là do bệnh biên trùng thì khi khám bò bà con sẽ thấy những dấu hiệu sau: xác chết gầy, các niêm mạc vàng, gan sưng màu vàng nhạt, dịch mật đặc, thận sưng và xuất huyết, lá lách sưng. Đặc biệt do giảm nhu động ruột và bò không nhai lại nên dạ lá sách, dạ tổ ong chứa đầy thức ăn.
  • Dựa vào bệnh tích bà con cần xác định bệnh của bò và có công tác phòng bệnh cho những con bò khác trong đàn.

* Điều trị bệnh biên trùng ở bò

  • Trong điều trị bệnh biên trùng ở bò, bà con cần sử dụng 2 nhóm thuốc là thuốc điều trị nguyên nhân (tức tiêu diệt biên trùng) và thuốc điều trị triệu chứng.
  • Rivanol là hoạt chất thuộc nhóm thuốc tiêu diệt ký sinh trùng trong đó có biên trùng. Rivanol được sử dụng theo phác đồ 2 ngày. Thuốc được pha và tiêm cho bò. Trước đó bà con cần tiêm thuốc trợ lực chứa vitamin B1 và cafein cho bò. 

Các sản phẩm giúp tăng cường sức đề kháng, tăng lực cho bò cũng cần được sử dụng để bò nhanh khỏi bệnh. Sản phẩm GLUCO KC BAMIN do VIAVET sản xuất. Sản phẩm chứa Calcium glucono glucoheptonate 1g, Vitamin C 2,5 g, Sodium hypophosphite 1 g. Sản phẩm có tác dụng tăng cường sức đề kháng, kết hợp với thuốc điều trị nguyên nhân trong những trường hợp mắc bệnh có triệu chứng sốt, suy nhược cơ thể. Thuốc được sử dụng để tiêm bắp trong 3-5 ngày liên tục. Liều dùng của sản phẩm bà con có thể đọc kỹ trong hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

* Phòng bệnh biên trùng ở bò

– Phòng bệnh bằng thuốc

  • Để điều trị bệnh cũng như phòng bệnh, bà con cần tiêu diệt vật trung gian gây bệnh là loài ve cứng và các loài côn trùng. Bà con có thể tham khảo sản phẩm VIATOX của VIAVET. Thuốc có tác dụng tiêu diệt các loại bọ chét, ve, rận, ghẻ, ruồi, kiến, gián, mối, bọ, mạt….ở bò. 

  • Ngoài ra bà con có thể tiêm phòng cho bò trước mùa phát bệnh (thường tiêm vào tháng 10 hàng năm). Thuốc phòng bệnh được sử dụng cũng là các sản phẩm chứa rivanol.

– Phòng bệnh không dùng thuốc

  • Vệ sinh chuồng trại thường xuyên, dụng cụ chăn nuôi, phát quang bụi rậm… cũng là cách để loại bỏ môi trường sống của ve và các loại côn trùng truyền nhiễm bệnh biên trùng ở bò.

  • Với những cơ sở chăn nuôi có điều kiện, kiểm tra máu định kỳ 4-6 tháng/lần cho bò cũng là cách để phát hiện sớm biên trùng và điều trị sớm trước khi bò phát bệnh nặng.

Như vậy bài viết trên đây đã cung cấp cho bà con những thông tin cần biết về bệnh biên trùng ở bò, đặc biệt là chi tiết về triệu chứng bệnh. Để có được thêm nhiều kiến thức về bệnh ở bò bà con có thể ghé thăm chuyên mục bệnh và điều trị trong website của Công ty CP Đầu tư liên doanh Việt Anh.

Chúng tôi luôn tự hào là doanh nghiệp sản xuất thuốc thú y có cơ sở vật chất đạt chuẩn GMP-WHO. Cùng với đội ngũ chuyên gia đầu ngành và nhân viên có trình độ cao, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để cung cấp cho bà con những sản phẩm thuốc thú y chất lượng cao có giá cả phải chăng. VIAVET luôn tự hào được đồng hành cùng quá trình chăn nuôi của bà con.

 

 

CÁCH PHÒNG CHỐNG NÓNG HIỆU QUẢ NHẤT CHO VẬT NUÔI VÀO MÙA HÈ
CÁCH PHÒNG CHỐNG NÓNG HIỆU QUẢ NHẤT CHO VẬT NUÔI VÀO MÙA HÈ

Trong những ngày qua, thời tiết nắng nóng đã bắt đầu tăng cao. Một số địa phương có nắng nóng cục bộ, nhiệt độ lên tới 42 độ C và gây cảm giác oi bức. Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, sẽ làm cho vật nuôi giảm sức đề kháng, […]

TẬP HUẤN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN NĂM 2023 – CÔNG TY CP ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH
TẬP HUẤN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN NĂM 2023 – CÔNG TY CP ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là yếu tố cần thiết để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và giải pháp xử lý – phòng tránh cho cán bộ công nhân viên trong công ty về an toàn vệ sinh lao động năm 2023, […]

Bệnh dịch tả lợn là gì?
Bệnh dịch tả lợn là gì?

Nội dung tóm tắt1 Nguyên nhân gây ra bệnh dịch tả lợn2 Triệu chứng của bệnh dịch tả lợn3 Cách phòng tránh bệnh dịch tả lợn4 Các biện pháp kiểm soát bệnh dịch tả lợn5 Những điều cần biết về vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn6 Các giải pháp để tiêu diệt virus gây […]

Cơ chế hoạt động của các nhóm kháng sinh trong thú y
Cơ chế hoạt động của các nhóm kháng sinh trong thú y

Nội dung tóm tắt1 Các nhóm kháng sinh trong thú y là gì?1.1 1. Penicillin và các loại kháng sinh beta-lactam khác1.2 2. Tetracyclines1.3 3. Macrolides1.4 4. Aminoglycosides1.5 6. Sulphonamides2 Tác dụng của kháng sinh trong thú y3 Những tác động phụ của việc sử dụng kháng sinh trong thú y4 Kháng sinh tổng hợp […]

3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, tiêu hóa tốt và tăng trọng nhanh
3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, tiêu hóa tốt và tăng trọng nhanh

Nội dung tóm tắt1 Quy trình úm gà con mới nở theo từng giai đoạn1.1 Úm gà là gì?1.2 Cần chuẩn bị những gì để thực hiện úm gà con2 Điều quan trọng chú ý khi úm gà con 3 Giới thiệu 3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, vỗ béo giai đoạn xuất bán3.1 Thuốc […]