BỆNH BIÊN TRÙNG
Bệnh biên trùng bò phân bố rộng ở khắp nơi trên thế giới; Bệnh thường nặng và thấy nhiều ở các nước nhiệt đới.
Tình hình
Bệnh biên trùng bò phân bố rộng ở khắp nơi trên thế giới; Bệnh thường nặng và thấy nhiều ở các nước nhiệt đới.
Ở Việt Nam, bệnh phổ biến trên đàn bò sữa; tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng từ 5 – 8%; bệnh gây nhiều thiệt hại cho đàn bò sữa nhập nội.
Nguyên nhân
Ở Việt Nam đã thấy 2 loài biên trùng gây bệnh cho bò:
Loài Anaplasma marginale: hình cầu, nhỏ; ký sinh ở rìa hồng cầu; 01 hồng cầu có 1-5 biên trùng; loài này rất phổ biến.
Loài Anaplasma centrale: ký sinh ở gần trung tâm và trung tâm của hồng cầu; loài này ít gặp
Bệnh lý
Biên trùng ký sinh trong hồng cầu làm biến dạng hồng cầu, giảm tuổi thọ của hồng cầu.
Độc tố biên trùng tiết vào máu gây rối loạn điều hoà nhiệt; phá huỷ hồng cầu, ức chế cơ quan tạo máu của bò bệnh, dẫn đến thiếu máu và suy nhợc, giảm lượng sữa.
Triệu chứng
Thời kỳ ủ bệnh của bò: 6 – 12 ngày.
Sốt cao 40-41,70C; ít ăn hoặc bỏ ăn; nằm bệt.
Không có nớc tiểu đỏ, vì mức độ tan vỡ hồng cầu ít hơn nhiều so với tác hại của lê dạng trùng.
Bò thở khó, di chuyển khó khăn.
Thiếu máu và suy nhợc, vật bệnh chết do kiệt sức sau 7-10 ngày bị bệnh thể cấp tính và sau 3 – 6 tháng bị bệnh thể mãn tính.
Bệnh tích
Niêm mạc và thịt nhợt nhạt do thiếu máu.Túi mật cằng vì dịch mật ứ trệ, không lu thông.
Dịch tễ
Bò bị bệnh ở tất cả các lứa tuổi. Bò sữa nhập nội thờng bị bệnh cấp tính; bò nội bị bệnh mãn tính hoặc mang trùng.
Vật chủ trung gian gồm 2 nhóm:
Côn trùng môi giới: Ruồi hút máu (Stomoxy dinae) và mòng (Tabanidae).
Vật chủ trung gian: Các loài ve cứng (Ixodidae) trong côn trùng, biên trùng phát triển một số giai đoạn trong vòng đời.
Chẩn đoán
Chẩn đoán lâm sàng: Căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng đặc trưng: sốt cao, bần huyết, không có huyết sắc tố trong nước tiểu.
Chẩn đoán phòng thí nghiệm: làm tiêu bản máu khô, đàn mỏng, nhuộm Giemsa, kiểm tra dưới kính hiển vi tìm biên trùng.
Chẩn đoán miễn dịch: áp dụng phơng pháp Card – Test và miễn dịch men (ELISA) để phát hiện kháng thể trong máu bò bệnh
Điều trị
Rivanol: Theo phác đồ sau:
Ngày 1:
- Rivanol: 0,20g
- Cồn Ethylic 900: 60ml
- Nớc cất: 80ml
Ngày 2:
- Rivanol: 0,4g.
- Cồn Ethylic 900: 80ml.
- Nớc cất: 100ml.
Trợ sức: Trước khi tiêm Rivanol, tiêm thuốc trợ sức:
- Cafein, Vitamin B1 trớc 20 phút.
- Liều thuốc trên dùng cho bò: 300 – 400kg.
Phòng bệnh
Định kỳ kiểm tra máu đàn bò: 6 tháng/lần, phát hiện bò bệnh, cách ly điều trị.
Dùng VIATOX diệt côn trùng trung gian truyền bệnh trong khu vực chăn nuôi

Nội dung tóm tắt1 Bệnh cước chân là gì?2 Nguyên nhân3 Triệu chứng trên trâu, bò4 Biện pháp bảo vệ trâu, bò5 Phác đồ điều trị Bệnh cước chân là gì? Bệnh cước chân là bệnh sưng thũng chân do co thắt mao mạch ngoại vi ở chân trâu, bò. Bệnh xuất hiện vào các […]

Viêm thanh khí quản truyền nhiễm (ILT) là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với mức độ lây lan nhanh, gây thiệt hại kinh tế lớn. Do vậy, cần có các giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả để giảm thiểu các tổn thất trong trang trại. Nguyên nhân gây bệnh Virus gây bệnh ILT […]

Không ít chủ nuôi đã phải đối mặt với tình huống khẩn cấp khi thú cưng của họ gặp vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Trong những trường hợp như vậy, việc sử dụng thuốc thú y có thể là một giải pháp tạm thời để cứu chữa cho chó, mèo, hoặc các loài […]

Bệnh viêm tai ở chó mèo là căn bệnh phổ biến, trung bình cứ 10 con thì có đến 2 con mắc. Mặc dù bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng chó, mèo nhưng lại có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của chúng. Các chuyên gia thú y của Việt Anh VIAVET […]

Sáng ngày 20/10/2023, Ban chấp hành Công đoàn – Công ty CP đầu tư liên doanh Việt Anh đã gửi đến toàn bộ phái đẹp của công ty những bông hoa tươi đẹp nhất và tấm thiệp chúc mừng, nhân Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10. Phụ nữ Việt Nam dù ở trong bất cứ […]