Bệnh cúm lợn được biết đến là một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính có thể nhanh chóng lây lan gây bệnh trên lợn và cả người. Là một bệnh lý nguy hiểm với khả năng nhiễm bệnh trên toàn đàn lên tới 100% trong cùng 1 thời điểm, và nếu lợn mắc bệnh bội nhiễm các bệnh kế phát khác, tỷ lệ chết có thể lên tới 100%. Đứng trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của dịch, cần khẩn cấp thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu tối đa tỷ lệ thiệt hại trong chăn nuôi cùng những ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Nguyên nhân gây bệnh cúm lợn
Bệnh cúm lợn do virus cúm type A thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi lợn, tuy nhiên lợn từ 1- 5 tuần tuổi là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh nặng nhất và chết nhiều nhất.
Hiện nay các nhà khoa học đã phân lập và xác định được nhiều chủng virus thuộc type A có 9 kháng nguyên N xếp từ N1, N2, N3…. N9 và 16 kháng nguyên H từ H1, H2, H3… H16. Trong đó từ 9N và 16H có thể tạo ra 144 virus cúm và chúng có thể gây ra 256 dạng cúm cho người và cả động vật.
Virus cúm gây bệnh cho người và lợn có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên từ 3 đến 30 ngày và vẫn giữ nguyên độc lực. Virus cúm sẽ bị diệt dưới ánh sáng mặt trời và nhiệt độ lớn hơn 65⁰C trong 30 phút.
Đặc điểm dịch tễ
Bệnh cúm lợn là bệnh lý truyền nhiễm cấp tính được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nhóm A, tức là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm. Bệnh cúm lợn có thể lây truyền sang cho gia cầm và cả người. Đường lây truyền chính của bệnh là thông qua đường hô hấp.
Bệnh phát ra quanh năm, nhưng có xu hướng diễn ra vào các mùa như thu và mùa đông khi thời tiết ấm sang thời tiết lạnh. Virus cúm lợn có thể tồn tại ở các đàn lợn trong suốt cả năm, kể cả trên đối tượng lợn khỏe. Tỷ lệ mắc bệnh cúm trên lợn khá cao, có thể đến 100% tổng đàn lợn và tỷ lệ chết khi lợn mắc bội nhiễm các bệnh truyền nhiễm khác cũng cao đáng kể gây thiệt hại nghiêm trọng đến kinh tế chăn nuôi.
Triệu chứng bệnh biết bệnh cúm lợn
Sau khi nhiễm virus gây bệnh, thời gian ủ bệnh cúm trên lợn rơi vào khoảng từ 2- 5 ngày, một số ít trường hợp có thể lên đến 14 ngày.
Trường hợp lợn bị bệnh cúm ở thể cấp tính thường diễn ra đột ngột, bùng phát và lây lan nhanh chóng ra toàn đàn với tỷ lệ chết gần như là 100%. Lợn nhiễm cúm thể cấp tính thường có một số triệu chứng bệnh lâm sàng như sau:
- Sốt cao 41,5- 42⁰C.
- Lợn uể oải nằm tụm đống với nhau, khi bị xua đuổi thì đứng lên đi loạng choạng, run rẩy sau đó nằm bệt xuống.
- Lợn xuất hiện tình trạng thở khó và thở nhanh với tư thế ngồi như chó.
- Ăn kém hoặc bỏ ăn.
- Chảy nước mắt, nước mũi.
- Phần da mềm trên cơ thể lợn xuất hiện những mảng phát ban đỏ ở mõm, tai, chân.
Những triệu chứng lâm sàng của bệnh cúm trên heo thường diễn ra rất nặng trong 2- 4 ngày đầu, sau đó cũng giảm dần nhanh chóng và sức khoẻ của lợn cũng được hồi phục sau 6 – 7 ngày phát bệnh. Tuy nhiên có một số trường hợp, một số ít lợn nhiễm bệnh vẫn xuất hiện tình trạng thở khó và ho không giảm do viêm đường hô hấp chính phát và thứ phát.
Lợn từ 1- 5 tuổi thường bị lây nhiễm với tỷ lệ cao và tỷ lệ chết cũng lên đến 100%, trong khi đó, phần lớn lợn trên 5 tuần tuổi có tỷ lệ chết chỉ rơi vào khoảng 4- 5%. Lợn nhiễm bệnh bị chết chủ yếu do viêm phế quản – phổi nặng và trong trường hợp nếu bị nhiễm thêm các vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp khác như: Mycoplasma, tụ huyết trùng (Pasteurella), liên cầu khuẩn (Streptococcus)… thì tỷ lệ chết sẽ cao hơn rất nhiều.
Trường hợp lợn nái nhiễm virus cúm khi mang thai, tiến triển bệnh sẽ nặng hơn so với lợn vỗ béo và thường bị sảy thai sau 3- 5 ngày phát bệnh. Nếu lợn nái nhiễm bệnh không bị sảy thai thì lợn con sinh ra sẽ yếu ớt, khó nuôi và chết dần.
Phòng bệnh
Do khả năng lây lan nhanh chóng dễ bùng phát thành dịch bệnh cùng tỷ lệ tử vong gần như đến 100% trên đối tượng lợn 1-5 tuổi. Cần đề cao công tác phòng bệnh cúm lợn để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế chăn nuôi cho bà con chủ cơ sở chăn nuôi. Một số nguyên tắc, chủ chăn nuôi cần tuân thủ thực hiện trong quá trình phòng bệnh cúm trên lợn bao gồm:
- Nuôi riêng biệt lợn ở các lứa tuổi khác nhau, không cùng khu vực với một số loài gia cầm và chim hoang khác.
- Theo dõi và nhanh chóng phát hiện bệnh trên lợn thông qua các triệu chứng lâm sàng.
- Với đàn lợn nghi nhiễm bệnh cần kết hợp kiểm tra huyết thanh để chẩn đoán bệnh và đưa ra được hướng xử lý nhanh chóng và kịp thời.
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các biện pháp vệ sinh thú y: Định kỳ và thường xuyên phun thuốc sát trùng để làm sạch chuồng trại, có thể sử dụng các chế phẩm như Fordecid, Via Bencovet, Via Iodine.
- Giữ chuồng luôn khô sạch, thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
- Ủ phân để diệt mầm bệnh ở khu vực chăn nuôi.
- Tiến hành tiêm vacxin cho đàn lợn ở khu vực có dịch bệnh lưu hành hoặc trên tất cả các trại lợn giống (nếu có điều kiện).
Hiện nay trên thị trường có khá nhiều chế phẩm vacxin được sử dụng trong dự phòng bệnh cúm lợn. Các chế phẩm vacxin có thể ở dạng đơn tác dụng, chỉ có tác dụng dự phòng bệnh cúm lợn, hoặc dạng đa tác dụng tức chế phẩm được bào chế để dự phòng nhiều bệnh lý trong đó có cúm lợn. Để lựa chọn được loại vacxin phù hợp cần căn cứ vào tình hình dịch tễ địa phương cũng như tình trạng sức khỏe của đàn nuôi, dưới sự tư vấn của các chuyên gia y tế. Bên cạnh đó trong quá trình tiêm vacxin cho đàn heo cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Điều trị bệnh cúm lợn
Tính đến hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu bệnh cúm lợn. Do đó khi lợn nhiễm bệnh, nguyên tắc điều trị bao gồm tăng cường sức đề kháng cho lợn nhiễm bệnh và chống nhiễm khuẩn thứ phát.
Các biện pháp tăng cường đề kháng
Để tăng cường sức đề kháng cho lợn nhiễm bệnh bà con chăn nuôi cần áp dụng một số biện pháp như:
- Cho lợn uống đủ nước sạch và mát.
- Sử dụng sản phẩm bù điện giải: Ulyte Vit C cốm, VIA–ELECTRAL…
- Kết hợp sử dụng thuốc hạ sốt trong trường hợp lợn có sốt cao: Az.para C với thành phần Paracetamol cùng các tá dược như: Betaglucan, Kẽm gluconate, Acid ascorbic… giúp lợn nhanh chóng hạ sốt, tăng cường đề kháng và kích thích hệ miễn dịch. Tham khảo thêm một số sản phẩm tương tự như: Gluco KC bamin, Viagine+C ….
- Tăng cường đề kháng, kích thích thèm ăn bằng một số chế phẩm như: AZ.KTMD (Beta Glucan C), LIQUID HEALTH KTMD, AZ CALCI PLUS, VIAHEPATOL+B12…
Ngoài ra trong quá trình chăm sóc lợn nhiễm bệnh, cần lưu ý cho lợn sử dụng thức ăn nhẹ dễ tiêu. Tăng cường bổ sung thêm rau xanh vào chế độ ăn uống hàng ngày của heo sẽ giúp heo nhiễm bệnh nhanh chóng hồi phục.
Chống nhiễm khuẩn thứ phát
Việc nhiễm khuẩn thứ phát khiến tỷ lệ tử vong trên heo bị cúm gia tăng. Do đó trong nguyên tắc điều trị cúm cho lợn cần sử dụng thêm các chế phẩm để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát.
Sử dụng các kháng sinh phù hợp trộn vào trộn thức ăn, hoặc pha nước cho uống theo hướng dẫn cụ thể của nhà sản xuất. Có thể sử dụng kháng sinh dùng trong điều trị bệnh suyễn lợn để phòng ngừa các bệnh thứ phát và giảm tỷ lệ chết trên heo. Cần sử dụng thuốc kháng sinh cho cả đàn heo bao gồm cả nhiễm bệnh và không nhiễm bệnh ở cùng chuồng trong thời gian 4-5 ngày liên tục để đạt hiệu quả phòng ngừa.
Bên cạnh việc tăng cường đề kháng và chống nhiễm khuẩn thứ phát cho lợn nhiễm bệnh cúm. Ngay khi phát hiện heo nhiễm bệnh cần tiến hành cách ly chuồng có lợn bị cúm với các chuồng khác. Tuyệt đối không di chuyển lợn bệnh ra khỏi chuồng nuôi mà phải bao vây, tiến hành tiêu độc triệt để khu vực chuồng trại chăn nuôi bằng việc phun thuốc sát trùng mạnh xung quanh chuồng. Lưu ý cần cử người nuôi riêng chuồng có lợn nhiễm bệnh với đầy đủ các trang bị bảo hộ (áo quần bảo hộ, khẩu trang, găng tay, ủng, kính và mũ bảo hộ).
Thuốc thú y Việt Anh Viavet hy vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp tới bà con thực sự hữu ích và giúp bà con có cái nhìn tổng quan nhất về bệnh cúm lợn – một bệnh lý truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm cần tiến hành dự phòng khẩn cấp.
Việt Anh Viavet hiện đang được đánh giá là một trong những công ty hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thuốc thú y tại Việt Nam. Viavet đang ngày càng cố gắng hoàn thiện để mang tới các sản phẩm thuốc thú y chất lượng cao, giá cả hợp lý cho hệ thống chăn nuôi trong và ngoài nước. Từ đó tham gia sâu rộng và hiệu quả vào hoạt động chăn nuôi giúp bà con nông dân ngày càng phát triển ổn định và bền vững.
Không chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng cho chăn nuôi, Việt Anh Viavet còn luôn cố gắng cung cấp tới bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất liên quan đến việc chăn nuôi sao cho hiệu quả nhất. Vì vậy, bà con hãy liên lạc ngay với chúng tôi khi cần hỗ trợ, tư vấn về chăn nuôi cùng các sản phẩm phục vụ quá trình chăn nuôi, chúng tôi hân hạnh được phục vụ và đồng hành cùng bà con. Mọi thông tin vui lòng liên hệ hotline: 0981 402 192 để được các chuyên gia từ Việt Anh Viavet tư vấn tận tâm nhất.