Tìm hiểu về bệnh cúm ở gà

Ngày nay bệnh cúm gia cầm đã trở thành một loại bệnh xuất hiện với tần suất nhiều và cũng gây ảnh hưởng đáng kể đến những hộ chăn nuôi gia cầm. Sau đây, hãy cùng Vietanhviavet tìm hiểu về bệnh cúm ở gà.

H5N1 là gì?

Vậy bệnh cúm a h5n1 là gì?Sau đây sẽ là một số thông tin về loại bệnh này: 

H5N1 là một phân nhóm của virus cúm A (influenza A virus) phổ biến ở các loài chim và gia cầm. Giống như tất cả các loại vi-rút cúm, vi-rút A/H5N1 lây truyền qua chim, gia cầm và các động vật khác và có thể lây nhiễm và giết chết con người.

Xem thêm:Thuốc – Chế phẩm bổ, trợ lực, hạ sốt, tiêu viêm

Đặc điểm cấu trúc của virus cúm A H5N1

Vi-rút cúm A H5N1 có hai cấu trúc kháng nguyên: kháng nguyên hemagglutinin (H) và neuraminidase (N), cả hai đều có trong vỏ vi-rút và bản chất là glycoprotein. Trong đó, kháng nguyên H giúp virus dễ dàng gắn vào tế bào và kháng nguyên N giúp virus dễ dàng xâm nhập vào tế bào vật chủ. Kháng nguyên H là đặc hiệu cho loại vi-rút và kháng nguyên N là đặc hiệu cho thứ tuýt . Cấu trúc H và N của vi-rút cúm khác nhau trong mỗi phân nhóm.

Hiện tại có 18 cấu trúc kháng nguyên H (H1 đến H18) và 11 N (N1 đến N11) khác nhau. Virus cúm có tỷ lệ đột biến cao và các kháng nguyên bề mặt dễ bị đột biến. Những đột biến rõ ràng nhất là ở kháng nguyên H và N, và chỉ những biến đổi nhỏ cũng dẫn đến thay đổi kháng nguyên, tạo ra các chủng cúm mới.

Đây là nguyên nhân chính khiến H5N1 gây ra các vụ dịch cúm lớn, thường xảy ra vào mùa đông và đầu mùa xuân. Đại dịch cúm thường dẫn đến những thay đổi cơ bản trong bộ gen của vi-rút cúm A, dẫn đến các loại vi-rút mới.

Triệu chứng đặc trưng của bệnh cúm ở gà

Triệu chứng đặc trưng của bệnh cúm gia cầm
Triệu chứng đặc trưng của bệnh cúm gia cầm

Thời gian ủ bệnh cúm ở gà là vài giờ đến 3 ngày. Gà sẽ bị sốt, bỏ ăn, khó thở, phải há mỏ để thở, có dịch ở mũi và miệng, chảy nước mắt không cầm được. Gà bị tiêu chảy, phân có màu vàng xanh có mùi tanh. Mào sưng tấy, xung huyết và có màu đỏ sẫm.

Một dấu hiệu đặc trưng của cúm gia cầm là cục máu đông trên da chân. Thỉnh thoảng có triệu chứng thần kinh như đi loạng choạng, quay cuồng rồi lăn ra chết. Hiện chưa có thuốc đặc trị cúm gia cầm nên việc phòng ngừa là ưu tiên hàng đầu.

Đàn gia cầm cần được tiêm phòng đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh truyền nhiễm, trong đó có vắc xin cúm A/HN. Nên cho gà ăn BIO-VITAMIN C 10% BIO-ELECTROLYTES vài ngày trước khi tiêm phòng để giảm stress, tăng sức đề kháng và tạo miễn dịch tốt cho gà sau khi tiêm phòng.

Cung cấp đủ chất dinh dưỡng và giữ ấm chuồng trại khi thời tiết lạnh. Gà, vịt cũng dễ bị nhiễm giun làm gà chậm lớn, suy giảm hệ miễn dịch nên dùng BIO-LEVAXANTEL để tẩy giun cho gà, vịt với liều 1ml/5kg thể trọng. Sau khi dùng thuốc xổ vài ngày nên pha BIO-VITASOL, BIO-AMINOSOL và BIO-VITAFORT để tăng sức đề kháng cho gà.

Sau mỗi lần xuất bán gà nên dọn phân, chất độn chuồng, máng ăn, máng uống, sát trùng kỹ chuồng trại và các dụng cụ, sau đó để trống chuồng một thời gian mới nuôi lứa sau.

Các loài chim như vịt xiêm, vịt, chim trời cũng có thể truyền bệnh nhưng chúng không có triệu chứng, vi rút có trong nước dãi của chúng và có thể lây lan từ nơi này sang nơi khác trong quá trình chúng đi kiếm ăn. Vì vậy, người chăn nuôi không nên thả gà, vịt, ngan, ngỗng ở những nơi có nhiều chim trời đến kiếm ăn, không nên chăn thả thủy cầm ngoài trời để tránh lây lan dịch bệnh, mầm bệnh trong quá trình chăn thả. Không nuôi gà, vịt , vịt xiêm chung để tránh lây bệnh từ vịt sang gà.

Phòng bệnh khi trong vùng có dịch xảy ra

Virus gây bệnh cúm ở gà này lây lan theo 2 con đường: đường hô hấp và đường tiêu hóa. Mầm bệnh có trong không khí đi qua đường hô hấp, hoặc mầm bệnh có trong thức ăn, nước uống theo đường tiêu hóa để xâm nhập vào cơ thể của gia cầm. Virus cúm gia cầm có thể tồn tại trong môi trường tự nhiên khá lâu, từ hai tuần đến một tháng hoặc hơn, có thể dễ dàng bị tiêu diệt bởi thuốc sát trùng như BIO-GUARD , BIOXIDE , BIODINE, BIOSEPT

Phòng bệnh khi trong vùng có dịch xảy ra
Phòng bệnh khi trong vùng có dịch xảy ra

Nếu có nguy cơ xảy ra dịch bệnh, hãy phun một trong các chất khử trùng trong hai ngày một lần để ngăn chặn sự xâm nhập và lây lan của mầm bệnh.

Bổ sung BIO-VITAMIN C 10% vào nước uống cho gia cầm để tăng sức đề kháng cho gia cầm.

Hạn chế người lạ vào trại. 

Trong mọi trường hợp không được buôn bán, nhập lậu gia cầm, trứng gia cầm, gà giống tại khu vực giáp ranh biên giới nơi không có giấy kiểm dịch thú y của cơ quan có thẩm quyền .

Nếu trong trang trại nơi nuôi gia cầm có gia cầm chết, không rõ gia cầm chết vì bệnh gì thì nên báo thú y nhưng tuyệt đối không được đem gia cầm ra khỏi sân, không bán lấy thịt, vứt xác ra ruộng, sông, suối hoặc bỏ gia cầm chết vào bao ni lông, cột chặt, cho vào hố sâu và rắc vôi bụi và lấp đầy đất và nện kỷ.

Hạn chế người lạ vào trại. 
Hạn chế người lạ vào trại.

Xem thêm: Thuốc thú y giải độc gan thận – “bài toán” không thể thiếu giúp vật nuôi khỏe mạnh

Trên đây là những thông tin về bệnh cúm ở gà mà vietanhviavet muốn mang đến cho bạn đọc. Hy vọng bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức hữu ích.

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH

Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Liên Phương, Xã Liên Phương, Huyện Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 024 3376 5468 – 024 3376 5466

Email: contact@vietanhviavet.com – vietanhviavet@gmail.com

CHI NHÁNH MIỀN NAM

Địa chỉ: Số 12, Ấp Thanh Hóa, Xã Hố Nai 3, Huyện Trảng Bom, Đồng Nai, Việt Nam

CÔNG TY CP ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH – MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3
CÔNG TY CP ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH – MỪNG NGÀY QUỐC TẾ PHỤ NỮ 8/3

Nội dung tóm tắt1 HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CP ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH2 Lãnh đạo công ty cổ phần đầu tư liên doanh Việt Anh tặng quà 8/3 HOẠT ĐỘNG CÔNG TY CP ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH Sáng ngày 08/03/2023, Công đoàn Công ty CP đầu tư liên doanh Việt Anh […]

 Tìm hiểu những thông tin về thuốc thú y kháng viêm 
 Tìm hiểu những thông tin về thuốc thú y kháng viêm 

Nội dung tóm tắt1 Hiện trạng sử dụng  thuốc kháng sinh kháng viêm gia súc 2 Có nên sử dụng thuốc kháng viêm cho gia súc không?3 Thuốc kháng sinh kháng viêm gia súc nổi bật3.1 Thuốc kháng sinh Az.Cepty 100LA3.2 Thuốc kháng viêm Xiamoxyl 15% LA3.3 Thuốc kháng viêm Via. Gentamox4 Một số triệu chứng […]

Ngành chăn nuôi gà và những điều cần biết về các bệnh ở gà
Ngành chăn nuôi gà và những điều cần biết về các bệnh ở gà

Nội dung tóm tắt1 Tổng quan về tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam hiện nay2 Các tiêu chí chăn nuôi gà đạt chuẩn2.1 Tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng chuồng trại2.2 Tiêu chuẩn chọn giống gà phù hợp2.3 Tiêu chuẩn thức ăn cho gà2.4 Tiêu chuẩn vệ sinh chuồng trại3 Điểm qua […]

Bạn có biết về bệnh ghẻ? – nhận biết bệnh ghẻ ở vật nuôi và cách điều trị 
Bạn có biết về bệnh ghẻ? – nhận biết bệnh ghẻ ở vật nuôi và cách điều trị 

Nội dung tóm tắt1 Giới thiệu về bệnh ghẻ ở vật nuôi2 Có những loại bệnh ghẻ nào xuất hiện ở động vật?2.1 Bệnh ghẻ demodex ở chó: 2.2 Bệnh ghẻ Sarcoptes ở chó:3 Bệnh ghẻ có nguy hiểm cho vật nuôi hay không?4 Hướng dẫn cách điều trị bệnh ghẻ cho vật nuôi hiệu quả […]

Những thông tin hữu ích cần biết về cầu trùng trên heo
Những thông tin hữu ích cần biết về cầu trùng trên heo

Nội dung tóm tắt1 Tác nhân gây nên bệnh cầu trùng trên heo2 Triệu chứng của bệnh cầu trùng trên heo3 Bệnh tích bệnh cầu trùng trên heo4 Cách trị bệnh cầu trùng trên heo Lợn là vật nuôi có lợi nhuận và phổ biến ở nước ta. Tuy nhiên, trong chăn nuôi lợn không […]