BỆNH ĐẦU ĐEN TRÊN GÀ – NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CÁCH PHÒNG VÀ ĐIỀU TRỊ

Bệnh đầu đen (tên khoa học là Histomoniasis) là bệnh ký sinh trùng do đơn bào Histomonas Meleagridis gây ra trên gà, còn gọi là bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm, bệnh kén ruột thừa.

Gà mắc bệnh khi ăn phải trứng giun kim có chứa Histomonas. Mặt khác, khi bị thải ra khỏi cơ thể gà, trứng giun kim lại được giun đất ăn vào, tồn tại rất lâu trong môi trường khu vực chăn nuôi, tỉ lệ tái bệnh cho những đàn sau luôn rất cao.
Bệnh xảy ra ở tuổi gà sau 2 tuần tới 3-4 tháng tuổi, thực tế với các giống gà nuôi thả vườn, bệnh xảy ra sau 1 tháng tuổi là mạnh nhất, tuổi gà càng cao bệnh càng nặng.

Một số dấu hiệu nhận biết bệnh thường gặp như:

– Triệu chứng bên ngoài:

+ Gà mắc bệnh ủ rũ, sốt cao lên đến 44 độ C, rụt cổ, mắt nhắm, run rẩy, rúc đầu vào cánh

+ Gà đứng tụm chỗ có nắng ấm, phân sáp vàng, sáp đen, hoặc giống gạch cua…

+ Mỏ gà dài, mắt hõm sâu, quầng mắt xanh tím và lan lên đầu (đầu gà bị đen).

– Triệu chứng bên trong:

+ Ðặc trưng nhất là gan sưng to và xuất hiện những vết hoại tử hơi lõm, tròn như hoa cúc, có viền trắng.

+ Manh tràng sưng to, thành ruột tăng sinh dày, gồ ghề, chất chứa bên trong có dạng cứng chắc, màu trắng tạo khối như kén.


Đây là bệnh lây lan nhanh, tỉ lệ chết đến 80-90%, gây thiệt hại lớn trong sản xuất chăn nuôi gia cầm.

Dưới đây là một số biện pháp phòng bệnh đầu đen và phác đồ điều trị hiệu quả từ các chuyên gia kỹ thuật thú y của VIAVET, bà con áp dụng cho đàn gà của mình để giảm thiểu rủi ro mắc bệnh ở vật nuôi, gia tăng hiệu quả chăn nuôi.
* PHÒNG BỆNH
– Vệ sinh chuồng trại: Khử trùng khu vực chăn thả, tẩy giun định kì cho gà và dọn sạch phân sau khi tẩy. Rắc vôi trong khu vực chăn nuôi để loại bỏ giun đất, giun kim.
– Ðảm bảo thời gian trống chuồng sau mỗi lứa gà, không nuôi chung gà tây với các giống gà khác, không nuôi gà nhiều lứa tuổi trong cùng một khu vực.
– Hạn chế thả gà ra vườn khi trời mới mưa.
– Ở những vùng đã có bệnh, khi gà trên 20 ngày tuổi, có thể cho uống dung dịch: 1g thuốc tím hoặc 2g sulfat đồng pha với 10 lít nước cho gà uống trong 1 – 2 giờ, nếu thừa phải đổ bỏ, cứ 20 ngày cho gà uống một lần.
* PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ BỆNH
Ngày 1:
Sáng: Cần tẩy giun lại cho cả đàn, sử dụng ALBENFORTE 1ml/8kgTT

Chiều: Sử dụng Hạ sốt và giải độc gan thận (thêm Paravacin CVIA Hepa Thảo dược)
Ngày 2 – ngày 3:
Hạ sốt: Paravacin C liều 1ml/10kg thể trọng
Sử dụng kháng sinh đặc trị đầu đen:
Sáng: DAISUMO liều 1g/15 kgTT trộn thức ăn hoặc pha nước
Chiều: B.M.D Bacitracin (Gold) liều 1g/20 kgTT trộn thức ăn
Bổ trợ: Gluco KCE Captox + VIA Hepa thảo dược hoặc Liquid Health KTMD + VIABIO Men sống gà vịt N101 pha nước uống cả ngày.
Ngày 4 – ngày 6:
Sáng: DAISUMO liều 1g/15 kgTT trộn thức ăn hoặc pha nước
Chiều: MOXYCOLI NANO liều 1g/20kgTT trộn thức ăn hoặc pha nước
Tiếp tục dùng hạ sốt nếu đàn gà chưa cắt sốt
Bổ trợ: Gluco KCE Captox + VIA Hepa thảo dược hoặc Liquid Heath KTMD + VIABIO Men sống gà vịt N101 pha nước uống cả ngày.
* Trường hợp bệnh nặng và thuốc uống không có hiệu quả: Có thể tham khảo phác đồ tiêm: Methocin kết hợp được với các sản phẩm hỗ trợ khác như Hạ sốt
Ngoài ra sử dụng kháng sinh: Amox Coli Nano, AZQuinotec 23… để hỗ trợ tiêu diệt các vi khuẩn đường tiêu hoá khác kế phát.
(Lưu ý: Chai thuốc Methocin dành cho gia cầm chai màu đỏ)

Bệnh dịch tả lợn là gì?
Bệnh dịch tả lợn là gì?

Nội dung tóm tắt1 Nguyên nhân gây ra bệnh dịch tả lợn2 Triệu chứng của bệnh dịch tả lợn3 Cách phòng tránh bệnh dịch tả lợn4 Các biện pháp kiểm soát bệnh dịch tả lợn5 Những điều cần biết về vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn6 Các giải pháp để tiêu diệt virus gây […]

Cơ chế hoạt động của các nhóm kháng sinh trong thú y
Cơ chế hoạt động của các nhóm kháng sinh trong thú y

Nội dung tóm tắt1 Các nhóm kháng sinh trong thú y là gì?1.1 1. Penicillin và các loại kháng sinh beta-lactam khác1.2 2. Tetracyclines1.3 3. Macrolides1.4 4. Aminoglycosides1.5 6. Sulphonamides2 Tác dụng của kháng sinh trong thú y3 Những tác động phụ của việc sử dụng kháng sinh trong thú y4 Kháng sinh tổng hợp […]

3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, tiêu hóa tốt và tăng trọng nhanh
3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, tiêu hóa tốt và tăng trọng nhanh

Nội dung tóm tắt1 Quy trình úm gà con mới nở theo từng giai đoạn1.1 Úm gà là gì?1.2 Cần chuẩn bị những gì để thực hiện úm gà con2 Điều quan trọng chú ý khi úm gà con 3 Giới thiệu 3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, vỗ béo giai đoạn xuất bán3.1 Thuốc […]

Thuốc trị gà rù và những lưu ý quan trọng trong phòng, chữa bệnh
Thuốc trị gà rù và những lưu ý quan trọng trong phòng, chữa bệnh

Nội dung tóm tắt1 Nguyên nhân gây bệnh gà rù2 Triệu chứng của bệnh gà rù3 Phòng bệnh bằng thuốc trị gà rù4 Làm gì khi gà mắc bệnh? Bệnh gà rù hay Niucatxơn là một trong những căn bệnh rất phổ biến và nguy hiểm. Bệnh có thể xuất hiện vào bất kì thời […]

Những lưu ý và biến chứng khi sử dụng dung dịch kháng sinh tiêm nhất định phải biết
Những lưu ý và biến chứng khi sử dụng dung dịch kháng sinh tiêm nhất định phải biết

Nội dung tóm tắt1 Phân loại dung dịch kháng sinh tiêm trong chăn nuôi2 Nguyên tắc cần biết khi sử dụng kháng sinh3 Những biến chứng khi sử dụng dung dịch kháng sinh tiêm4 Cách xử lý khi gặp biến chứng đối với dung dịch kháng sinh tiêm Trong bài viết này, VietAnhVIAVET chia sẻ […]