BỆNH GHẺ

Trâu, bò, dê thường mắc bệnh ghẻ do Sarcoptes scabiei, Pseuroptes natalensis và Chorioptes. Ba loại ghẻ này đều ký sinh ở biểu bì của da. Riêng loài Chorioptes thường ký sinh ở vùng móng chân và vành tai .

Trâu, bò, dê thường mắc bệnh ghẻ do Sarcoptes scabiei, Pseuroptes natalensis và Chorioptes. Ba loại ghẻ này đều ký sinh ở biểu bì của da. Riêng loài Chorioptes thường ký sinh ở vùng móng chân và vành tai . 

Triệu chứng

Ghẻ ký sinh và gây ra các đường rãnh trong biểu bì, phá hoại mặt da, gây ngứa mẩn, con vật luôn cọ xát da vào tường và các gốc cây, tạo ra các vết xây xát trên da, làm rụng lông. Trên da nổi mụn đỏ từng đám, mọng nước, tập trung ở những chỗ da mềm như rìa tai, nách, bẹn, quanh vú. Bệnh nặng, các đám da mẩn đỏ có ở hầu hết trên mặt da. Chỗ da ghẻ bị sần sùi và rụng trụi lông.

Trâu bò bị nhiễm trùng thứ phát thường có các mụn mủ trên mặt da. Các mụn mủ vỡ ra, chảy mủ và dịch vàng, tạo ra các vùng lở loét, sau đó sẽ đóng vảy khô màu nâu và lan sang các mụn loét khác. Một số trâu bò bị biến chứng viêm loét vùng vú, dịch hoàn, và viêm tai.

Ở thỏ thường thấy loại ghẻ tai do loài Psoroptes gây ra. Thỏ con theo mẹ và thỏ 1-2 tháng tuổi có thể đã nhiễm ghẻ nhưng ít biểu hiện ra triệu chứng lâm sàng. Từ hai tháng tuổi trở đi bệnh mới phát triển nhanh, thỏ ngứa, rụng lông và đóng vảy. Thỏ ngứa lấy hai chân trước cào vuốt tai vào mồm cắn, lắc đầu, dụi đầu vào thành lồng hoặc đồ vật xung quanh, hai chân trước vẫy vẫy. Ở các điểm ghẻ lúc đầu thấy rụng lông, sau đó thấy các vảy rộp trắng xám, dầy cộp dần lên và khô cứng lại. Đôi khi dưới vảy ghẻ có mủ do nhiễm trùng gây viêm da. 

Phòng bệnh

Tắm chải gia súc hàng ngày.
Vệ sinh bãi chăn và chuồng nuôi. Định kỳ phun thuốc diệt côn trùng và tiêu độc chuổng trại định kỳ hàng tháng.
Kiểm tra thường xuyên đàn gia súc để phát hiện cách ly và điều trị kịp thời.

Trị bệnh

Tắm chải sạch sẽ ,cọ sạch các vảy ghẻ, để ráo nước, bôi mỡ ghẻ vào chỗ da ghẻ, cách một ngày bôi một lần.
Tiêm dưới da Viamectin 25: 1ml/ 10kg thể trọng đễ diệt cái ghẻ

Tắm VIATOX SHAMPOO  mỗi tuần một lần

Hoặc xịt VIATOX mỗi tuần một lần chắc chắn hết ghẻ, nên phun cả ổ chó hay chỗ chó mèo nằm.

 
CÁCH PHÒNG CHỐNG NÓNG HIỆU QUẢ NHẤT CHO VẬT NUÔI VÀO MÙA HÈ
CÁCH PHÒNG CHỐNG NÓNG HIỆU QUẢ NHẤT CHO VẬT NUÔI VÀO MÙA HÈ

Trong những ngày qua, thời tiết nắng nóng đã bắt đầu tăng cao. Một số địa phương có nắng nóng cục bộ, nhiệt độ lên tới 42 độ C và gây cảm giác oi bức. Khi thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiệt độ tăng cao, sẽ làm cho vật nuôi giảm sức đề kháng, […]

TẬP HUẤN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN NĂM 2023 – CÔNG TY CP ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH
TẬP HUẤN AN TOÀN, VỆ SINH LAO ĐỘNG CHO CÁN BỘ CÔNG NHÂN VIÊN NĂM 2023 – CÔNG TY CP ĐẦU TƯ LIÊN DOANH VIỆT ANH

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là yếu tố cần thiết để hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả. Nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng và giải pháp xử lý – phòng tránh cho cán bộ công nhân viên trong công ty về an toàn vệ sinh lao động năm 2023, […]

Bệnh dịch tả lợn là gì?
Bệnh dịch tả lợn là gì?

Nội dung tóm tắt1 Nguyên nhân gây ra bệnh dịch tả lợn2 Triệu chứng của bệnh dịch tả lợn3 Cách phòng tránh bệnh dịch tả lợn4 Các biện pháp kiểm soát bệnh dịch tả lợn5 Những điều cần biết về vắc xin phòng bệnh dịch tả lợn6 Các giải pháp để tiêu diệt virus gây […]

Cơ chế hoạt động của các nhóm kháng sinh trong thú y
Cơ chế hoạt động của các nhóm kháng sinh trong thú y

Nội dung tóm tắt1 Các nhóm kháng sinh trong thú y là gì?1.1 1. Penicillin và các loại kháng sinh beta-lactam khác1.2 2. Tetracyclines1.3 3. Macrolides1.4 4. Aminoglycosides1.5 6. Sulphonamides2 Tác dụng của kháng sinh trong thú y3 Những tác động phụ của việc sử dụng kháng sinh trong thú y4 Kháng sinh tổng hợp […]

3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, tiêu hóa tốt và tăng trọng nhanh
3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, tiêu hóa tốt và tăng trọng nhanh

Nội dung tóm tắt1 Quy trình úm gà con mới nở theo từng giai đoạn1.1 Úm gà là gì?1.2 Cần chuẩn bị những gì để thực hiện úm gà con2 Điều quan trọng chú ý khi úm gà con 3 Giới thiệu 3 loại thuốc cho gà ăn nhiều, vỗ béo giai đoạn xuất bán3.1 Thuốc […]