Bệnh giun dạ dày trên lợn và biện pháp dự phòng hiệu quả

Bệnh giun dạ dày trên lợn là bệnh lý tiêu hóa thường gặp trên đàn chăn nuôi, dù không quá nguy hiểm tuy nhiên bệnh khiến lợn lợn gầy còm, ốm yếu và giảm tỷ lệ sinh sản do đó ảnh hưởng đến hiệu suất chăn nuôi. Để hạn chế ảnh hưởng của bệnh đến hiệu suất kinh tế, bà con nên chủ động trong việc dự phòng bệnh giun dạ dày trên lợn, theo dõi ngay bài viết sau cùng Việt Anh Viavet.

Nguyên nhân gây bệnh giun dạ dày trên lợn

Bệnh giun dạ dày trên lợn có nguyên nhân gây bệnh chính là do loại giun tròn ký sinh trong dạ dày gây nên, bao gồm: Giun đỏ dạ dày (Hyostrongylus rubidus) và giun gai (Gnathostoma hispidum). 

Giun tròn hyostrongylus rubidus thuộc nhóm giun lươn hút máu và ký sinh trong dạ dày lợn. Con lớn nhất có kích thước lên tới 10mm với thân mảnh, có màu đỏ (loài hút máu) và ký sinh trong màng nhầy dạ dày lợn. Trứng giun tròn hyostrongylus mảnh có hình quả nhót và mang đặc trưng trứng của nhóm giun lươn.

Trong khi đó, giun Gnathostoma hispidum có kích thước lớn hơn H.rubidus. Giun đực dài có chiều dài 15-25 mm còn giun cái dài khoảng 22-45 mm. Toàn thân con giun Gnathostoma hispidum có phủ một lớp lông gai. Giun trưởng thành có khả năng bám sâu vào trong màng nhày cơ của dạ dày do đó tạo thành một ổ trong chứa đầy dịch đỏ hồng và khiến các vùng mô xung quanh bị viêm tấy. 

Bệnh giun dạ dày trên lợn  thường gặp trên lợn nái và lợn lớn hơn, ít khi gặp ở lợn con. Về đường lây truyền, giun cái sẽ đẻ trứng qua ống ruột tới phân sau đó trứng phát triển trở thành ấu trùng thông qua ký chủ trung gian và gây nhiễm ở lợn mới.

Triệu chứng bệnh trên lợn

Bệnh giun dạ dày trên lợn có nguyên nhân gây bệnh khác nhau, với mỗi chủng nguyên nhân khác nhau, triệu chứng bệnh lâm sàng trên lợn nhiễm bệnh cũng sẽ khác nhau. Bà con cần nắm vững triệu chứng bệnh để biết được lợn của chuồng nuôi đang nhiễm loại giun nào để có hướng điều trị phù hợp.

2 4

Với nguyên nhân gây bệnh vì giun tròn hyostrongylus rubidus thường chủ yếu ở lợn nái. Lợn nhiễm bệnh thường gầy yếu, giảm cân, xuất hiện các triệu chứng  như các niêm mạc trắng bệch biểu hiện của bệnh thiếu máu trầm trọng. Bên cạnh đó, trong trường hợp bệnh ở thể mãn tính, heo rơi vào trạng thái ủ rũ, ít vận động và kém ăn. Với lợn nái nếu mắc bệnh giun thường nhìn cằn cỗi, tỷ lệ sinh sản giảm đáng kể, đồng thời cũng chậm động dục và đẻ con nhỏ hơn bình thường khoảng 15-20%.

   Trường hợp heo nhiễm giun Gnathostoma hispidum, G.hispidum thường ký sinh chủ yếu ở 1/3 phần trên của dạ dày do đó sẽ gây ra tình trạng viêm loét và làm tổn thương thành dạ dày. Dạ dày xuất hiện nhiều vết loét, xung huyết từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn phát triển và tấn công cơ thể. Đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng kém ăn, gầy yếu và tăng trọng chậm trên lợn nhiễm bệnh. Trường hợp nhiễm nặng có thể gây tử vong trên đàn chăn nuôi.

Hướng dẫn dự phòng bệnh giun dạ dày trên lợn

Để chủ động phòng tránh bệnh giun dạ dày trên lợn xảy ra trên đàn chăn nuôi, bà con cần chủ động trong công tác dự phòng bệnh bằng cách thực hiện các thao tác sau:

  • Tẩy giun định kỳ cho heo, theo lộ trình và hướng dẫn từ các chuyên gia y tế và từ nhà sản xuất các sản phẩm tẩy giun
  • Ủ phân chuồng để diệt trứng theo phương pháp sinh học.
  • Dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại hàng ngày. Định kỳ tiến hành khu vực chăn nuôi và các dụng cụ chăn nuôi bằng các dung dịch có tính sát khuẩn như Via Iodine, Via Bencovet hay Fordecid.
  • Thực hiện nuôi dưỡng và chăm sóc đàn heo đúng khẩu phần, tăng cường sức khỏe, đề kháng cho heo trong đàn.

Chăm sóc và điều trị heo nhiễm giun dạ dày

Trong điều trị giun dạ dày trên heo cần đảm bảo nguyên tắc loại bỏ hết nguyên nhân gây bệnh và dự phòng các bệnh kế phát, đồng thời tăng cường thể lực cho heo giúp heo nhiễm bệnh nhanh chóng hồi phục. Các nhóm thuốc thường được sử dụng trong điều trị bệnh giun dạ dày trên heo bao gồm thuốc tẩy giun, thuốc kháng sinh và thuốc trợ sức trợ lực.

3 4

Dựa trên kinh nghiệm và kiến thức từ đội ngũ chuyên gia y tế là các giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ thú y, Việt Anh Viavet xin giới thiệu tới bà con một số thuốc được sử dụng trong điều trị bệnh giun dạ dày đạt hiệu quả cao, được ứng dụng trong chăn nuôi, sản xuất tại nhiều trang trại.

Sử dụng thuốc tẩy giun như:

  • VIA-LEVASOL với hoạt chất Levamison có tác dụng tẩy sạch giun đũa ký sinh trên heo, được sử dụng bằng cách pha nước uống hoặc trộn thức ăn với liều 100g/500kgTT/lần.
  • VIAMECTIN 25: thuốc đặc trị nội ngoại ký sinh trình với hoạt chất Ivermectin được tiêm dưới da với liều 1,5ml/10kgTT có tác dụng giúp tẩy sạch các loại nội ký sinh trong đó có giun đũa.
  • Trường hợp heo nhiễm bệnh bị viêm loét nặng do nhiễm khuẩn thứ phát cần kết hợp sử dụng thêm các loại kháng sinh như:
  • Ampi-Kana                           15mg/ kg TT., I.M.
  • Ampicillin                              7-10mg/kg TT, I.M, 2 lần/ ngày

Ngoài ra trong quá trình điều trị cho heo nhiễm bệnh vẫn cần lưu ý chăm sóc đầy đủ về chế độ dinh dưỡng cũng như môi trường chăn nuôi cho đàn heo để việc điều trị đạt hiệu quả sớm và tốt nhất. 

Bệnh giun dạ dày trên lợn là bệnh lý yêu cầu bà con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh trong quá trình chăn nuôi. Việc thực hiện một cách đầy đủ và nghiêm túc sẽ giúp bà con hạn chế được những thiệt hại về kinh tế do bệnh đem lại.

Trên đầy là những thông tin hữu ích được Việt Anh Viavet biên soạn lại, hy vọng bà con cảm thấy hài lòng về những thông tin trên. Việt Anh Viavet là một trong những công ty sản xuất thuốc thú y lâu đời và uy tín tại Việt Nam. Với khả năng cung ứng số lượng lớn sản phẩm thuốc thú y chất lượng tới hệ thống chăn nuôi trong và ngoài nước, chúng tôi vẫn luôn cố gắng không ngừng trong mục tiêu hướng tới xây dựng một hệ thống chăn nuôi vững mạnh. Luôn sẵn lòng phục vụ quý bà con, mọi thắc mắc cùng câu tư vấn liên quan quý khách hàng có thể liên lạc trực tiếp theo thông tin: 

Hotline: 024 3376 5468 – 024 3376 5466

Email: contact@vietanhviavet.com 

            vietanhviavet@gmail.com

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger