Ngày nay,vào ngày của mùa nắng, nóng gây ra rất nhiều ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi bò vì tác động của nền nhiệt độ cao làm giảm thu nhận thức ăn, giảm sức đề kháng ở bò và đồng thời là mùa sinh sôi phát triển của nhiều loài động vật và côn trùng gây ra bệnh ra bệnh ký sinh trùng đường máu.
Chính vì vậy, trong bài viết này hãy cùng vietanhviavet tìm hiểu về cách phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở bò hiệu quả nhé!
Tác nhân gây bệnh ký sinh trùng đường máu
Bệnh ký sinh trùng đường máu do một loại tiên mao trùng có tên Trypanosoma evansi sống ký dinh trong máu trên bò gây ra. Tiên mao trùng thường xuất hiện ở dạng đơn bào và có kích thước nhỏ, sống ký sinh di chuyển được trong máu một cách tự do. Chúng sẽ sinh sôi trong máu để hút chất dinh dưỡng và tiết ra các độc tố có thể giết chết con vật. Bệnh không kây trực tiếp từ con những con vật ốm sang con vật lành mà sẽ lây do loài ruồi trâu và mòng hút máu truyền bệnh. Bên cạnh đó, đỉa, vắt cũng có thế là môi trường truyền bệnh và còn có thể lây qua đường tiêu hóa, đường phân,…
Ngoài ra, Tiên mao trùng ký sinh trong máu hút các chất dinh dưỡng từ máu và gây ốm ở động vật. Và các độc Trypanoxin hủy hoại hồng cầu và ức chế cơ quan tạo máu gây ra các bệnh ỉa chảy, và có thể nhiễm ở mọi lứa tuổi. Bò rất mẫn cảm với bệnh này, do đó ở nước hay thấy bệnh này phát triển ở vào thời kỳ đông xuân kỳ xuân giá rét, thiếu cỏ, làm việc nặng.
Xem thêm: Dung dịch kháng sinh uống cho gia súc
Triệu chứng của bệnh ký sinh trùng đường máu ở bò
Tiên mao trùng ký sinh trong cơ thể chúng lấy đi các chất dinh dưỡng từ máu của vật chủ bằng phương thức thẩm thấu và làm cho gia súc bị suy yếu, thiếu máu, đề kháng và mất khả năng làm việc sống trong máu động vật, tiên mao trùng tạo ra độc tố gây ra tác động lên hệ thần kinh trung ương, làm rối loạn khu điều nhiệt, gây cho động vật sốt cao và có những cơn sốt gián đoạn.
Niêm mạc mắt tụ máu mầu đỏ tía, đôi khi có chấm máu, chảy nước mắt và mắt có nhiều dử đặc như keo. Có khi mắt sưng húp, sau 2 – 7 ngày mắt đỡ sưng. Niêm mạc mắt trở nên vàng nhạt hay sẫm. Các niêm mạc miệng, âm đạo cũng vàng. Thường thấy có thủy thũng ở hầu, ức, nách, chân, háng. Trước khi chết, nhiệt độ thân thể xuống thấp hoặc có một cơn sốt ngắn. Trường hợp bệnh rất nặng, con vật đột ngột sốt cao, bụng chướng to rồi lăn ra chết.
Bò bị bệnh thể hiện các triệu chứng: sốt cao, lên tới 40 – 410 C. Sốt 1 – 2 ngày liền, sau đó nhiệt độ hạ xuống mức bình thường.
Bệnh tích, chẩn đoán bệnh ký sinh trùng đường máu
Khi mổ khám con vật, thấy: máu rất loãng, màu hồng. Trong lồng ngực, xoang bụng, bao tim có nước màu vàng da cam. Những chỗ thủy thũng chứa chất nhầy như keo. Thịt nhão, mỡ lầy nhầy mầu vàng thẫm. Tim, phổi, lách đều sưng và tụ máu. Dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, ruột non và ruột già đều bị xuất huyết, tím bầm
Có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh như:
- Căn cứ vào những biểu hiện lâm sàng như mô tả trên: sốt cao và cách từng đợt, niêm mạc mắt vàng, thủy thũng chứa chất keo, ỉa chảy, suy nhược, thân sau liệt,
- Lấy máu xem tươi dưới kính hiển vi (đặc biệt lúc con vật đang sốt) sẽ thấy ký sinh trùng còn sống, bơi giữa các hồng huyết cầu chuyển động.
- Lấy máu, nhuộm Giemsa và quan sát dưới kính hiển vi cũng phát hiện ra ký sinh trùng.
- Lấy máu bò bệnh và tiêm truyền cho động vật thí nghiệm (thỏ, chuột bạch, chuột lang), sau 2 – 6 ngày có nhiều ký sinh trùng trong máu những động vật này.
- Phương pháp ngưng kết trực tiếp trên phiến kính.
- Chẩn đoán miễn dịch ELISA.
Cách phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở bò
Cách để phòng bệnh ký sinh đường đường ở bò cần tăng cường vệ sinh chuồng trại và môi trường xung quanh, tiêu diệt ruồi trâu và mòng. Phòng chống côn trùng hút máu và truyền bệnh, chuồng trại phải có tấm che chống ruồi mòng. Phát quang bờ bụi, lấp vũng nước, cống rãnh quanh chuồng và bãi thả để không có chỗ cư trú cho côn trùng. Nuôi dưỡng chăm sóc đàn bò tốt, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ. Cho ăn đầy đủ cỏ tươi, hỗn hợp tinh, bổ sung khoáng và vitamin.
Kiểm tra máu bò định kì 6 tháng/lần ở những vùng có bệnh, phát hiện và điều trị kịp thời để tránh việc lây lan sang con khác. Trâu bò ở miền núi trước khi đưa về xuôi cần kiểm tra máu phát hiện tiên mao trùng, tiêm thuốc chữa bệnh đồng thời phòng bệnh. Vùng hay có dịch nên tiêm phòng 2 lần/năm.
Xem thêm: Tìm hiểu về thuốc chữa gà khò khè
Trên đây là toàn bộ những tác nhân và cách phòng bệnh ký sinh trùng đường máu ở bò hiệu quả. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết này bạn sẽ có thêm nhiều biện pháp phòng bệnh ký sinh trùng đường máu cho đàn bò nhà mình.