BỆNH THAN Ở BÒ – NỖI LO CỦA BÀ CON

Trong chăn nuôi hiện nay, do khả năng gây chết rất nhanh, bệnh than ở bò (hay còn gọi là bệnh thân nhiệt thán) là nỗi ám ảnh với bà con. Với bài viết sau đây, Việt Anh Viavet hy vọng có thể cung cấp những thông tin hữu ích nhất, giúp bà con có thêm kiến thức để dự phòng căn bệnh than cho bò tốt nhất

Nguyên nhân gây bệnh than ở bò là gì?

Bệnh than ở bò được biết đến là một bệnh truyền nhiễm nghiêm trọng do BacillusBacilus anthracis – một loại vi khuẩn Gram (+) hình que gây ra. Bệnh than ở bò có thể xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào các tháng nóng ẩm, mưa nhiều.

Bào tử của vi khuẩn than có thể tồn tại trong đất từ 20-30 năm và là nguồn lây bệnh than chủ yếu ở bò. Bào tử vi khuẩn than xâm nhập chủ yếu vào cơ thể bò qua đường tiêu hóa, khi bò ăn phải thức ăn hoặc nước uống có chứa bào tử gây bệnh.

Ngoài ra, nha bào vi khuẩn than cũng có thể xâm nhập vào cơ thể bò qua những vết trầy xước trên da hoặc qua đường hô hấp khi bò hít phải nha bào phân tán trong không khí.

Bệnh than trên bò biểu hiện các triệu chứng như thế nào?

Là bệnh lý gây chết nhanh và đột ngột trên bò nên việc phát hiện sớm các triệu chứng để kịp thời điều trị là vô cùng quan trọng.

Thời gian ủ bệnh của bò sau khi bào tử xâm nhập từ khoảng 1-2 tuần. Khi diễn biến, bệnh than ở bò sẽ biểu hiện qua các thể sau:

Thể quá cấp tính

Thể này xảy ra ở thời gian đầu với diễn biến nhanh, bò đột ngột sốt cao 40.5oC – 42.5oC, run rẩy, khó thở, suy hô hấp, suy tim, co giật, loạng choạng và chết. Các biểu hiện có thể kèm theo chảy máu ở các lỗ tự nhiên của bò như âm hộ, hậu môn. Bệnh ở thể này xảy ra quá nhanh nên hầu hết bà con đều không quan sát được và chỉ phát hiện sau khi bò đã chết.

Thể cấp tính

So với thể quá cấp tính, thể cấp tính cũng có các triệu chứng tương tự. Ở thể cấp tính, bệnh diễn biến trong khoảng 24 – 48 giờ. Bò sẽ sốt cao 40 – 42oC, mệt mỏi, thở khó và nhanh, niêm mạc đỏ thẫm, tiêu chảy hoặc kiết, phân và nước tiểu lẫn máu. Sự tấn công của vi khuẩn than có thể làm cho bò bị sảy thai, giảm sữa đột ngột và gây chết khoảng 80%.

Thể bán cấp tính

Ở thể bán cấp tính, bệnh tiến triển chậm hơn. Bò sốt, ăn ít, xung huyết niêm mạc mắt, mũi, hậu môn, vùng da mỏng xưng lên, bò chảy máu mũi và mắt. Bò thường chết sau khoảng 2-3 ngày từ khi xuất hiện các triệu chứng kể trên.

Thể ngoài da

Trường hợp bò phát bệnh ở thể ngoài da, bà con sẽ quan sát thấy bò bị xuất huyết ở vùng cổ. Ngực của bò sưng đau và phù cục bộ, tiến triển sẽ thấy ung thối sau đó thành mụn loét đỏ chảy nước màu vàng đỏ.

Làm gì khi bò bị bệnh than

Bệnh than là một bệnh lý có tính chất lây lan nhanh. Do đó khi phát hiện bò bị bệnh than, bà con cần thực hiện ngay các biện pháp sau:

  • Báo ngay cho chính quyền và cách ly lập tức bò bị bệnh với đàn để phòng tránh lây chéo.
  • Nếu được chẩn đoán bệnh sớm, bà con có thể dùng kháng huyết thanh với liều 100-200 ml/con để chữa trị cho bò. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này là giá thành rất cao.
  • Bò chết cần phải đem thiêu ở hố sau đó cần chôn sâu. Tuyệt đối không được mổ thịt và vận chuyển bò nhiễm bệnh đến nơi khác để tiêu thụ.
  • Chuồng trại nơi nuôi nhốt bò bị bệnh phải được vệ sinh, khử trùng toàn bộ. Thiêu hủy toàn bộ rơm rạ, thức ăn thừa, phân và chất thải của bò cần phải chôn, xử lý tương tự với xác bò chết. 
  • Vi khuẩn than có thể lây lan sang người nên bà con cần lưu ý mang đồ bảo hộ khi tiếp xúc với bò bị bệnh và cần sát khuẩn thật kỹ sau đó.

Cách dự phòng bệnh than cho bò ?

So với điều trị, việc dự phòng bệnh than cho bò được ưu tiên hơn do yếu tố gây chết nhanh, đột ngột cũng như vấn đề khó khăn, tốn kém chi phí trong điều trị bệnh than.

Tiêm vacxin phòng bệnh

Hiện nay, tiêm vacxin định kỳ là biện pháp tối ưu nhất để phòng bệnh cho bò. Vì đây là vacxin sống nên bà con lưu ý không tiêm vacxin cho bò đang ốm hoặc đang dùng kháng sinh. Sau khi tiêm phòng không dùng kháng sinh cho bò tối thiểu  trong vòng 1 tuần.

Vệ sinh phòng bệnh

Ngoài tiêm vacxin, việc giữ cho môi trường nuôi nhốt bò sạch sẽ cũng rất quan trọng để dự phòng dịch bệnh.

  • Bà con cần vệ sinh hàng ngày, định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại hàng tuần bằng dung dịch VIA.IODINE. Với thành phần là P.V.P.Iodine hàm lượng 100g/1 lít dung dịch, giá cả phải chăng cộng với tác dụng sát trùng, khử trùng nhanh, mạnh, kéo dài, diệt sạch hầu hết các mầm bệnh, thuốc VIA.IODINE được sản xuất bởi nhà máy thuốc thú y VIETANH VIAVET hiện đang được đông đảo bà con tin tưởng sử dụng.
  • Bò mới nhập từ nơi khác cần được nuôi nhốt cách ly để theo dõi sức khỏe trước khi nhập đàn.

Cần tiến hành kết hợp thực hiện đầy đủ các biện pháp dự phòng để đem lại hiệu quả cao trong quá trình phòng bệnh cho đàn chăn nuôi.

Trên đây là những thông tin về bệnh than ở bò VIETANH VIAVET muốn gửi tới bà con. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, làm việc lâu năm trong ngành thú y, chúng tôi luôn mong muốn mang tới quý bà con những thông tin bổ ích nhất.

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger