Bệnh viêm phổi ở bò có nguy hiểm không?

Trong quá trình chăn nuôi, bệnh viêm phổi ở bò là bệnh lý rất nghiêm trọng và diễn ra ở mức độ thường xuyên. Nhiều bà con lo lắng rằng bệnh có nguy hiểm không? Khi bò bị nhiễm bệnh tỷ lệ sống sót có cao không và có ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả kinh tế không? Để giải đáp cho những câu hỏi trên, bà con cùng Việt Anh Viavet tìm hiểu thông tin về bệnh viêm phổi ở bò ngay sau đây.

* Bệnh viêm phổi ở bò là gì?

  • Viêm phổi ở bò là bệnh lý hô hấp, trong đó tại các tổ chức phổi như phế nang, tiểu phế quản… xuất hiện các tổn thương do nhiều tác nhân như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng, hóa chất gây ra.

Benh viem phoi 2

* Phân bố bệnh viêm phổi ở bò 

  • Bệnh viêm phổi trên bò ở nước ta hiện nay thường phân bố theo mùa và theo vùng miền. Ở miền Bắc giai đoạn chuyển mùa từ thu sang đông hoặc đầu xuân là thời điểm bệnh viêm phổi xuất hiện nhiều trên bò. Còn ở miền Nam bệnh xuất hiện nhiều hơn và thường xuyên hơn lúc chuyển từ mùa nắng sang mùa mưa và cả trong mùa mưa.
  • Bò sữa là đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh viêm phổi cao nhất. 

* Nguyên nhân gây bệnh trên bò

  • Bệnh viêm phổi ở bò thường xuất hiện do nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do vi khuẩn và virus. Một số loại virus, vi khuẩn gây bệnh viêm phổi bò thường gặp như: Haemophilus, Mycoplasma, Staphylococcus,  Streptococcus và Pasteurella.
  • Ngoài ra, thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân gây bệnh viêm phổi trên bò.

* Triệu chứng của bệnh viêm phổi trên bò

  • Người chăn nuôi muốn biết bò có bị viêm phổi hay không cần nhận biết kịp thời các triệu chứng của bệnh. Bệnh viêm phổi ở bò thường có các triệu chứng bệnh tương đối dễ nhận biết, thông thường thời gian ủ bệnh từ 3 – 7 ngày. Giai đoạn đầu bò có sốt cao từ 40 – 41⁰C sau đó sốt giảm dần. Bò ho nhiều và nặng dần vào buổi sáng, đêm khuya hoặc sau khi vận động, ho có chảy nhiều dịch mũi, nước dãi. Thở nhanh và khó, đôi khi phải vươn cổ và há mồm bò mới thở được. 

Benh viem phoi 3

  • Bên cạnh đó, bò nhiễm bệnh có sức ăn giảm dẫn đến cơ thể gầy dần, xơ xác và chết sau 3 – 6 tháng do suy hô hấp. Với bò đang cho con bú, bệnh viêm phổi khiến lượng sữa tiết ra ít. Bê con bị bệnh thường nằm một chỗ, khi bị bệnh bê con có thể bị ỉa chảy kế phát do vi khuẩn gây bệnh cùng dớt dãi và mủ được nuốt xuống bộ máy tiêu hoá, gây viêm ruột. Bê ỉa chảy nặng và chết nhanh trong khoảng 5 – 7 ngày. Bệnh nặng khi có nhiễm tụ cầu mũi sẽ có mủ chảy ra.

* Bệnh viêm phổi có thật sự nguy hiểm cho bò không?

  • Vi khuẩn gây bệnh viêm phổi ở bò có thể tồn tại và phát triển ngay trong cơ thể bê, bò bệnh và cả bên ngoài môi trường vì thế khả năng lây lan rất lớn. Bệnh lây lan rất nhanh chóng và dễ dàng qua tiếp xúc trực tiếp giữa con khỏe và con ốm khi dùng chung máng ăn, máng uống hoặc hít thở không khí có chứa vi khuẩn gây bệnh. 
  • Khi bị viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời bê, bò có thể chết. Vì vậy, người chăn nuôi cần nắm được các triệu chứng bệnh và phải thường xuyên quan sát phát hiện bê, bò bị bệnh để kịp thời phát hiện và có hướng điều trị phù hợp.

* Cách phòng bệnh viêm phổi cho bò

Benh viem phoi 5

Để dự phòng và chăm sóc tốt sức khỏe cho bò người chăn nuôi cần làm tốt công tác vệ sinh thú y như:

  • Cách ly bò bị bệnh với bò khỏe để điều trị.
  • Thường xuyên khử trùng chuồng trại; diệt mầm bệnh bằng thuốc khử trùng Fordecid phun tẩy định kỳ 2 lần/ tuần ở bên ngoài chuồng, bên trong chuồng phun Via Iodine, Via Bencovet định kỳ 2 lần/ tuần.
  • Đảm bảo chuồng phải thoáng mát mùa hè và ấm áp vào mùa đông.
  • Kiểm dịch đầy đủ cho bò nhập khẩu.
  • Bổ sung đầy đủ khoáng chất, vitamin cho bò giúp cân đối dinh dưỡng, tăng cường sức đề kháng cho bò trong đàn chăn nuôi. Để bò phục hồi nhanh bà con có thể dùng một số sản phẩm như: Aztosal, Liquid health KTMD, Beta glucan C, Via Vitamin B1, B-Complex k3+C… dùng liều theo hướng dẫn trên sản phẩm. 

* Điều trị bệnh viêm phổi cho bò

  • Để điều trị bệnh viêm phổi trên bò, cần kết hợp sử dụng nhiều biện pháp và một số nhóm thuốc như kháng sinh, các thuốc hạ sốt, trợ sức, tiêu viêm giúp bò nhanh chóng hồi phục sức khỏe.

Benh viem phoi 4

– Thuốc kháng sinh

Nguyên nhân chính gây ra bệnh viêm phổi cho bò là vi khuẩn và virus vì vậy để điều trị bệnh bà con cần phải sử dụng thuốc kháng sinh. Bà con dùng một trong các loại kháng sinh sau

  • Via Gentamox là sản phẩm kết hợp 2 kháng sinh Amoxycillin và Gentamicin dùng tiêm bắp thịt, dưới da, xoang bụng, liệu trình 3-5 ngày liên tục với liều 1ml/10kgTT/ngày. 
  • Ceptiketo có thành phần như Ceftiofur base, Ketoprofen dùng tiêm bắp, dưới da ngày 1 lần trong 3 ngày với  liều 1 ml/50-75kgTT/ngày.
  • Az.flo-doxy  thành phần chính là Florfenicol và Doxycyclin hyclate tiêm bắp thịt, liệu trình 3-5 ngày với liều 1ml/15-20kgTT/ngày. 

* Thuốc hạ sốt, trợ sức, tiêu viêm

  • Trong quá trình dùng thuốc điều trị bệnh viêm phổi cho bò, bên cạnh việc sử dụng kháng sinh để điều trị nguyên nhân cho bò, cần sử dụng thêm thuốc hạ sốt, thuốc bồi bổ, tăng sức đề kháng như: Gluco KCE Captox, Ulyte Vit C, Via.Vitamin B1, Glucose 30%, Vitamin C 5% tiêm theo liệu trình từ 3 – 5 ngày. Bên cạnh đó cần cung cấp đủ dinh dưỡng giúp bò nhanh chóng hồi phục sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch sau nhiễm bệnh và cho bò nghỉ ngơi.
  • Khi điều trị bằng kháng sinh trong thời gian dài dễ tạo các chủng vi khuẩn kháng thuốc do đó khi phát hiện bò bị bệnh viêm phổi  cần xử lý nhanh chóng để tránh lây nhiễm từ bò bệnh sang bò khỏe khi nuôi thả tập trung.

Phác đồ điều trị trên được xây dựng và cập nhật thông tin liên tục bởi các chuyên gia y tế tại Việt Anh Viavet và hiện nay đang được các nhà chăn nuôi sử dụng rất hiệu quả trong điều trị viêm phổi cho bò. Công ty Cổ phần Đầu tư liên doanh Việt Anh một trong những công ty luôn đi đầu trong lĩnh vực sản xuất thuốc thú y ở Việt Nam.

Với các thông tin được cung cấp chi tiết trong bài có thể thấy rằng viêm phổi trên bò không quá nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Hy vọng với các thông tin trên, bà con sẽ có nhiều kiến thức hơn trong quá trình chăn nuôi. Mọi thông tin về chăn nuôi bò và các thuốc sử dụng cho vật nuôi, có thể liên hệ theo hotline: 0981 402 912 để được hướng dẫn và tư vấn tận tâm nhất. 

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger