Cách phòng bệnh và điều trị bệnh cầu trùng ở gà kịp thời, hiệu quả

Bệnh cầu trùng là bệnh lý xảy ra thường xuyên trên đàn gà nuôi, gây thiệt hại kinh tế lớn đến chăn nuôi. Đây là căn bệnh mà hầu hết các đàn gà đều gặp phải, đặc biệt là gà nuôi trên nền. Để giảm thiểu thiệt hại do bệnh cầu trùng gây nên thuốc thú y Việt Anh Viavet xin gửi tới bà con bài viết tổng hợp để cùng tìm hiểu và phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Nguyên nhân gây bệnh cầu trùng trên gà bà con cần biết

Bệnh cầu trùng là bệnh ký sinh trùng truyền nhiễm, do loài ký sinh trùng đơn bào gây ra. Đến hiện nay, các nhà khoa học đã xác định được nhiều loại cầu trùng gây bệnh cho gia cầm, tuy nhiên giống cầu trùng gây bệnh cho gà là Eimeria, chủ yếu ở 2 loài: Eimeria tenella – loại ký sinh ở manh tràng – ruột già và Eimeria necatrix – loại ký sinh trùng ở ruột non.

Ðường lây truyền bệnh cầu trùng trên gà

Con đường lây lan chủ yếu của bệnh cầu trùng trên gà là qua đường tiêu hóa. Trong đó, gà ăn phải nang của cầu trùng có trong thức ăn, nước uống có mầm bệnh là đường lây bệnh phổ biến nhất. Bệnh cầu trong sẽ khiến gà bị rối loạn tiêu hóa, tổn thương các tế bào thượng bì.
Từ đó làm giảm hiệu quả tiêu hóa, trao đổi chất khiến gà chán ăn, chậm lớn, còi cọc, cơ thể suy yếu… Tỉ lệ chết của bệnh cầu trùng trên gà từ 20-30%.
Gà từ 2-8 tuần tuổi là độ tuổi thường mắc bệnh nhất, trước đây gà nuôi nền là hình thức chăn thả dễ mắc bệnh nhất. Tuy nhiên hiện nay tất cả các hình thức chăn nuôi: công nghiệp, bán công nghiệp, thả vườn … đều có nguy cơ phát sinh dịch bệnh cầu trùng.

Triệu chứng bệnh cầu trùng trên gà

Bệnh cầu trùng trên gà có hai thể bệnh, bà con cần nắm được để có thể phát hiện bệnh sớm và phương pháp điều trị nhanh chóng và hiệu quả.

  • Thể cấp tính: Ở thể bệnh này gà ủ rũ, chán ăn hoặc bỏ ăn, uống nước liên tục, phân gà có bọt màu vàng hoặc hơi trắng, phân có màu nâu đỏ (phân gà sáp), sau phân có lẫn máu. Gà mắc bệnh cầu trùng thể cấp tính sẽ đi lại khó khăn do chân gập, yếu, liệt, quỵ khớp xương, lông gà xù, mắt nhợt nhạt, co giật từng cơn và chết đột ngột.

 

  • Thể mãn tính: Thể mãn tính sẽ có diễn biến bệnh chậm hơn thể cấp tính. Ở thể này gà chậm lớn, gầy, kém ăn, tiêu chảy kéo dài, chân có dấu hiệu liệt, gà đẻ sẽ giảm đẻ đột ngột… Nếu không phát hiện sớm sẽ rất nguy hiểm do ở thể bệnh này gà là vật mang mầm bệnh. Phân gà thải ra ngoài là mềm bệnh và sẽ lan nhanh sang các gà khỏe khác.

Bệnh tích bệnh cầu trùng ở gà

Khi mổ khám gà mắc bệnh cầu trùng sẽ dễ thấy các tổn thương tập trung ở vùng ruột. Theo đó, bà con có thể dễ dàng kiểm tra bệnh tích của gà với các dấu hiệu sau:

  • Nếu do ký sinh ở manh tràng – ruột già thì thấy 2 manh tràng phình to và xuất huyết. Các vùng xuất huyết lấm tấm và đầy máu rất dễ nhận biết. Nếu gà bị mắc cầu trùng nặng trong thời gian dài ngoài xuất huyết, manh  tràng sẽ có dấu hiệu hoại tử, phần hoại tử có màu đen. 

Benh tich benh cau trung ga

  • Trường hợp gà bị bệnh cầu trùng ký sinh ở ruột non thấy ruột non phình to từng đoạn bất thường. Vách ruột phình, trướng to có dấu hiệu nứt vỡ, bên trong là bã đậu kèm chất lỏng mùi hôi thối. Đặc biệt, trên bề mặt niêm mạc ruột có các nốt trắng đỏ khác thường. 

Ở cả hai thể, bệnh tích dễ thấy nhất sẽ là phân gà có lẫn máu tươi.

Biện pháp phòng bệnh cầu trùng trên gà

Các nghiên cứu khoa học đều đưa ra lời khuyên rằng, phòng bệnh là biện pháp hiệu quả và kinh tế nhất. Theo đó, bà con chăn nuôi cần đảm bảo các biện pháp phòng bệnh sau:

  • Vệ sinh chuồng trại, đảm bảo chuồng trại chăn nuôi thông thoáng mát mẻ, chắn gió và ánh sáng trực tiếp.
  • Nền chuồng trại cần được thiết kế có biện pháp hút ẩm, phân gà và các chất thải khác cần được vệ sinh đều đặn. Với gà thả vườn, bà con cần vệ sinh khu vực chăn thả, có thể sử dụng cát, mùn để dễ dàng vệ sinh. 
  • Máng ăn uống, dụng cụ chăn nuôi cần được vệ sinh, sát khuẩn đảm bảo thức ăn nước uống vệ sinh thú y tránh nhiễm mầm bệnh từ chuồng trại và dụng cụ.
  • Ðịnh kỳ phun và sát trùng chuồng trại bằng các loại thuốc hiệu quả như:  ViabencovetVia.iodine
  • Bên cạnh đó, bà con cần thường xuyên bổ sung vào thức ăn, nước uống của gà các loại vitamin và chất điện giải như: B-Complex + K + C đậm đặc, các chất điện giải như Via. Electral

 
Thuốc thú y Viavet xin nhắc lại một lần nữa việc xử lý chất độn chuồng bằng các thuốc sát trùng trước khi đưa gà con vào chuồng hoặc chuyển chuồng mới là rất cần thiết.

Điều trị bệnh cầu trùng trên gà

Để điều trị bệnh cầu trùng trên gà, bà con có thể tham khảo một trong các loại thuốc chúng tôi gợi ý dưới đây. Sau nhiều năm đồng hành cùng bà con nông dân chăn nuôi gà trên khắp mọi miền đất nước chúng tôi đã liên tục cải tiến để đạt được hiệu quả tốt và nhanh chóng nhất. Dùng một trong các thuốc sau:

Dieu tri benh cau trung ga

  • Az.Diazuril: Pha nước uống hoặc trộn thức ăn, đặc trị cầu trùng trên gia cầm: 1ml/25-30kgTT/ngày, hay 2-3ml/10-15 lít nước uống 2 ngày liên tiếp.
  • Viacox …………………..1g/5kgTT/ngày hay 1g/lít nước uống
  • Via. SBA 30%………………..1g/5kgTT/ngày hay 1g/lít nước uống

Kết hợp Az.Vitamin K3…1g/5kgTT/ngày hay 1g/lít nước uống.
 
Là một đơn vị sản xuất kinh doanh thuốc thú y, Công ty cổ phần đầu tư liên doanh Việt Anh Viavet luôn đặt lợi ích cộng đồng làm khởi sự cho mọi hoạt động và chiến lược kinh doanh. 20 năm hình thành và phát triển, 200 sản phẩm thuốc thú y được phân phối trên 500 đại lý khắp cả nước, Viavet đang thực sự trở thành một thương hiệu, một điểm đến uy tín của bà con chăn nuôi.
Theo thời gian, hoạt động nghiên cứu và sản xuất ngày càng hiệu quả hơn với nhà máy và hệ thống máy móc hiện đại, đội ngũ chuyên gia chất lượng cao, chuyên môn giỏi.
Chúng tôi luôn đặt mục tiêu mỗi sản phẩm đưa ra thị trường là một giải pháp hiệu quả, kinh tế với bà con nông dân. Do vậy, bà con hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng các sản phẩm của chúng tôi, mọi thắc mắc và yêu cầu hỗ trợ thêm bà con vui lòng liên hệ theo thông tin:
Hotline: 0912 252 183 – 0984 051 978
Email: contact@vietanhviavet.com
            vietanhviavet@gmail.com

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger