Bệnh Parvo trên lợn hay còn gọi là bệnh “Thai gỗ” là bệnh lý truyền nhiễm có mặt ở hầu hết các trang trại chăn nuôi heo. Bệnh Parvo gây ra hiện tượng rối loạn sinh sản đặc trưng bởi hiện tượng chết phôi, chết thai và giảm khả năng thụ thai trên lợn. Cần nhanh thực hiện ngay các biện pháp dự phòng tại các chuồng trại chăn nuôi để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh đến năng suất chăn nuôi và sinh sản của đàn lợn.
Dịch tễ bệnh
Nguyên nhân gây ra bệnh lý Parvo trên lợn là virus Porcine parvovirus (PPV) thuộc giống Parvovirus họ Parvoviridae. Bệnh Parvo có thể diễn ra trên tất cả heo ở mọi lứa tuổi và mọi giống heo.Tuy nhiên thường gặp nhất là trên heo cái chưa có miễn dịch với mầm bệnh, heo chửa và đang trong giai đoạn nuôi con. Bệnh Parvo trên heo thường lây truyền vào heo con qua nhau thai (khi heo chưa sinh ra) và qua mũi, miệng (khi heo con đã sinh ra). Một số hình thức lây truyền khác thường gặp phải trong quá trình chăn nuôi, bà con cần biết đến như:
- Lợn đực truyền bệnh sang con cái mẫn cảm qua đường giao phối do virus tồn tại trong tinh dịch.
- Truyền trực tiếp qua tiếp xúc, qua ăn uống giữa heo nhiễm bệnh và heo khỏe mạnh.
Ngoài môi trường, virus Parvo có thể tồn tại đến 135 ngày trong phân, nước tiểu, nước mắt, dãi đờm, nước mũi… của lợn nhiễm bệnh. Do đó bệnh càng ngày càng phổ biến trên thế giới với tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao tại các trại chăn nuôi.
Cơ chế bệnh sinh
Là virus gây sảy thai, sau khi vào cơ thể virus PPV ký sinh trong nhân tế bào ký chủ và lấy ADN của tế bào lợn để điều tiết quá trình sinh sản cho chính virus. Virus PPV thường phát triển ở một số cơ quan như: não, hạch lâm ba, amidan, phổi, gan, thận, bào thai và nhau thai.
Các nhà khoa học đã chứng minh:
- Nếu virus xâm nhập vào heo nái sớm hơn 44 ngày sau khi thụ thai, virus sẽ gây chết tất cả các bào thai.
- Nếu virus vào cơ thể lợn khoảng 56 ngày sau khi thụ thai tỷ lệ bào thai chết sẽ lên tới 74%.
- Nhưng nếu virus xâm nhập vào cơ thể heo nái lúc chửa kỳ hai hoặc cuối kỳ hai trở đi, sẽ không gây chết bào thai tuy nhiên lợn con sinh ra mang mầm bệnh và có sức sống kém dễ chết yểu.
- Với heo nái bị virus xâm nhập vào sau 70 ngày kể từ ngày mang thai thì không những virus không giết chết bào thai mà không phải tất cả các bào thai đều bị nhiễm virus.
Triệu chứng bệnh Parvovirus trên lợn
Trong nửa đầu thai kỳ, heo có thể xuất hiện biểu hiện như giảm kích thước vòng bụng, có thể động dục trở lại, không đẻ hoặc đẻ rất ít con. Bên cạnh đó, phụ thuộc vào thời điểm nhiễm virus, lúc sinh đẻ bà con có thể thấy có sự rất khác nhau trong quá trình phát triển của bào thai trên cùng 1 heo nái đẻ: khi thì bị thai khô, khi thì thai chết, một số con có vẫn phát triển bình thường tuy nhiên chúng có kích cỡ khác nhau. Lúc đẻ ra, một số heo con chết yểu ngay sau khi đẻ, một số vẫn sống tuy nhiên sức khỏe yếu cần được chăm sóc và nuôi dưỡng thận trọng. Đôi khi cũng ghi nhận được một số heo nái bị sảy thai. Tuy nhiên sảy thai không phải là dấu hiệu điển hình của bệnh.
Với lợn đực giống nhiễm virus gần như không triệu chứng lâm sàng giúp nhận biết bệnh và cũng không ảnh hưởng đến chất lượng tinh nhưng đây lại là là nguồn lây bệnh cần đánh lưu ý
Cách phòng bệnh nhiễm Parvovirus trên lợn
Để việc tiêm vacxin cho lợn đạt được hiệu quả cần tiến hành chọn đúng loại vacxin, tiến hành tiêm đúng thời gian, kỹ thuật theo hướng dẫn được quy định.
- Thiêu hủy hoàn toàn những thai nhi đẻ ra bị chết, thai gỗ bằng các phương pháp như đốt hoặc chôn sâu
- Tiến hành phun khử trùng khử khuẩn định kỳ khu vực chăn nuôi bằng các dung dịch sát khuẩn như Fordecid, Via Iodine, Via Bencovet 2 lần/ tuần để loại bỏ được nguồn bệnh có bám dính vật trung gian gây bệnh như máng ăn, máng uống, nền chuồng…
- Với lợn nái được thụ tinh nhân tạo, nguồn tinh phải được lấy từ lợn đực giống hoàn toàn khỏe mạnh
- Thực hiện đầy đủ các biện pháp cách ly, an toàn với đàn lợn nhập từ ngoài về trại chăn nuôi.
Bằng kinh nghiệm hơn 20 năm trong ngành sản xuất thuốc thú y cùng đội ngũ chuyên gia y tế có kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, Việt Anh Viavet tự hào được đồng hành cùng bà con trong quá trình chăn nuôi. Với phương châm hoạt động “Chất lượng luôn là ưu tiên hàng đầu’’, Việt Anh Viavet luôn tập trung vào phòng nghiên cứu và phát triển để đem ra những sản phẩm thuốc thú y, sản phẩm dinh dưỡng có chất lượng tốt và hiệu quả cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó chúng tôi cũng sẽ cố gắng đem tới cho bà con những kiến thức, kinh nghiệm chăn nuôi mới nhất hữu ích nhất. Để tìm hiểu thêm các kiến thức về bệnh học và kinh nghiệm chăn nuôi trên heo, kính mời bạn đọc tìm hiểu thêm tại đây.