Cảnh báo nguy hiểm – Bệnh sảy thai truyền nhiễm trên heo

Bệnh sảy thai truyền nhiễm trên heo là bệnh lý không lây lan nhanh tuy nhiên lại gây sảy thai trên heo với tỷ lệ tăng cao dẫn đến những thiệt hại không nhỏ trong chăn nuôi. Nhận được nhiều câu hỏi của bạn đọc liên quan đến bệnh lý trên, Viavet kính gửi tới bà con những thông tin hữu ích nhất liên quan đến bệnh sảy thai truyền nhiễm trên heo.

Nguyên nhân gây sảy thai truyền nhiễm trên heo

Bệnh sảy thai truyền nhiễm trên heo là bệnh lý truyền nhiễm mãn tính có nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn Brucella suis (B.suis) gây ra. Đây là vi khuẩn thuộc nhóm vi khuẩn Gram (-) với 5 chủng vi khuẩn gây bệnh với các triệu chứng bệnh khác nhau. 

Phương thức lây truyền bệnh chủ yếu là thông qua đường sinh dục, con đực nhiễm nguồn bệnh sau đó được tiến hành phối giống và lây truyền bệnh sang con cái. Nguồn bệnh mà con đực nhiễm phải thường xuất phát từ heo cái, heo cái nhiễm bệnh, mang mầm bệnh và thải trùng có nhiễm mầm ra ngoài môi trường, con đực nhiễm mầm bệnh từ con cái thông qua đường miệng.

1-2 tuần sau khi nhiễm vi khuẩn gây bệnh, vi khuẩn bắt đầu tiến vào máu và tồn tại ít nhất 5 tuần, sau đó khu trú ở hạch lympho, khớp và các cơ quan sinh dục. Cuối cùng vi khuẩn thâm nhập vào bào thai và gây chết thai, sẩy thai.

Mức độ nguy hiểm của bệnh sảy thai truyền nhiễm trên heo

Dù mức độ lây lan của bệnh sảy thai truyền nhiễm trên heo không quá nhanh, tuy nhiên lại gây ra những thiệt hại vô cùng to lớn. Khi vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể heo đực, mầm bệnh sẽ theo tinh dịch heo đực lây nhiễm sang toàn bộ heo cái nếu tiến hành thụ tinh hay giao phối trong thời điểm này. Sau khi nhiễm vi khuẩn gây bệnh tỷ lệ sẩy thai trong đàn tăng cao gây ra những thiệt hại đến hiệu suất sinh sản và chăn nuôi của toàn đàn.

Không những thế, vi khuẩn bệnh sảy thai truyền nhiễm trên lợn có khả năng lây nhiễm sang người, gây ra những ảnh hưởng nặng về tới hệ thống thần kinh và chức năng sinh sản của người bệnh một cách nghiêm trọng và hơn hết, đến nay vẫn chưa có biện pháp để khắc chế được mầm bệnh trên người.

Triệu chứng nhận biết bệnh sảy thai truyền nhiễm trên lợn

Dấu hiệu giúp nhận biết sớm bệnh sảy thai truyền nhiễm trên heo đó là một số heo nái trong đàn bị hỏng thai trong khi các heo khác trong trại chăn nuôi (heo con, heo đực, heo thịt) đều không bị ảnh hưởng gì. Trường hợp nuôi heo kiểu chuồng tự do hoặc heo nuôi ngoài trời rất khó phát hiện bệnh khi các trường hợp bệnh xảy ra rải rác. 

2 3 1

Nếu bệnh lây nhiễm trong quá trình thụ tinh hay giao phối thì sẽ tình trạng sảy thai sẽ diễn ra sớm (lợn đang chửa sẽ động dục trở lại 5-8 tuần sau khi thụ tinh). Nếu vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể muộn hơn (sau khi chửa) thì sẽ gây nên tình trạng chết lưu thai, sảy thai hoặc đẻ con và con đẻ ra sẽ yếu khó nuôi với tỷ lệ chết cao

Thêm một dấu hiệu giúp nhận biết bệnh dễ dàng hơn đó là tình trạng chất thải chảy ra từ âm đạo trở nên nhiều hơn bình thường, đôi khi có lẫn máu đỏ. Triệu chứng này sẽ xuất hiện sau khi heo nái tiến hành giao phối được 30-35 ngày. 

Với heo đực, sau khi nhiễm bệnh có triệu chứng lâm sàng đó là tinh hoàn viêm sưng tấy, viêm bao tinh trong khoảng 7 tuần sau khi nhiễm vi khuẩn gây bệnh và sau đó tinh hoàn teo lại ở tuần thứ 18. Bên cạnh đó, một số heo nhiễm bệnh bắt đầu xuất hiện tình trạng tê liệt do nhiễm trùng lan sang cột sống và một số con lại gặp phải tình trạng đi khập khiễng do xương và khớp bị ảnh hưởng.

Điều trị bệnh sảy thai truyền nhiễm trên heo thế nào?

Hiện nay việc trị kháng sinh cho heo bị sảy thai truyền nhiễm gần  như không có hiệu quả. Do đó khi heo nhiễm vi khuẩn gây bệnh nếu đã xác định được chính xác nguyên nhân, tốt nhất nên tiêu hủy (đây là quy định bắt buộc trong chăn nuôi tại một số quốc gia) do việc chữa bệnh cho đàn heo nhiễm bệnh không kinh tế và rất khó để có thể hồi phục khả năng sản xuất của chúng.

Hướng dẫn quản lý và dự phòng bệnh sảy thai truyền nhiễm trên heo

3 3

Là bệnh lý gần như không có cách điều trị do đó trong chăn nuôi bà con cần đẩy mạnh công tác dự phòng bệnh sảy thai truyền nhiễm trên heo bằng cách phối hợp thực hiện đầy đủ và nghiêm túc một số công việc sau: 

  • Sử dụng vacxin dự phòng bệnh định kỳ theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế
  • Kiểm tra tất cả lợn giống bằng phương pháp huyết thanh học trước khi đưa vào phối giống.
  • Cách ly heo nghi ngờ bệnh 
  • Tiến hành loại bỏ hoàn toàn những “nguy cơ” như heo con chết, dịch tiết âm đạo hay những thức ăn, vật dụng đã tiếp xúc với heo bệnh.
  • Hạn chế tối đa sự tiếp xúc giữa vùng da tổn thương với mầm bệnh.

Bên cạnh đó, bà con chăn nuôi cần lưu ý, bệnh có khả năng lây nhiễm sang người, do đó cần thực hiện cả các biện pháp phòng ngừa cho người tiếp xúc trực tiếp với heo bị sảy thai truyền nhiễm: 

  • Mặc quần áo bảo hộ đầy đủ, đúng quy cách khi ra vào trại.
  • Sử dụng găng tay cao su khi tiếp xúc với heo bị bệnh hoặc các chất thải chứa mầm bệnh.
  • Sử dụng các dụng cụ bảo vệ mắt, tránh trường hợp mầm bệnh bắn vào mắt.
  • Không dùng tay để chạm trực tiếp vào mắt, miệng khi đang làm việc tại chuồng trại có heo bệnh.
  • Bảo vệ kín bất kỳ vết thương hở nào trên cơ thể.

Thuốc thú y Việt Anh Viavet rất vui khi được gửi đến bạn những thông tin hữu ích về bệnh lý nguy hiểm sảy thai truyền nhiễm trên lợn. Chúng tôi mong và hy vọng rằng những thông tin được cung cấp trong bài sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn cẩn thông hơn với bệnh lý sảy thai truyền nhiễm trên heo. 

Tin tưởng rằng: Công ty cổ phần đầu tư liên doanh Việt Anh Viavet là đơn vị sản xuất thuốc thú y uy tín tại thị trường Việt Nam. Với bề dày về lịch sử hoạt động đã góp phần mang đến cho ngành chăn nuôi sự chăm sóc tốt nhất, nâng cao hoạt động sản xuất, vì sự thịnh vượng của ngành nông nghiệp nước nhà.

Các sản phẩm của Viavet đã đang và sẽ luôn sẵn sàng phục vụ bà con trên mọi hành trình chăn nuôi. Hãy liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay để được hỗ trợ tư vấn cho đàn vật nuôi của bạn:

Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Liên Phương, Xã Liên Phương, Huyện 

Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam.

Điện thoại: 024 3376 5468 – 024 3376 5466

Email: contact@vietanhviavet.com 

            vietanhviavet@gmail.com

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger