Bệnh viêm phổi màng phổi lợn là một bệnh lý truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh chóng với tỷ lệ lợn trong đàn nhiễm bệnh trong đàn lợn tới 90%. Tỷ lệ tử vong với lợn nhiễm bệnh lên tới 40-50%, do đó nếu đàn lợn nhiễm bệnh viêm phổi màng phổi sẽ gây ra thiệt hại kinh tế vô cùng nặng nề. Để có thể kiểm soát được dịch bệnh bà con cần có kiến thức đầy đủ về bệnh học, phòng ngừa và điều trị. Cùng theo dõi bài viết sau cùng Việt Anh Viavet.
* Bạn biết gì về bệnh viêm phổi màng phổi trên lợn
– Nguyên nhân gây bệnh
- Bệnh viêm phổi màng phổi trên lợn (APP) hay còn gọi là bệnh viêm phổi dính sườn. Đây là bệnh lý hô hấp trên lợn có nguyên gây bệnh là do vi khuẩn Actinobacillus Pneuroneumonia với 12 type chính và một số á type. Bệnh sẽ trầm trọng hơn nếu bệnh kế phát nhiều type một lúc. Thường bệnh APP kế phát sau khi mắc bệnh suyễn, bệnh tụ huyết trùng hoặc hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp (tai xanh – PRRS) với tiến triển bệnh thường trầm trọng hơn và tỷ lệ chết rất cao.
– Đường lây truyền
- Bệnh viêm phổi- màng phổi trên lợn được lây truyền chủ yếu qua đường không khí, trực tiếp qua đường hô hấp từ lợn nhiễm bệnh sang lợn khỏe mạnh. Mầm bệnh có thể tồn tại trong dịch tiết đường hô hấp, trong máu lên tới 5 ngày, trong nước 20 ngày, do đó rất dễ lây truyền sang vật nuôi khác. APP có thể gặp trên lợn ở mọi lứa tuổi, nhưng lợn cai sữa và lợn 6-12 tuần tuổi bị mắc với mức độ nghiêm trọng hơn.
* Triệu chứng
- Để nhanh chóng phát hiện bệnh và đưa ra được hướng xử lý và điều trị kịp thời, có thể dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh để nhận biết sơ bộ bệnh ngay khi có một số dấu hiệu bệnh lý cảnh báo. Dựa vào mức độ nhiễm cùng khả năng đề kháng của cơ thể, bệnh viêm phổi màng phổi trên lợn thường tiến triển ở 3 thể: thể quá cấp, thể cấp tính và thể mãn tính.
– Thể quá cấp
- Ở thể bệnh quá cấp, heo sốt cao, bệnh diễn ra nhanh và chết rất nhanh, chỉ từ 6-12 giờ sau khi có dấu hiệu bệnh. Có khi chiều vẫn ăn no nhưng đến đêm thì chết, khi chết mũi có nhiều bọt khí lẫn máu.
– Thể cấp tính
- Trong diễn biến thể cấp tính, heo xuất hiện triệu chứng sốt cao > 41⁰C, kèm theo khó thở, thở khò khè, tai và các vùng da mỏng tím bầm thành từng mảng. Mắt đỏ có dử đôi khi nhầm là bệnh dịch tả. Nước mũi đục có khi lẫn máu, thỉnh thoảng có 1 số con ho. Heo ăn ít đến bỏ ăn, nằm lì một chỗ và chết sau 3-5 ngày.
– Thể mạn tính
- Với thể bệnh mãn tính, heo sốt nhẹ lúc ăn, lúc bỏ ăn, heo ho khan, thở thể bụng, da xanh nhạt, lông xù, tăng trọng kéo, mắt lúc nào cũng có dử. Bên cạnh đó, heo ít đi lại, ăn ít hoặc bỏ ăn, bỏ uống… chết sau 3-5 ngày.
* Phòng bệnh viêm phổi – màng phổi trên lợn
- Với các triệu chứng đáng lo ngại trên cùng những ảnh hưởng tiêu cực mà bệnh viêm phổi màng phổi đem lại trong quá trình chăn nuôi, việc phòng bệnh giữ vai trò vô cùng quan trọng. Bà con cần tuân thủ nghiêm ngặt và thực hiện đúng các hướng dẫn sau để giảm thiểu tối đa khả năng nhiễm bệnh APP trên lợn.
– Vệ sinh phòng bệnh
- Việc vệ sinh phòng bệnh cần tiến hành thường xuyên để loại trừ mầm bệnh, hạn chế tối đa việc môi trường không đảm bảo vệ sinh tạo cơ hội cho sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Do đó, cần vệ sinh chuồng trại khô ráo, sạch sẽ, thông thoáng bằng việc phun tiêu độc, khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi bằng các thuốc sát trùng như Fordecid, Via iodine, Bencovet và cần đảm bảo mật độ hợp lý, cách ly đàn mới nhập.
– Vacxin phòng bệnh
- Tiêm vacxin là biện pháp hữu hiệu nhất giúp giảm thiểu được nguy cơ nhiễm bệnh APP trên lợn. Hiện nay trên thị trường đã có một số vacxin phòng bệnh viêm phổi màng phổi trên lợn được bào chế từ vi khuẩn Actinobaccillus pleuropneumiae. Để sử dụng sản phẩm có hiệu quả cần tiến hành theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế và nhà sản xuất.
– Thuốc phòng bệnh
Việc sử dụng thuốc kháng sinh phòng bệnh cho heo cũng đang là một trong một số biện pháp đem lại hiệu quả cho quá trình phòng bệnh viêm phổi màng phổi trên heo. Có thể dùng một số các loại kháng sinh sau:
- Chloraci 50: 1g/ 50kgTT
- Az doxyl 50S: 1g/ 50kgTT
- Azmoxyl 50S: 1g/50kgTT
Trộn một trong các thuốc trên vào thức ăn định kỳ 1 tháng/ đợt, mỗi đợt liên tục 5-7 ngày
Bên cạnh việc kết hợp vệ sinh chuồng trại, tiêm vacxin và sử dụng thuốc phòng bệnh, cần tăng cường sức khỏe và khả năng miễn dịch cho heo bằng cách chăm sóc, nuôi dưỡng đảm bảo khẩu phần ăn cho từng loại heo trong đàn chăn nuôi hoặc bổ sung thêm các chế phẩm dinh dưỡng định kỳ cho heo.
* Điều trị bệnh viêm phổi – màng phổi trên heo bạn cần biết
- Dù có tiến hành đầy đủ và thực hiện một cách nghiêm túc các biện pháp phòng tránh thì việc lợn nhiễm bệnh vẫn có thể xảy ra. Đứng trước tình hình nhiễm bệnh của đàn lợn, bà con cần tiến hành điều trị nhanh chóng để hạn chế tối đa những thiệt hại về kinh tế.
- Một số phác đồ điều trị được khuyến cáo từ các chuyên gia y tế đầu ngành và hiện nay đang được sử dụng và đem lại hiệu quả cao trong điều trị, quý bạn đọc có thể tham khảo:
– Phác đồ 1
Trong phác đồ điều trị này, cần phối hợp sử dụng một số biệt dược bao gồm:
- Az para C liều dùng 1g/15kgTT với tác dụng hạ sốt
- Beta glucan C: liều 1g/15kgTT giúp lợn tăng cường sức đề kháng và phục hồi sức khỏe sau nhiễm bệnh
- Az moxyl 50S kháng sinh diệt khuẩn được dùng với liều 1g/50kgTT
- Via bromxin với thành phần bromhexin giúp giảm ho, thông khí quản cho heo, liều dùng 1g/10kgTT
Các thuốc trên được trộn cùng thức ăn liên tục trong vòng 7 ngày.
Ngoài ra cần kết hợp sử dụng thêm một trong số các thuốc tiêm sau:
- Kháng sinh Amoxicillin: Viamoxyl LA với liều 1ml/10kgTT
- Kháng sinh ceftiofur Ceftiketo LA liều 1ml/15kgTT
- Via.gentamox kết hợp 2 kháng sinh amoxicillin và gentamycin liều dùng 1ml/10kgTT
Tiêm mỗi ngày 1 lần, liên tục 3-5 ngày
– Phác đồ 2
Phác đồ điều trị thứ 2 được đưa ra trong điều trị bệnh viêm phổi màng phổi cho heo bao gồm các thuốc:
- Beta glucan C liều 1g/15kgTT
- Kháng sinh florfenicol Floazmax 50 dùng 1g/30kgTT
- Az para C: 1g/15kgTT
- Via bromxin: 1g/10kgTT
Trộn thức ăn liên tục 7 ngày
Thuốc tiêm có thể dùng 1 trong các loại sau:
- Maflo LA: 1ml/ 25kgTT
- Az.flo-doxy (Florfenicol+ Doxycyclin): 1ml/15kgTT
Bên cạnh phác đồ điều trị chính như được trình bày, trong quá trình điều trị bệnh viêm phổi màng phổi cho lợn cần kết hợp dùng thuốc tăng cường sức đề kháng, hạ sốt như : Az ketopro (Ketoprofen+ Alcol), Via.bromhexin (bromhexine), Aztosal (Butaphosphan+ vitamin B12), Liquid health ktmd (bổ sung vitamin và khoáng chất)…
Có thể thấy rằng bệnh viêm phổi màng phổi trên lợn là một bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm. Cần đề cao cảnh giác và tăng cường công tác phòng ngừa bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời để giảm thiểu tối đa thiệt hại (nếu có nhiễm bệnh).
Các thông tin trên bài viết được trình bày và cập nhật bởi đội ngũ chuyên gia y tế đến từ Việt Anh Viavet– một trong những công ty sản xuất thuốc thú y đi đầu trong ngành chăn nuôi tại Việt Nam. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong ngành sản xuất thuốc thú y Việt Anh Viavet cam kết đem đến cho ngành chăn nuôi Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung những sản phẩm chất lượng nhất, hiệu quả nhất cùng kiến thức chăn nuôi cập nhất, tính ứng dụng cao nhất.
Mọi thắc mắc về kiến thức chăn nuôi heo cùng các sản phẩm thuốc thú y cho heo, vui lòng liên hệ hotline: 0981 402 192