Cúm gia cầm A/ H5N1: Nguy hiểm, tỉ lệ chết, lây cho người

H5N1 là cúm gia cầm thật sự nguy hiểm với những đợt bùng dịch lớn tại Việt Nam. Với điều kiện là một nước nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới gió mùa, cúm H5N1 phát triển thuận lợi tại Việt Nam với tỷ lệ chết cao. Đặc biệt, cúm H5N1 có nguy cơ lây nhiễm sang người. Do vậy, khi nhận được những yêu cầu từ bà con nông dân về loại bệnh này, thuốc thú y Việt Anh Viavet đã nhanh chóng hoàn thiện bài viết với hy vọng mang đến cái nhìn tổng quan nhất về loại bệnh này cho bà con nông dân.

H5N1 là gì?

Cúm gia cầm A/H5N1 được coi là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, gây tử vong cao cho cả người và động vật. Chủng virus cúm này được phát hiện lần đầu vào năm 1997 với trận đại dịch cúm toàn cầu giết chết hàng chục triệu gia cầm và được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố tỉ lệ chết là 60% người mắc bệnh.
Cúm A/H5N1 là một phân nhóm có khả năng gây nhiễm cao của virus cúm gia cầm. Tên gọi phân nhóm H5N1 là liên quan đến loại protein kháng nguyên trên vỏ virus: protein hemagglutinin nhóm 5 (H5) và neuraminidase nhóm 1 (N1).

Nguyên nhân gây bệnh cúm A/H5N1

Virus cúm A/H5N1 lây truyền bằng cách ký sinh ở tế bào ruột non của các loài chim di cư. Tuy nhiên, các loài chim di cư có đề kháng với virus nên không bị bệnh; thay vào đó các loại gia cầm như gà vịt lại rất dễ lây nhiễm, nhưng lại dễ dàng cảm thụ với các loài gia cầm được nuôi để lấy thịt như gà, vịt…

Nguyen nhan H5N1

Do vậy, dịch cúm A/H5N1 rất khó kiểm soát và khi bùng dịch sẽ diễn ra trên diện rộng. Đây là nguyên nhân chính gây nên các đợt dịch cúm gia cầm.

Triệu chứng bệnh cúm H5N1

Cúm H5N1 có thời gian ủ bệnh từ vài giờ đến 21 ngày, có trường hợp kéo dài đến 28 ngày. Gà bị bệnh cúm thường sốt cao, chảy nước mắt, gà đứng tụm một góc, lông xù, đầu và mắt phù, da gà tím tái, chân xuất huyết, chảy nước dãi ở mũi và miệng, mào và yếm tím tái.
Ngoài ra, khi gà bị cúm  H5N1 có thể sẽ đi kèm với các biểu hiện giảm ăn, giảm sản lượng trứng, và co giật liên tục khi phát bệnh.
Thực tế, tỷ lệ mắc bệnh cúm và tỷ lệ chết phụ thuộc vào loài vật mắc bệnh, động lực của virus và điều kiện môi trường. Tuy nhiên, H5N1 có động lực cao, gà mắc bệnh có thể chết 100%. 

H5N1 có nguy hiểm cho người không?

Mặc dù virus cúm A/H5N1 thường không lây nhiễm sang người, nhưng trên thực tế đã xuất hiện một số trường hợp nhiễm virus này. Nhiễm trùng ở người với virus cúm gia cầm có thể xảy ra khi có một lượng virus nhất định xâm nhập vào mắt, mũi hoặc miệng hoặc hít phải.
Nhưng không giống như virus cúm ở người, cúm gà H5N1 không dễ lây từ người sang người. Rất ít trường hợp lây truyền từ người sang người xảy ra.
Triệu chứng nhiễm cúm gia cầm có thể khác nhau tùy theo cơ địa từng người. Tuy nhiên, bệnh dễ chuyển biến thành bệnh hô hấp nghiêm trọng và tỷ lệ tử vong cao.

Nguy hiem H5N1

Kể từ trường hợp nhiễm cúm đầu tiên, đến nay Việt Nam đã qua ba đợt dịch cúm A/H5N1. Theo đó, ghi nhận 127 trường hợp mắc bệnh với 64 trường hợp tử vong. Thông tin mới nhất, Việt Nam đang là nước xếp thứ 3 thế giới về số ca mắc và tử vong vì cúm A/H5N1.

Phương thức lây nhiễm cúm A/H5N1 sang người

Virus cúm A/H5N1 có thể lây nhiễm từ gia cầm sang người khi tiếp xúc với gia cầm bị bệnh hoặc các bộ phận của gà kể cả phân và lông. Các phương thức lây nhiễm cúm gồm:

  • Lây từ người với người qua đường hô hấp, do nước bọt của người nhiễm virus khi ho, hắt hơi, ăn uống.
  • Do tiếp xúc với nước bọt của người bệnh hoặc với gà bị bệnh rồi trực tiếp  đưa vào mũi, miệng người chưa nhiễm bệnh.
  • Do tiếp xúc trực tiếp với gia cầm bệnh hoặc đồ dùng, vật dụng bị nhiễm bệnh, đặc biệt là phân gà rất dễ lây truyền bệnh.
  • Ăn thịt hoặc các sản phẩm của gia cầm không được nấu chín kỹ như tiết canh, trứng, thịt tái…
  • Chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ và tiêu thụ, chế biến các chế phẩm có nguồn gốc từ gà, vịt bị bệnh.

Trên đây là những đường truyền bệnh cúm A/H5N1, hy vọng bà con sẽ thực sự cẩn trọng để phòng bệnh hiệu quả.

Cách phòng ngừa và điều trị H5N1

Đến nay, cúm A/H5N1 chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do vậy sử dụng vắc xin vẫn là biện pháp hữu hiệu được khuyên dùng để phòng bệnh.
 
Do vậy, bà con chăn nuôi nên chủ động tiêm phòng vacxin cúm A/H5N1 lúc 2 tuần tuổi, 5 tuần tuổi. Các chuyên gia cũng đưa ra lời khuyên bà con nên tiêm định kỳ cho đàn gia cầm 2 lần/ năm vào tháng 4, tháng 10 thời điểm dễ phát bệnh và bùng dịch.
Bên cạnh đó, bà con nên rắc vôi xung quanh khu vực chăn nuôi, chuồng trại, định kỳ sát trùng chuồng trại bằng các loại thuốc thú y như:
VIA.IODINE – IODINE hữu cơ khử trùng chuồng trại, phòng chống dịch tả châu phi, cúm gia cầm và các bệnh dịch khác
VIABENCOVET – Dung dịch sát trùng chuồng trại, phòng chống dịch cúm gia cầm và các dịch bệnh khác
Bồi bổ và tăng cường sức đề kháng cho gà, vịt bằng một số sản phẩm thuốc thú y như: B-COMPLEX K3 + CLIQUID HEALTH KTMDVIAHEPA thảo dược ….
Với cúm A/H5N1, ngay khi phát hiện đàn gà mắc bệnh cúm gia cầm, bà con cần báo ngay cho đơn vị cơ sở thú y gần nhất để có biện pháp tiêu hủy và tiêm vắc xin các khu vực xung quanh.
 
Thuốc thú y Viavet – Bảo vệ toàn diện sức khỏe vật nuôi là tôn chỉ hoạt động của chúng tôi suốt 10 năm qua. Một hành trình góp hết sức mình vào ngành chăn nuôi nước nhà.
Là một trong những máy sản xuất thuốc thú y đầu tiên tại Việt Nam đạt theo tiêu chuẩn GMP-WHO (GMP-GLP-GSP), nằm trên diện tích 20000 m² tại khu công nghiệp Liên Phương, xã Liên Phương, huyện Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam. Thuốc thú y Viavet đang ngày càng phát triển mạnh mẽ về nhiều mặt với mong muốn mang đến những sản phẩm thuốc thú y chất lượng, hiệu quả và giá thành tốt nhất tới bà con.
Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và hỗ trợ bà con những vấn đề liên quan đến chăn nuôi, sức khỏe đàn vật nuôi. Bà con vui lòng liên hệ theo thông tin sau:
Địa chỉ: Cụm Công Nghiệp Liên Phương, Xã Liên Phương, Huyện
Thường Tín, Hà Nội, Việt Nam.
Điện thoại: 024 3376 5468 – 024 3376 5466
Email: contact@vietanhviavet.com
            vietanhviavet@gmail.com

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger