Chăn nuôi gà thả vườn là phương pháp nuôi gà truyền thống tại Việt Nam. Chăn nuôi gà thả vườn phổ biến với quy mô vừa và nhỏ tuy nhiên phương pháp nuôi này dễ phát sinh dịch bệnh từ đó sản lượng và hiệu quả kinh tế thấp. Trong bài viết hôm nay, thuốc thú y Việt Anh Viavet sẽ chia sẻ tới bà con 5 loại bệnh thường gặp ở gà thả vườn và phương pháp phòng, trị bệnh.
* Bệnh tụ huyết trùng ở gà thả vườn
* Thông tin bệnh học
- Tụ huyết trùng ở gà được đánh giá là loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tốc độ lây lan nhanh. Đặc biệt ở gà thả vườn, bệnh tụ huyết trùng có biểu hiện đặc trưng của nhiễm trùng toàn thân và tỉ lệ chết rất cao.
Có một lưu ý nhỏ với bệnh tụ huyết trùng ở gà thả vườn là:
- Nếu bệnh tự phát trong đàn gà nuôi thì thường gặp ở gà trên 3 tuần tuổi và bệnh chỉ xảy ra lác đác, lẻ tẻ.
- Trường hợp, bệnh lây lan từ đàn gà khác thì rất phức tạp với tính dịch cao (bệnh ở nhiều độ tuổi gà khác nhau) lây lan nhanh.
– Triệu chứng
Một số triệu chứng giúp nhận biết bệnh tụ huyết trùng trên gà có thể kể đến như:
- Gà có biểu hiện thở khò khè, thở nặng với những âm thanh khá lạ và đặc trưng. Đầu và mặt gà sưng to theo thời gian.
- Gà sốt cao có thể lên tới 40°C
- Đầu nghiêng sang một bên, đi lại khó khăn.
– Cách dự phòng và điều trị bệnh tụ huyết trùng trên gà thả vườn
- Cách phòng bệnh: Đối với bệnh tụ huyết trùng, phòng bệnh là biện pháp tích cực, hiệu quả nhất. Tiêm phòng định kỳ liều kháng sinh nhẹ: Chloration 50S trộn đều với thức ăn liên tục trong 5 ngày giúp phòng trị nhiễm khuẩn hô hấp, tiêu hóa ở gà thả vườn hiệu quả.
Cách điều trị: Sử dụng một trong số các loại thuốc sau: Via Gentamox, ViaQuino 100, Az Moxyl 50S, Az.Genta Tylosin
* Bệnh cầu trùng ở gà thả vườn
– Thông tin bệnh học
- Bệnh cầu trùng thường xảy ra ở gà thả vườn có độ tuổi từ 10 – 25 ngày tuổi, sau khi mắc bệnh, gà thả vườn có thể chết sau 2-7 ngày, một mốc thời gian thực sự nguy hiểm. Biểu hiện điển hình gà thả vườn mắc bệnh cầu trùng là tiêu chảy với phân loãng xanh, vàng có kèm máu tươi. Ngoài ra, mào gà chuyển tái, gà ủ rũ, chậm chạp đứng tụm lại một góc.
– Cách điều trị
Đối với bệnh cầu trùng ở gà thả vườn, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi khuyên bà con nên sử dụng các loại thuốc:
- Az.Diazuril Oral: điều trị các loại cầu trùng gây bệnh trên gia cầm: cầu trùng manh tràng tiêu chảy ra phân sáp lẫn máu tươi, cầu trùng ruột non ở tất cả 4 giai đoạn phát triển.
- Via Coxtoltral: trị cầu trùng bằng phương thức ức chế sự phát triển tất cả các giai đoạn của cầu trùng, đặc trị bệnh cầu trùng ruột non, manh tràng tiêu chảy phân sáp lẫn máu tươi ở gia cầm gây ra bởi: E.tenella, E.necatrix, E.acervulina, E.maxima, E.brunetti….
* Bệnh bạch lỵ ở gà thả vườn
– Thông tin bệnh học
- Bệnh bạch lỵ hay còn gọi là bệnh ỉa/ tiêu chảy phân trắng, dính bết ở hậu môn. Đây là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh ở gia cầm đặc biệt ở phổ biến ở gà thả vườn. Gà thả vườn bị bệnh sẽ ủ rũ, cổ xoắn, gác mỏ, bụng phình to, chướng khó ăn, đi lại xiêu vẹo.
– Cách dự phòng bệnh
- Ngay sau khi phát hiện gà có dấu hiệu mắc bệnh cần cách ly và sát trùng chuồng trại với vật bệnh. Đặc biệt với gà thả vườn cần kiểm soát kỹ lưỡng, bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng của gà như: B Complex K3 +C, các loại men đạm sữa…
– Cách điều trị bệnh
- Để điều trị bệnh, bà con tham khảo một số loại thuốc thú y sau: Az. Oxonic – Thuốc đặc trị tiêu chảy trên gia cầm với thành phần Acid oxolinic 20% là kháng sinh mới tác dụng mạnh. Hoặc các loại thuốc như Via.Gentacos, Viamoxyl 15s
* Gà thả vườn bị khô chân
– Nguyên nhân và biểu hiện bệnh
- Gà thả vườn bị khô chân là căn bệnh phổ biến ở cả gà thả vườn mọi độ tuổi. Nguyên nhân do gà không được cung cấp đủ nước kèm với chế độ ăn uống thiếu chất. Bệnh sẽ khiến gà chán ăn, bỏ ăn, mất nước kéo dài dẫn tới gà sụt cân, gầy gò, chân co và quắt lại theo thời gian bị bệnh
– Cách phòng bệnh
- Đối với bệnh khô chân, việc vệ sinh chuồng trại là rất cần thiết để đảm bảo chuồng trại sạch sẽ, khử trùng. Với gà thả vườn cần vệ sinh khu vực chăn nuôi diện rộng. Các loại thuốc sát trùng bà con có thể tham khảo như: Fordecid, Viabencovet… Ngoài ra, bổ sung thêm cho gà các chất điện giải như: Via electral…
– Cách điều trị
- Trong điều trị cho gà thả vườn bị khô cần, nên sử dụng thuốc chướng diều khô chân Az.Quinotec – 1 loại Siro không đắng, hoặc Az.Quinotec Oral, Via.Costrim – thuốc đặc trị phân xanh, phân trắng, chướng diều khô chân hiệu quả được nhiều bà con tin dùng.
* Giun sán ở gà thả vườn
– Thông tin bệnh học
- Gà thả vườn có nguy cơ bị giun sán cao hơn các hình thức chăn nuôi gà khác. Bệnh khiến gà còi cọc, chậm lớn, cử động không linh hoạt. Gà bị giun sán trong thời gian dài sẽ không lớn, mào mặt chân nhợt nhạt, kéo theo các hiện tượng tiêu chảy phân loãng có máu hoặc đốm trắng.
– Dự phòng và điều trị
Cách phòng bệnh: Khi phát hiện gà thả vườn có những triệu chứng như đã nêu trên và con cần cách ly gà bệnh nhanh chóng không để ấu trùng phát tán rộng.
- Cách điều trị: Sử dụng Viamectin 25 có tác dụng tẩy sạch các loại nội ký sinh: Giun đũa, giun tóc, giun móc, giun kim, giun phổi, giun lươn, giun tim, thuốc tẩy giun pha nước uống hoặc trộn thức ăn 100g/250kgTT/lần
- Sử dụng thuốc Alben Forte đặc trị sán dây, sán lá, giun các loại và diệt ấu trùng
Trên đây là những bệnh thường gặp và cách phòng trị đối với gà thả vườn do thuốc thú y Việt Anh Viavet tổng hợp dựa trên kinh nghiệm 10 năm sản xuất và phục vụ các loại thuốc thú y, thực phẩm chăn nuôi cho bà con. Đội ngũ chuyên gia hàng đầu của chúng tôi và hệ thống công nghệ sản xuất GMP-WHO (GMP-GLP-GSP) luôn tự tin đồng hành cùng bà con trong mọi hành trình chăn nuôi. Bà con đang gặp khó khăn trong chăn nuôi gà thả vườn, trang trại cần trợ giúp, tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi nhé.
Thuốc thú y Việt Anh Viavet được phân phối trên 500 đại lý thuốc khác nhau, các sản phẩm chúng tôi gợi ý trên bài đều nhận được phản hồi rất tốt từ bà con về hiệu quả điều trị và giá thành.
Bà con có thể liên hệ mua thuốc và tư vấn theo thông tin:
- Hotline: 024 3376 5468 – 024 3376 5466
- Email: contact@vietanhviavet.com hoặc vietanhviavet@gmail.com
Chúc quý bà con sẽ chăn nuôi đúng cách, an toàn, hiệu quả và thành công!