Điều trị bệnh tụ huyết trùng bò – thông tin hữu ích cho người chăn nuôi bò

Bệnh tụ huyết trùng bò là bệnh truyền nhiễm thường gặp quanh năm ở hầu hết các tỉnh của Việt Nam. Đây là căn bệnh nguy hiểm trên bò mà bà con cần lưu ý. Để nhận biết bò bị bệnh và đưa ra hướng điều trị bệnh kịp thời cho bò, mời bà con cùng tìm hiểu bài viết dưới đây

Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng trên bò

Vi khuẩn tụ huyết trùng (Pasteurella multocida) là nguyên nhân gây ra bệnh tụ huyết trùng ở bò. Vi khuẩn tụ huyết trùng thường cư trú trong hạch amidan của bò khỏe, đồng thời vi khuẩn còn sống ở cả đường hô hấp trên của bò cũng như niêm mạc mũi, hầu… Khi gặp thời tiết thay đổi, sức đề kháng của bò giảm vi khuẩn này nhân lên và gây bệnh cho bò bằng cách tiếp xúc trực tiếp giữa bò bị bệnh sang bò khỏe thông qua nước bọt khi nuôi cùng chuồng nuôi, cùng nước uống… Ngoài ra bệnh còn lây qua các vết cắn, vết đốt thông qua các vật chủ truyền bệnh.  
 

benh tu huyet trung 2

Nếu trong đàn bò có con đã từng mắc bệnh tụ huyết trùng và được chữa khỏi thì vẫn có khả năng gây bệnh cho các con bò khác trong đàn, số bò bị lây bệnh có thể tới gần 1 nửa số bò trong đàn.

Triệu chứng của bệnh

Để biết bò có bị bệnh tụ huyết trùng hay không bà con cần dựa vào các triệu chứng lâm sàng của bệnh để nhận biết và chẩn đoán. Bệnh tụ huyết trùng ở bò thường biểu hiện bệnh ở 2 thể là cấp tính và mãn tính.
 

benh tu huyet trung 3

Thể cấp tính

Bò bị bệnh tụ huyết trùng thể cấp tính thường ủ bệnh từ 1-3 ngày, bò lúc này không có phản xạ nhai lại, mệt lả, bứt rứt, sốt cao 40-42⁰C. Niêm mạc ở mắt bò đỏ sẫm rồi tái xám. Nước mũi chảy liên tục. Thấy sưng ở các hạch lâm ba, đặc biệt hạch ở dưới hầu sưng rất to dẫn tới con vật phải khi thở gặp nhiều khó khăn. Hạch ở trước vai, trước đùi sưng, thủy thủng làm bò đi lại rất khó khăn. Khi bị viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, tụ huyết và viêm phổi cấp nên bò bị bệnh thường thở mạnh và thở có cảm giác khó khăn. 

Ngoài ra một số bò có triệu chứng như rối loạn tiêu hóa: lúc đầu thì táo bón, sau thì tiêu chảy dữ dội, phân có lẫn máu và niêm mạc ruột. Bụng chướng hơi do viêm phúc mạc và có tương dịch trong xoang bụng. Ở giai đoạn cuối bò nhiễm bệnh thường xuất hiện nhiều chấm xuất huyết đỏ sẫm ở niêm mạc, nằm liệt, đái ra máu, khó thở. Bệnh tiến triển 3-5 ngày, tỷ lệ chết từ 90-100%.

Thể mãn tính

Bò nhiễm bệnh tụ huyết trùng ở thể mãn tính thường có biểu hiện rối loạn đại tiện, lúc thì tiêu chảy, lúc thì táo bón. Bên cạnh đó, bò còn bị viêm khớp làm dẫn đến tình trạng đi lại khó khăn. Con bị bệnh có thể bị viêm phế quản và viêm phổi mãn tính. Bệnh thường tiến triển trong vài tuần, bò thường gầy đi và chết do kiệt sức cũng là lúc các triệu chứng nhẹ dần.

Ngoài thể cấp tính và mãn tính, tiến triển bệnh tụ huyết trùng trên bò còn có thể diễn biến ở thể ác tính. Trường hợp bò biểu hiện bệnh ở thể ác tính thường có một số triệu chứng lâm sàng như sốt cao 41-42⁰C, bò trở nên hung dữ, điên loạn, đập đầu vào tường nhiều lần và có thể chết trong 24 giờ. Bò đang ăn cỏ có thể chạy lồng lên, run rẩy, ngã xuống và ngất lịm đi.

Trên đây là những triệu chứng giúp bà con dễ dàng hơn nhận biết bệnh lý trên bò hơn, cần theo dõi các triệu chứng lâm sàng bệnh trên bò để đưa ra được hướng điều trị phù hợp dưới sự tư vấn của các chuyên gia y tế.

Điều trị bệnh tụ huyết trùng trên bò

benh tu huyet trung 4

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây nên bệnh tụ huyết trùng ở bò. Vì vậy, để điều trị bệnh tụ huyết trùng bà con cần thường xuyên kiểm tra, phát hiện cách ly bò bị bệnh và phối hợp sử dụng các loại thuốc như thuốc kháng sinh, chống viêm, thuốc trợ lực… để cải thiện tình trạng cho bò bệnh. 

Thuốc kháng sinh

Để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh tụ huyết trùng ở bò bà con dùng một trong các loại thuốc kháng sinh sau Via Gentamox, Fotyket Ort, Ceptiketo

Via Gentamox thành phần có chứa hai kháng sinh Amoxicillin và Gentamicin, dùng tiêm bắp thịt, dưới da, xoang bụng, liệu trình 3-5 ngày liên tục với liều 1ml/10kgTT/ngày.

Fotyket Ort là sự kết hợp hoàn hảo giữa kháng sinh Fosfomycin với Tylosin và thuốc giảm đau hạ sốt Ketoprofen giúp điều trị nhiễm khuẩn do nhờn các thuốc kháng sinh khác. Tiêm bắp, liệu trình 3-5 ngày với liều 1ml/20-25kgTT/ngày.

Ceptiketo là sự kết hợp giữa kháng sinh Ceftiofur và thuốc giảm đau hạ sốt Ketoprofen giúp điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả. Tiêm bắp, dưới da ngày 1 lần trong 3 ngày, liều dùng 1 ml/50-75kgTT/ngày.

Thuốc bổ, trợ sức, tiêu viêm

Để giúp bò nhanh hồi phục, bà con có thể sử dụng thêm 1 số thuốc bổ, trợ sức, tiêu viêm giúp tăng sức đề kháng chứa vitamin B, vitamin C như: Gluco kc bamin, Gluco K+C, Vitamin C5%, Viavitamin B1…. 

Trong đó Gluco kc bamin là thuốc chứa Canxi, phospho, vitamin C hàm lượng cao giúp thúc đẩy quá trình tổng Protein, Lipid và giúp kích thích miễn dịch, dùng tiêm bắp thịt cho bò liệu trình 3-5 ngày liên tục với liều 1ml/20kgTT/ngày.

Vitamin C5% giúp bổ sung vitamin C và tăng cường sức đề kháng cho bò bị bệnh. Tiêm bắp thịt, dưới da, tĩnh mạch 3-5 ngày với liều 20-40ml/con/ngày.

Via Vitamin B1 giúp tăng quá trình trao đổi chất, bồi bổ cơ thể với gia súc gầy ốm. Phục hồi nhanh sức khỏe khi gia súc bị suy nhược cơ thể, trong và sau khi bị bệnh, dùng tiêm bắp thịt, liệu trình 3-5 ngày với liều 15-20ml/ngày.

Ngoài ra trong thời gian điều trị bệnh cần chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tăng cường việc sát trùng chuồng trại dụng cụ chăn nuôi 2 ngày một lần bằng Fordecid, Via Iodine, Via Bencovet… 

Cách phòng ngừa bệnh tụ huyết trùng

Để dự phòng và chăm sóc tốt sức khỏe cho bò bà con cần làm tốt công tác vệ sinh thú y phối hợp cùng sử dụng thuốc để dự phòng bệnh cho bò. 

benh tu huyet trung 5

Vệ sinh phòng bệnh 

Để phòng bệnh tụ huyết trùng cho bò bà con cần thường xuyên vệ sinh, khử trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, bãi chăn thả, thức ăn nước uống, quản lý đàn hợp lý. Để vệ sinh và khử trùng chuồng trại bà con dung thuốc sau Fordecid phun tẩy định kỳ 2 lần/ tuần ở bên ngoài chuồng, bên trong chuồng phun thuốc sát trùng Via Iodine định kỳ 2 lần/ tuần.

Trong lúc giao mùa, mùa mưa và trong thời gian bị ngập lũ cần chăm sóc và bổ sinh dinh dưỡng bò bằng B-complex K3+C liều 1g/kgTĂ./ngày, Viarmasol-1000 liều                1g/kgTĂ./ngày, AZ.KTMD  liều 1g/kgTĂ./ngày

Vaccin phòng bệnh 

Bên cạnh vệ sinh chuồng trại phòng bệnh, việc tiêm vaccin phòng bệnh cho bò sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Bà con nên sử dụng vaccin THT để tiêm cho bò, liều lượng và cách dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất thông thường tiên ở bò 6 tháng tuổi trở lên. Một năm tiêm định kỳ 2 lần cho bò. 

Chú ý cần bổ sung vitamin 3-5 ngày để tăng cường sức khỏe cho vật nuôi trước và sau khi tiêm vaccin, hạn chế ảnh hưởng của vaccin và tăng miễn dịch cho bò tốt hơn.

Ngoài ra cần quan sát đàn bò thường xuyên để phát hiện bò bị bệnh sớm giúp việc cách ly và điều trị bệnh tốt hơn. Đồng thời áp dụng các biện pháp phòng chống dịch để khống chế, bao vây, dập tắt dịch bệnh trong diện hẹp.

Bệnh tụ huyết trùng là bệnh nhiễm trùng rất dễ gặp phải ở bò, do nước ta là nước có khí hậu nóng ẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển nhanh, vì vậy Việt Anh Viavet luôn đồng hành cùng người chăn nuôi và cập nhật kiến thức cần thiết đến chăn nuôi, phòng ngừa bệnh thường xuyên cho bò giúp bà con đạt hiệu quả và năng suất cao. 

Các sản phẩm được đề xuất trên bài đều được sản xuất tại Vietanhviavet – là một trong những công ty sản xuất thuốc thú y hiện đại nhất tại Việt Nam. Công ty hiện đang cung cấp các sản phẩm chất lượng và hiệu quả cho hệ thống chăn nuôi trong nước và cả nước ngoài được bà con rất tin dùng.

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger