Dự phòng ngay bệnh sưng phù đầu do E coli ở lợn nếu bạn không muốn mất trắng đàn nuôi?

Nội dung tóm tắt

Bệnh sưng phù đầu do E.coli ở lợn là bệnh lý truyền nhiễm có tốc độ lây lan nhanh chóng và đem lại những thiệt hại nặng nề với người chăn nuôi do tỷ lệ tử vong cao. Để giảm thiểu và hạn chế tối đa được thiệt hại của bệnh sưng phù đầu trên lợn, bà con cần chủ động trong quá trình phòng ngừa cho lợn. Đọc ngay bài viết sau để biết thêm thông tin hữu ích.

* Nguyên nhân bệnh sưng phù đầu trên lợn

Như tên gọi “Bệnh sưng phù đầu do E.coli trên lợn” có nguyên nhân gây bệnh chính là do vi khuẩn Escherichia coli thuộc họ Enterobacteriaceae gây ra. Bình thường vi khuẩn E.Coli đã có sẵn trong hệ tiêu hóa (ruột già và ruột non), khi gặp một số điều kiện thuận lợi sẽ bắt đầu tấn công cơ thể gây các bệnh lý trong đó có sưng phù đầu.

Một số điều kiện tác động đến lợn làm phát sinh bệnh với nguyên nhân là do vi khuẩn E.coli có thể kể đến như:

  • Chuồng trại ẩm ướt, không đảm bảo vệ sinh (ẩm ướt, bí bách, nhiều chất thải,…không thông thoáng)
  • Thay đổi thức ăn đột ngột
  • Chuyển nơi nuôi nhốt
  • Không tiêm phòng đầy đủ
  • Heo bị stress, thiếu vitamin, thiếu máu,…
  • Chăm sóc nuôi dưỡng heo nái chưa tốt
  • Heo sơ sinh, hệ thống phòng vệ của cơ thể chưa hoàn chỉnh. 

Khi đó vi khuẩn E.coli sẽ xâm nhập vào đường tiêu hóa và phát triển nhanh chóng về số lượng. Vi khuẩn sẽ đồng thời sản sinh nhiều độc tố vào máu khiến lợn nhiễm độc, đặc biệt là tác động vào hệ thống thần kinh khiến lợn hoảng loạn, cũng như làm tổn thương các thành mạch gây xuất huyết và phù nề. 

* Triệu chứng nhận biết bệnh sưng phù đầu do E.coli trên lợn

  • Là bệnh lý xảy ra với tốc độ nhanh trong đàn và thường tập trung vào các con to trước sau đó đến các con khác. Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao 80-90%. Do vậy cần nhanh chóng phát hiện bệnh sưng phù đầu do E.coli trên lợn để nhanh chóng có biện pháp xử lý kịp thời để giảm thiểu được các ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi.

Bệnh sưng phù đầu do E.coli trên lợn thường xảy ra các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Trong đàn đột nhiên thấy một số con có tiếng kêu khác thường.
  • Giai đoạn 2: Heo con trong đàn bắt đầu xuất hiện tình trạng ỉa lỏng phân màu vàng hay ghi nhạt. Heo kém ăn, chậm chạp, nhợt nhạt, lông xù, dựng, thân nhiệt không cao.
  • Giai đoạn 3: Xuất hiện triệu chứng phù vùng đầu, mí mắt, hầu họng… tiếng kêu của heo lúc này thay đổi hoàn toàn do vùng họng phù nặng.
  • Giai đoạn 4: Heo có biểu hiện thần kinh: đi lẹo chéo, đi giật lùi, đâm đầu vào tường do độc gây phù não. Tiếng kêu của heo như tiếng chó con, heo chết nhanh tỷ lệ chết cao đến 90%

* Cách phòng bệnh sưng phù đầu do E.coli không thể bỏ qua cho đàn lợn.

  • Vì hậu quả nghiêm trọng của bệnh sưng phù đầu do E.coli trên lợn, nên công tác dự phòng bệnh được đặt lên hàng đầu. Cần tiến hành một cách nghiêm túc theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế để giảm thiểu được tình trạng nhiễm bệnh trên heo. Việc phối hợp giữa các phương pháp như vệ sinh phòng bệnh, sử dụng thuốc phòng bệnh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

– Vệ sinh phòng bệnh

Quá trình vệ sinh phòng bệnh cho lợn cần được tiến hành thường xuyên, đảm bảo thực hiện đầy đủ một số công việc sau:

  • Chăm sóc nuôi dưỡng 
  • Vệ sinh thức ăn nước uống, máng ăn, máng uống của lợn luôn sạch sẽ và khô ráo.
  • Chuồng trại chăn nuôi cần đảm bảo thông thoáng, sạch sẽ, hạn chế tình trạng ẩm ướt. Cần tiến hành thường xuyên hơn vào thời điểm trước và sau sinh của heo cái.
  • Thường xuyên sát khuẩn chuồng trại bằng các hóa chất nhất Via iodine, Via Bencovet, Fordecid hoặc vôi bột.

– Chế độ sinh hoạt cho heo

Bên cạnh công tác vệ sinh phòng bệnh, cần xây dựng cho heo một số thói quen để hạn chế nhiễm bệnh sưng phù đầu do E.coli như: 

  • Cho heo con tập ăn càng sớm càng tốt và chế độ thức ăn thích hợp cho heo sau cai sữa
  • Khi heo cai sữa, cần tách đàn tuy nhiên cần lưu ý, giữ heo con lại chuồng nuôi và chuyển heo mẹ sai chuồng khác.
  • Khẩu phần ăn của lợn giai đoạn cai sữa cần đảm bảo hàm lượng thức ăn thô chiếm 25-40%, không nên cho lợn ăn quá nhiều tinh bột, chất đạm.

– Thuốc phòng bệnh

Sử dụng thuốc phòng bệnh là biện pháp đem lại hiệu quả cao nhất và quan trọng nhất trong quy trình dự phòng bệnh sưng phù đầu do E.coli trên lợn, cần được tiến hành đúng và đủ theo hướng dẫn.

  • Tiêm vacxin E.coli cho heo nái mang thai trước đẻ 3 tuần
  • Sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh: Tiêm Viamoxyl LA 1ml/10kgTT cho nái sau khi sinh song 2 giờ, phòng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (MMA) hoặc sử dụng một số kháng sinh trộn vào thức ăn hoặc nước uống cho heo ăn liên tục 5- 7 ngày sau cai sữa như: Azmacimin, Viamoxyl 15S, Colistin 10% premix, Az.moxyl 50S, Ampi- coli extra… (theo chắc chắn sẽ không mắc bệnh\

  • Tăng cường sức đề kháng cho heo bằng việc bổ sung vào thức ăn một trong các sản phẩm sau để kích thích tiêu hóa, kích thích miễn dịch và tăng sức đề kháng cho heo con: Beta glucan C, Liquid health KTMD, Gluco KCE Captox… sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất được in ấn trên bao bì hoặc hướng dẫn của các chuyên gia y tế. 
  • Tẩy giun, sán cho heo bằng một trong các thuốc sau: Viamectin 25, Alben forte… khi heo được 30 ngày tuổi và tẩy định kỳ hàng tháng.

Nếu thực hiện đầy đủ các biện pháp dự phòng được hướng dẫn như trên, tỷ lệ heo nhiễm bệnh sưng phù đầu do E.coli sẽ giảm đáng kể. Giảm thiểu ảnh hưởng đến hiệu suất chăn nuôi.

* Điều trị heo bị sưng phù đầu do E.coli

  • Với các trường hợp không tiến hành đầy đủ các biện pháp dự phòng hoặc tiến hành nhưng không đem lại hiệu quả ngăn ngừa bệnh bệnh tuyệt đối, nên vẫn xuất hiện tình trạng heo bị sưng phù đầu do E.coli. 
  • Sau khi phát hiện bệnh phải cho heo nhịn ăn 1 ngày, pha thuốc bổ sung vitamin, điện giải Ulyte vit C và hạ sốt Azpara C cho heo nhiễm bệnh uống tự do. 
  • Cách ly riêng con bệnh và điều trị đón đầu toàn đàn. Lưu ý bắt heo nhẹ nhàng, nhốt chỗ tối, tránh tiếng động
  • Sau 24 giờ cho ăn nhẹ và trộn thuốc kháng sinh amoxicillin (viamoxyl 25S), colistin 10% premix (Chứa hoạt chất colistin đặc trị E.coli) hoặc Ampi- coli extra (Phối hợp ampicillin và colistin) cho ăn 5-7 ngày (Liều dùng theo chỉ định nhà sản xuất).
  • Với hướng dẫn điều trị trên, bà con có thể áp dụng phác đồ điều trị cụ thể như sau:

– Phác đồ 1

  • Az para C 1g/15kgTT, pha nước cho heo uống liên tục 7 ngày
  • Beta glucan C 1g/15kgTT trộn thức ăn hoặc pha nước cho heo uống liên tục 7-10 ngày
  • Azmoxyl 50S 1g/35-40kgTT trộn thức ăn cho heo ăn liên tục 7 ngày
  • Viamoxyl LA 1ml/10kgTT chích ngày 1 lần 
  • Aztosal 1ml/10kgTT liên tục 3-5 ngày

– Phác đồ 2

  • Az para C 1g/15kgTT, pha nước cho heo uống liên tục 7 ngày
  • Beta glucan C 1g/15kgTT trộn thức ăn hoặc pha nước cho heo uống liên tục 7-10 ngày
  • Colistin 10% premix 1g/10kgTT trộn thức ăn liên tục 5-7 ngày
  • E.coli sưng phù đầu 1ml/10kgTT liên tục 3-5 ngày
  • Aztosal 1ml/10kgTT liên tục 3-5 ngày, giúp heo nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Hết liệu trình sử dụng kháng sinh, cần bổ sung men tiêu hóa Azym acemin 7 ngày, để ổn định đường tiêu hóa nhằm hấp thụ tối đa dinh dưỡng thức ăn. Đồng thời tiến hành phun thuốc sát trùng, tiêu độc toàn bộ khu vực chuồng nuôi liên tục trong thời gian điều trị bằng Via iodine, bencovet.

Có thể thấy rằng bệnh sưng phù đầu trên lợn do E.coli là một bệnh lý nguy hiểm đem lại ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả và năng suất chăn nuôi. Công tác phòng ngừa cũng như điều trị sớm là nguyên tắc được đặt lên hàng đầu trong quá trình chăn nuôi. 

Các thông tin về bệnh học cùng phương pháp dự phòng, điều trị cho bệnh sưng phù đầu do E.coli được luôn được cập nhật và bổ sung bởi đội ngũ chuyên gia y tế tại Việt Anh Viavet – một trong những nhà máy sản xuất thuốc thú y hàng đầu Việt Nam, được bà con và các chủ chăn nuôi trong và ngoài nước tin tưởng.Với mục tiêu hướng đến xây dựng ngành chăn nuôi Việt Nam ngày càng vững mạnh, Việt Anh Viavet không chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng mà còn cung cấp cả những kiến thức hữu ích trong chăn nuôi. Vì vậy nếu có thắc mắc hoặc cần sự tư vấn về các vấn đề trong chăn nuôi, bạn đọc có thể liên hệ theo hotline: 0981 402 192 để được tư vấn tận tâm nhất.

VIET ANH GROUP tham gia Triển lãm quốc tế Vietshrimp – 2024 tại TP.Cà Mau
VIET ANH GROUP tham gia Triển lãm quốc tế Vietshrimp – 2024 tại TP.Cà Mau

Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam – VietShrimp 2024 được tổ chức lần thứ năm tại Cà Mau diễn ra từ ngày 20 – 23/03/2024 Với quy mô 250 gian hàng trong và ngoài nước, cùng mục tiêu “Đồng hành cùng người nuôi tôm” VietShrimp 2024 sẽ giúp bà con chăn […]

VIET ANH GROUP hướng đến phát triển xanh bền vững cùng người nuôi tôm
VIET ANH GROUP hướng đến phát triển xanh bền vững cùng người nuôi tôm

Tham gia Vietshrimp 2024 với tư cách là nhà tài trợ Vàng, VIET ANH GROUP đem đến 2 thương hiệu gồm thuốc thuỷ sản VAQ và Men vi sinh VIAProtic, với mục tiêu hướng đến phát triển xanh bền vững cùng người nuôi tôm.   Với tư cách là nhà tài trợ Vàng, đại diện […]

VIET ANH GROUP – Thương hiệu thuốc thú y VIAVET chào mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3
VIET ANH GROUP – Thương hiệu thuốc thú y VIAVET chào mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

Hòa chung không khí kỷ niệm ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3, VIET ANH GROUP – Thương hiệu thuốc thú y VIAVET đã gửi lời tri ân sâu sắc cùng với những món quà đầy ý nghĩa, trao đến tất cả các chị em phụ nữ là CBCNV của công ty. Buổi tiệc chào mừng […]

GẶP GỠ ĐẦU XUÂN GIÁP THÌN 2024
GẶP GỠ ĐẦU XUÂN GIÁP THÌN 2024

GẶP GỠ ĐẦU XUÂN GIÁP THÌN NĂM 2024 Hòa chung không khí hứng khởi của những ngày đầu xuân năm mới, hôm qua 15/02/2024 (tức Mùng 6 Tết) năm Giáp Thìn, tập thể cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần đầu tư liên doanh 𝐕𝐢𝐞̣̂𝐭 𝐀𝐧𝐡 – Thương hiệu 𝐕𝐈𝐀𝐕𝐄𝐓 có mặt đông […]

GẶP GỠ ĐẦU XUÂN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024
GẶP GỠ ĐẦU XUÂN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024

  GẶP GỠ ĐẦU XUÂN NĂM MỚI GIÁP THÌN 2024 Hòa chung không khí hứng khởi của những ngày đầu xuân năm mới, hôm nay 15/02/2024 (tức Mùng 6 Tết) năm Giáp Thìn, tập thể cán bộ công nhân viên thương hiệu VIAVET cùng các thương hiệu khác thuộc VIET ANH GROUP có mặt đông […]