Dự phòng và điều trị bệnh VIÊM THỐI MÓNG Ở BÒ

Bệnh viêm thối móng ở bò là bệnh thường gặp trong chăn nuôi. Tuy không gây tử vong nhưng bệnh có thể làm giảm năng suất, chất lượng của các sản phẩm khai thác từ bò và hiệu quả kinh tế. Vậy bà con cần nắm được những thông tin gì về bệnh viêm thối móng ở bò?

* Nguyên nhân gây viêm thối móng ở bò là gì?

  • Bệnh viêm thối móng ở bò được hiểu là sự nhiễm khuẩn phần mô mềm giữa kẽ 2 móng. 
  • Tình trạng viêm thối móng ở bò khởi nguồn bằng việc bò bị nuôi nhốt thường xuyên trong chuồng có nền bằng xi măng hoặc bê tông nhám dẫn đến móng chân bị bào mòn, trầy xước. Cùng với đó, chuồng luôn bị ẩm ướt, có nhiều vũng nước đọng khiến móng chân bò bị mềm, nứt; phân, thức ăn thừa và chất thải chăn nuôi dễ bám vào những vùng da bị tổn thương. Đây là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn yếm khí như Fusobacterium necrophorum kết hợp với các vi khuẩn như Bacteroides melaninogenicus, Staphylococcus aureus, E. coli, Actinomyces pyogenes… dễ dàng xâm nhập qua vết thương hở gây ra tình trạng viêm thối móng ở bò.

* Biểu hiện ở bò sau khi nhiễm bệnh viêm thối móng

Do những nguyên nhân kể trên nên bệnh viêm thối móng ở bò có thể gặp ở mọi lứa tuổi Bò mắc bệnh viêm thối móng sẽ biểu hiện các triệu chứng trong vòng 24 giờ sau khi nhiễm vi khuẩn. Các triệu chứng của bệnh viêm thối móng ở bò như sau:

  • Phần mô mềm ở kẽ móng s­ưng đỏ, viêm tấy làm hai móng tách ra. 
  • Bò rất đau và đi khập khiễng, khó khăn. Các chân bị đau thẳng đơ, không gập lại được.
  • Nứt, rạn và loét phần mô mềm dọc theo chiều dài kẽ móng. Mô tổn thư­ơng có màu vàng- xám, mùi thối do bị hoại tử.
  • Bò bị sư­ng, tấy đỏ, nóng, đau vùng riềm móng.
  • Bò sốt, bỏ ăn, giảm cân và đi lại khó khăn.

Nếu bò bị bệnh viêm thối móng không được phát hiện và can thiệp kịp thời, viêm nhiễm có thể phát triển đến các tổ chức sâu hơn, nặng hơn, ảnh hưởng tới hệ gân, x­ương, khớp dẫn đến bò què, chết.

* Làm gì khi bò bị bệnh viêm thối móng?

Điều trị bệnh viêm thối móng ở bò thường đạt hiệu quả cao, đặc biệt nếu bò được phát hiện bệnh sớm qua các triệu chứng kể trên thì sẽ hạn chế được đáng kể những thiệt hại về kinh tế.

– Xử trí khi bò bị viêm thối móng

 

  • Việc điều trị bò bị viêm thối móng phải luôn bắt đầu bằng việc làm sạch và kiểm tra móng để xác định được cụ thể mức độ và tình trạng tổn thương. Bà con nên nhờ đến sự tư vấn của chuyên gia thú y để xác định mức độ tổn thương ở móng bò. Tùy từng mức độ tổn thương và viêm nhiễm, bò sẽ được điều trị theo các phác đồ khác nhau:

– Viêm nhiễm nhẹ

  • Trường hợp bệnh viêm thối móng ở bò được xác định ở tình trạng viêm nhiễm nhẹ, bà còn chỉ cần vệ sinh, gọt móng, cắt bỏ mô viêm, hoại tử sau đó sát trùng bằng dung dịch VIA.IODINE.
  • Thuốc VIA.IODINE có thành phần P.V.P.Iodine là 1 iod hữu cơ có tác dụng sát trùng, khử trùng nhanh, mạnh, kéo dài, diệt sạch mầm bệnh. Khi dùng sát trùng cho bò bị viêm thối móng, bà con pha thuốc với nước theo tỷ lệ ½ sau đó bôi trực tiếp lên vết thương cho bò. Sau khi dùng, bà con lưu ý cần bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, nhiệt độ dưới 30oC, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.

– Viêm nhiễm nặng

  • Khi bò được chẩn đoán viêm thối móng tiến triển nặng, ngoài việc thực hiện sát trùng như ở trên, bà con cần dùng kết hợp với các thuốc tiêm để giúp bò nhanh khỏi bệnh như LINCOMAX.
  • Thuốc kháng sinh LINCOMAX có thành phần là lincomycin được dùng để đặc trị viêm thối móng trên bò. Thuốc được dùng cho bò bị bệnh viêm thối móng qua đường tiêm bắp, ngày 1 lần tiêm liên tục trong 3-5 ngày với liều 1ml/10kg TT /ngày. Bà con lưu ý sau khi dùng thuốc LINCOMAX phải ngừng khai thác thịt bò trong vòng 7 ngày.

Trường hợp bò bị sốt, bà con cần dùng AZ KETOPRO theo liều 1 ml/33kg TT, ngày 1 lần, trong 1 – 3 ngày để giúp giảm đau, hạ sốt, chống viêm cho bò. Thuốc AZ KETOPRO có tác dụng nhanh, mạnh, kéo dài suốt 24h và đặc biệt không gây mất sữa ở bò. Sau khi tiêm thuốc, bà con không cần ngưng việc khai thác sữa nhưng cần ngưng khai thác thịt trong 4 ngày.

Ngoài áp dụng các biện pháp điều trị trên, bà con cần nhốt bò ở nơi khô thoáng, sạch sẽ, nền mềm để vết thương ở móng nhanh lành. 

* Dự phòng nhiễm bệnh viêm thối móng cho bò

  • Qua những nguyên nhân được liệt kê ở trên hẳn bà con đã hình dung được cách để dự phòng nhiễm bệnh viêm thối móng cho bò. Việc dự phòng nhiễm bệnh cho bò cần được tiến hành phối hợp giữa nhiều biện pháp mới đảm bảo đạt được hiệu quả dự phòng bệnh tốt nhất. Một số biện pháp dự phòng bệnh viêm thối móng cho bò cần được tuân thủ thực hiện: 

– Chuồng trại và vệ sinh

  • Khi thi công xây dựng chuồng bà con cần lưu ý nền chuồng phải phẳng và cao hơn nền đất xung quanh 10-30cm để tránh đọng nước. 
  • Bà con nên lót đệm cao su hoặc rải cát, mùn cưa ở khu vực bò nằm để hạn chế sự ma sát của móng bò và nền xi măng.

Định kỳ cần thực hiện tiêu độc, khử trùng và mùi hôi khu vực trong và ngoài chuồng bằng dung dịch VIA.IODINE. Bà con pha 1 lít VIA.IODINE với 100-250 lít nước sạch, phun đều bề mặt chuồng, dụng cụ chăn nuôi và môi trường xung quanh, mỗi tuần 1-2 lần, liên tục 2-3 tuần.

– Dinh dưỡng cho bò

  • Để dự phòng bệnh viêm thối móng ở bò, chế độ dinh dưỡng cũng đóng một vai trò rất quan trọng. Trong thực đơn bà con cần bổ sung đủ lượng canxi, kẽm, mangan, vitamin A, C, H cần thiết. Việc cung cấp đầy đủ chất trong khẩu phần ăn sẽ giúp bò có bộ xương, móng chân và lớp da xung quanh móng bền chắc, hạn chế được nguy cơ mắc bệnh viêm thối móng.

Trên đây là những kiến thức về bệnh viêm thối móng ở bò từ Việt Anh Viavet. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực thú y, Việt Anh Viavet tự hào là một trong những công ty hàng đầu chuyên cung cấp các sản phẩm thú y chất lượng trên thị trường hiện nay.

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger