Tụ huyết trùng trên lợn là một bệnh lý truyền nhiễm có tỷ lệ nhiễm bệnh, tốc độ lây lan và có tỷ lệ chết cao. Là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể hiện diện khắp nơi trên thế giới dưới mọi điều kiện thời tiết và chăn nuôi, bà con cần nắm được cách phòng tránh cũng như cách điều trị bệnh tụ huyết trùng trên lợn để có thể giảm thiểu tối đa thiệt hại trong quá trình chăn nuôi.
* Nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng trên lợn
- Bệnh tụ huyết trùng trên lợn có nguyên nhân gây là do Pasteurella multocida (vi khuẩn tụ huyết trùng) thuộc chủng vi khuẩn Gram âm (-), khá bền vững trong môi trường tự nhiên.
- Vi khuẩn tụ huyết trùng có sẵn trong cơ thể heo khỏe mạnh, thường tập trung ở niêm mạc đường hô hấp và hạch amidan. Khi có yếu tố môi trường bất lợi như thời tiết thay đổi đột ngột, nhiệt độ và độ ẩm không khí trong chuồng nuôi cao, chuyển đàn, vận chuyển, chuyển chuồng, nuôi chật chội, dinh dưỡng kém… cơ thể lợn sẽ giảm sức đề kháng, tạo cơ hội cho vi khuẩn cơ hội tăng sinh và phát triển thành bệnh. Bệnh thường diễn ra trên heo từ 3-6 tháng tuổi.
- Bệnh tụ huyết trùng trên lợn lây nhiễm chủ yếu qua đường không khí giữa heo nhiễm bệnh và heo khỏe mạnh hoặc tiếp xúc trực tiếp và qua thức ăn nước uống. Bên cạnh đó các dụng cụ sử dụng trong chăn nuôi, xe cộ, các động vật như chó, chuột chim trời.. là những vật mang bệnh và trung gian làm lan truyền mầm bệnh phát tán nhanh chóng.
- Tuy nhiên, bệnh thường nổ ra ở những đàn lợn giống có tiềm ẩn bệnh suyễn, lợn vỗ béo và những trại có điều kiện chăn nuôi, chế độ dinh dưỡng kém như: chuồng nuôi diện tích nhỏ, nuôi chật chội, hàm lượng khí amoniac trong chuồng heo cao, hoặc tác động của stress trên heo cũng là nguyên nhân khiến dịch bệnh bùng phát
* Triệu chứng bệnh cần lưu ý
- Bệnh tụ huyết trùng trên heo do vi khuẩn tụ huyết trùng gây ra có khả năng lây lan khá nhanh qua đường không khí, vì vậy cần nhanh chóng phát hiện thông qua các triệu chứng lâm sàng và có biện pháp xử lý kịp thời để tránh lây lan bệnh diện rộng và đem lại những ảnh hưởng không đáng có trong chăn nuôi.
- Bệnh tụ huyết trùng trên heo có thời gian ủ bệnh thường từ 1- 4 ngày và có khi chỉ vài giờ, heo sẽ bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu nhiễm bệnh. Bệnh thường diễn ra 3 thể bao gồm thể quá cấp tính, cấp tính và mãn tính.
– Thể quá cấp tính
- Trường hợp heo nhiễm bệnh tụ huyết trùng ở thể quá cấp tính, thường sẽ được phát ra ở thời kỳ đầu của ổ dịch. Trong đàn đột nhiên có heo bỏ ăn, sốt cao 42⁰C, sau vài giờ heo bắt đầu xuất hiện tình trạng khó thở rồi bị kích thích thần kinh, chạy loạn, kêu la và tử vong ngay sau đó. Tỷ lệ heo mắc thể bệnh này không nhiều.
– Thể cấp tính
- Với thể bệnh cấp tính, đây là thể bệnh có tỷ lệ heo nhiễm phổ biến nhất. Thể bệnh này diễn ra nhanh từ vài giờ đến vài ngày. Heo mắc bệnh ăn ít hoặc bỏ ăn, ủ rũ, lười vận động, sốt 40,5-41⁰C. Nước mũi loãng sau đặc, đôi khi có mủ hoặc máu. Heo rối loạn hô hấp, khó thở, ho khan, ho thành hồi, run rẩy chảy nước mắt. Trên các vùng da mỏng, tai, đùi, khoeo chân nổi lên từng đốm xuất huyết sau vài giờ chuyển sang màu tím. Tình trạng sưng hầu, thủy thũng có thể kéo dài đến tận ngực. Lợn sẽ chết do bị nhiễm trùng máu cùng viêm phổi nặng và khó thở.
– Thể mãn tính
- Bệnh cạnh 2 thể trên, bệnh lý tụ huyết trùng trên heo còn có thể tiến triển ở thể bệnh mãn tính. Bệnh kéo dài 3-6 tuần. Thể này thường kéo theo thể cấp tính nhưng nhẹ hơn chủ yếu là rối loạn hô hấp: heo khó thở, ho từng hôi, chảy nước mắt, nước mũi… Tiêu chảy kéo dài, có trường hợp viêm khớp, miệng xuất hiện màng giảm màu trắng đục có mùi hôi. Sau 5- 6 tuần lợn chết vì cơ thể suy nhược.
* Phòng bệnh
- Là một bệnh lý nguy hiểm với tỷ lệ tử vong và tỷ lệ lây nhiễm cao, người chăn nuôi nên chủ động trong việc phòng bệnh để hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm bệnh tụ huyết trùng trên lợn. Việc tiến hành phòng bệnh tụ huyết trùng cho heo cần được tiến hành song song 3 biện pháp vệ sinh phòng bệnh, tiêm vaccin và sử dụng thuốc dự phòng.
– Vệ sinh phòng bệnh
- Quá trình vệ sinh phòng bệnh cho heo cần được tiến hành thường xuyên và định luy. Vệ sinh sát trùng chuồng trại, không khí… sạch sẽ bằng các thuốc sát trùng như Fordecid, Via iodine hoặc Bencovet. Đây là những thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh tại chuồng trại chăn nuôi bà con có thể sử dụng.
- Bên cạnh đó, cần nuôi dưỡng, chăm sóc tốt cho lợn, đặc biệt là lúc giao mùa và khí mới nhập chuồng bằng việc bổ sung thêm Beta glucan C nâng cao sức đề kháng tăng khả năng của lợn giúp chống chịu lại sự xâm nhập của mầm bệnh.
– Vacxin phòng bệnh
- Trong các biện pháp phòng bệnh cho heo, tiêm vacxin là biện pháp đem lại hiệu quả cao nhất, cần được tiến hành trên cả đàn heo (trừ lợn đang ốm, sắp đẻ hay mới đẻ). Vacxin phòng tụ huyết trùng hiện nay đều được sản xuất từ vi khuẩn tụ huyết trùng Pasteurella multocida. Việc tiêm phòng vacxin bắt buộc tiêm một năm 2 lần, tuy nhiên cần được sự tư vấn, hướng dẫn của các chuyên gia y tế và yêu cầu tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất để đem lại hiệu quả tốt nhất trong phòng bệnh.
– Thuốc phòng bệnh
Bên cạnh việc tiến hành vệ sinh phòng bệnh cùng tiêm phòng vaccin, để quá trình phòng bệnh tụ huyết trùng cho lợn đạt được hiệu quả tốt nhất cần sử dụng thêm một số thuốc phòng bệnh khác. Có thể dùng một trong số các loại kháng sinh sau để phòng bệnh định kỳ hoặc vào thời điểm giao mùa, theo lịch 1 tháng một đợt, mỗi đợt 5-7 ngày.
- Az moxyl 50S (Amoxicilin) với liều: 1g/50kgTT
- Chloracin 50 (Chlortetracycline) liều 1g/45kgTT
- Floazmaz 50S (Florfenicol) liều 1g/50kgTT
- Az doxy 50S (Doxycycline) liều 1g/50kgTT
Nếu vận chuyển heo đi xa phải tiêm Viamoxyl LA (Amoxicillin) cho heo trước khi vận chuyển 1 ngày hoặc ngay trước lúc vận chuyển.
* Điều trị bệnh tụ huyết trùng trên heo
- Trên thực tế dù thực hiện đúng và đủ các biện pháp phòng bệnh, vẫn có 1 tỷ lệ heo bị tụ huyết trùng. Đứng trước bệnh lý tụ huyết trùng trên heo, việc chẩn đoán đúng, dùng thuốc càng sớm càng tốt khi cơ thể con vật đang khỏe mạnh, vi khuẩn chưa phát triển nhiều, chưa gây tác hại nhiều với cơ thể lợn là điều vô cùng quan trọng.
Dưới đây là phác đồ điều trị được cung cấp bởi các chuyên gia y tế hàng đầu đến từ Công ty thuốc thú y Việt Anh Viavet, bà con có thể tham khảo. Phác đồ này đã được rất nhiều trang trại chăn nuôi sử dụng và đánh giá cao về hiệu quả điều trị.
– Phác đồ:
- Sử dụng thuốc hạ sốt, tăng cường đề kháng và kích thích miễn dịch Az para C với liều 1g/15kgTT
- Bổ sung Beta glucan C giúp tăng cường đề kháng và khả năng phục hồi sức khỏe sau nhiễm bệnh cho lợn với liều 1g/15kgTT
- Floazmax 50 là kháng sinh chứa hoạt chất Florfenicol sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, được sử dụng với liều 1g/40kgTT
- Các thuốc trên được trộn thức ăn liên tục 7 ngày
– Bên cạnh đó kết hợp sử dụng thuốc tiêm như:
- Maxflo LA cũng là kháng sinh chứa florfenicol tiêm với liều 1ml/25kgTT
- Aztosal dùng liều tiêm 1ml/10kgTT giúp lợn phục hồi sức khỏe
- Tiêm liên tục 3-5 ngày
Có thể dùng một trong các thuốc sau để điều trị cá thể
– Thuốc chích: Điều trị liên tục 3-5 ngày
- Az Flo-doxy (Florfenicol + Doxycycline): 1ml/15kgTT
- Via.gentamox (Amoxicillin + Gentamicin): 1ml/10kgTT
- Viamoxyl LA (Amoxycillin): 1ml/20kgTT
- Maxflo LA (Florfenicol): 1ml/25kgTT
- Ceftiketo LA (Ceftiofur): 1ml/15kgTT
Phác đồ điều trị trên giúp điều trị nguyên nhân gây bệnh tụ huyết trùng trên lợn, điều trị các triệu chứng bệnh đồng thời tăng cường đề kháng giúp lợn phục hồi sức khỏe nhanh chóng sau khi bị bệnh. Bà con cần lưu ngay để sử dụng khi cần thiết
Các sản phẩm được để xuất sử dụng, đề được sản xuất tại công ty sản xuất thuốc thú y Viavet. Là công ty có kinh nghiệm gần 20 năm trong sản xuất thuốc thú y, Việt Anh Viavet hiện nay đã cung cấp cho thị trường chăn nuôi tại Việt Nam cũng như nước ngoài hơn 200 sản phẩm thuốc thú y chất lượng. Cùng với đội ngũ chuyên gia y tế là các giáo sư, tiến sỹ, bác sĩ thú y có kiến thức chuyên môn cao, các sản phẩm được sản xuất tại Việt Anh Viavet luôn đảm bảo tính hiệu quả cao an toàn trong chăn nuôi, vì vậy bà con có thể hoàn toàn tin tưởng chất lượng sản phẩm trong điều trị.
Bài viết trên đã cung cấp cho bà con những kiến thức hữu ích trong phòng và điều trị bệnh tụ huyết trùng cho lợn. Hy vọng với các kiến thức trên bà con có thể kiểm soát được tình hình dịch bệnh tại cơ sở chăn nuôi để đem lại hiệu quả chăn nuôi kinh tế cao nhất.