Bệnh ghẻ trên lợn thuộc nhóm bệnh ngoại ký sinh trùng. Ký sinh này lưu trú, phát triển trên da và gây ra các tổn thương trên da của lợn cùng một số biến chứng khác tùy loại ghẻ gây bệnh. Cùng tìm hiểm thêm về bệnh ghẻ trên lợn để có được biện pháp dự phòng bệnh thích hợp nhằm hạn chế đến chất lượng chăn nuôi lợn trong đàn. Loại ghẻ thường gặp nhất ở heo là Sacroptes scarbiei sẽ đào lỗ và ký sinh ở trong da, gây ngứa mạnh, từ đó có thể gây chấn thương, tổn thương da. Ghẻ Demodex hay còn gọi là mò bao lông gây bệnh thì khó trị hơn nhưng ít gặp
* Nguyên nhân bệnh ghẻ trên lợn
- Bệnh ghẻ trên lợn do ghẻ Sacroptes scabiei gây ra, ghẻ đào hang dưới lớp biểu bì, ghẻ trưởng thành con cái đẻ 3-4 trứng/ ngày. Sau khoảng 5 ngày trứng phát triển thành ấu trùng rồi phát triển qua các giai đoạn thành ghẻ trưởng thành, Giai đoạn từ trứng đến ghẻ trưởng thành mất 7-14 ngày.
- Bên cạnh đó còn có ghẻ Demodex hay còn gọi là mò bao lông cũng gây bệnh trên lợn, dù tỷ lệ gặp loại ghẻ demodex khá ít nhưng gây lý ra sẽ khó trị hơn.
* Triệu chứng nhận biết bệnh ghẻ trên lợn
- Để xác định được liệu lợn trong đàn chăn nuôi có bị ghẻ hay không cần căn cứ vào các triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán bệnh.\
- Nếu lợn nhiễm ghẻ, sau khi ghẻ bám dính vào cơ thể lợn, ghẻ đào hang , đào hào hút dịch ăn các tế bào non gây viêm da ngứa ngáy. Trên cơ thể có các nốt nhỏ mẩn đỏ, nếu xuất hiện ở các chân lông gây ngứa, rụng lông, các nốt có vảy, diện tích vác vẩy càng ngày càng rộng sau đó dày lên, bong ra chảy máu. Heo ngứa ngáy, khó chịu gãi nhiều, cọ mình vào tưởng hay khung sắt, kém ăn, sút cân, tăng trọng kém. Ghẻ xuất hiện từng đám, thường gặp nhiều ở tai, vùng hang, hõm, bụng.
- Nếu bệnh nặng thì toàn thân hay ⅔ cơ thể. Những nốt ghẻ ngứa, heo gãi nhiều gây nhiễm khuẩn, viêm da, viêm mủ.
* Phòng bệnh ghẻ trên lợn
- Bệnh ghẻ trên lợn gây thiệt hại kinh tế khá lớn, vì vậy trong chăn nuôi lợn, các chủ chăn nuôi cần chủ động trong công tác phòng ngừa bệnh để giảm thiểu tối đa tỷ lệ nhiễm bệnh trên đàn. Cần tiến hành phối hợp thực hiện nhiều biện pháp trong công tác phòng chống bệnh ghẻ cho lợn như vệ sinh phòng bệnh, tiêm vacxin, sử dụng thêm các thuốc dự phòng khác.
– Vệ sinh phòng bệnh
- Công tác vệ sinh phòng bệnh chuồng trại chăn nuôi lợn cần luôn được dọn dẹp thường xuyên. Đảm bảo chuồng trại luôn khô ráo thoáng mát, tránh ẩm ướt, thiếu ánh nắng mặt trời… Vệ sinh khử trùng theo quy trình kỹ thuật được khuyến cáo trong chăn nuôi. Phun sát trùng định kỳ 1-2 lần/ tuần trong và ngoài trại bằng các dung dịch sát khuẩn như Via iodine, Fordecid, Via bencovet.
- Bên cạnh đó, đối với heo ốm, còi hay heo bị bệnh cần được nuôi cách ly ở chuồng trại riêng biệt, cần tiến hành phun khử khuẩn và dọn dẹp khu vực chuồng nuôi chứa heo nhiễm bệnh trước khi chăn nuôi đàn mới.
– Tiêm ngừa thuốc
- Để dự phòng bệnh ghẻ trên heo, chủ chăn nuôi cần đảm bảo định kỳ tiêm phòng cho heo bằng thuốc có chứa Ivermectin (tham khảo sản phẩm Viamectin 25). Việc tiêm phòng được áp dụng với heo con 30 ngày tuổi, heo hậu bị thời gian 2 tuần trước khi phối và heo nái tơ- nái dạ cần tiêm một tuần trước khi phối và khi lên chuồng đẻ (phòng bệnh cho heo con, heo sơ sinh). Liều lượng sử dụng cần được tiến hành theo hướng dẫn của các chuyên gia y tế và nhà sản xuất được quy định trên bao bì.
– Thuốc phòng bệnh
- Bên cạnh công tác vệ sinh phòng bệnh và tiêm phòng vacxin ngăn ngừa bệnh ghẻ cho lợn, việc chăm sóc và nuôi dưỡng tốt lợn cũng là một trong các biện pháp dự phòng bệnh hiệu quả. Bổ sung thường xuyên các chế phẩm chứa khoáng chất, vitamin, men tiêu hóa… để nâng cao sức đề kháng cho toàn đàn chăn nuôi
Một số sản phẩm tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi hiện đang được các chủ chăn nuôi tin dùng như:
- Beta glucan C giúp bổ sung betaglucan, vitamin C, kẽm, lysine,… giúp tăng cường sức đề kháng và phòng bệnh cho heo trong đàn
- Liquid health KTMD bổ sung đầy đủ các thảo dược, vitamin và khoáng chất có tác dụng kháng virus đồng thời Tiêu diệt, giảm nhanh sự lây lan của mầm bệnh, ổ dịch nhanh chóng được dập tắt. Đem lại hiệu quả cao trong quá trình phòng bệnh cho lợn.
- Men tiêu hóa Azym Acemin được bổ sung dưới dạng pha nước hoặc trộn cùng thức ăn cho lợn ăn hàng ngày giúp bổ sung các vi khuẩn có lợi, tăng cường sức khỏe tiêu hóa cho lợn.
Dự phòng bệnh ghẻ cho lợn cần được thực hiện sớm và phối hợp thực hiện nhiều biện pháp để có thể đem lại được hiệu quả dự phòng tốt nhất. Tuy nhiên trong trường hợp lợn nhiễm bệnh cũng không cần quá lo lắng vì đây là bệnh lý điều trị không quá khó khăn.
* Bệnh ghẻ trên lợn và cách điều trị
Để tiến hành điều trị bệnh ghẻ trên lợn, chủ chăn nuôi có thể tham khảo phác đồ điều trị sau:
- Chích dưới da (Chỉ dưới da) Viamectin 25, có thể dùng liều 1ml/ 8-10kgTT, hoặc ViaTox (Deltamethrin) xịt lên khu vực da heo bị ghẻ để diệt các loại ngoại ký sinh trùng như ghẻ.
- Trường hợp heo bị nhiễm khuẩn, viêm da thì dùng một trong các thuốc sau: Viaflor LA 1ml/20kgTT, chích 1 lần/ ngày, tiêm liên tục 3-5 ngày.
Phác đồ điều trị trên được các chuyên gia y tế từ công ty thuốc thú y Việt Anh Viavet tư vấn, hiện nay đã được áp dụng trong nhiều mô hình chăn nuôi và đem lại hiệu quả cao trong điều trị.
Bệnh ghẻ trên lợn dù không quá nguy hiểm nhưng đem lại những ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Vì vậy cần chú trọng công tác dự phòng và điều trị sớm khi phát hiện lợn nhiễm bệnh. Mọi thắc mắc về thông tin bệnh học cũng như phác đồ điều trị, dự phòng bệnh ghẻ trên lợn cùng các bệnh lý khác vui lòng liên hệ hotline: 0981 402 192 để được các chuyên gia từ Việt Anh Viavet tư vấn tận tâm nhất.