[Góc chuyên gia] Dự phòng bệnh Lepto trên lợn không thể bỏ qua?

Bệnh Lepto lợn hay còn gọi là bệnh nghệ, đây là bệnh lý phổ biến có mặt trên hầu hết các trang trại chăn nuôi trên toàn thế giới. Vì khả năng lây truyền nhanh chóng và độ phổ biến cao nên tỷ lệ mắc bệnh nghệ trên lợn khá cao vì vậy cần chuẩn bị tốt các phương pháp phòng bệnh để hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh lên đàn nuôi.

1 2 1

* Nguyên nhân bệnh lepto trên lợn 

  • Bệnh lepto trên lợn (bệnh nghệ) do xoắn khuẩn Leptospira spp gây ra, loại xoắn khuẩn này ngoài gây bệnh trên lợn còn có khả năng gây bệnh trên các loài vật nuôi khác như trâu, bò, chó, chuột, mèo và cả con người.
  • Bệnh lepto lợn lây chủ yếu do vật trung gian là chuột nhiễm bệnh thải xoắn khuẩn theo nước tiểu gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó bệnh còn có thể lây bằng việc tiếp xúc trực tiếp qua vết xước trên da, niêm mạc hoặc qua đường sinh dục hoặc qua đường miệng, qua thức ăn và nước uống. 

* Ảnh hưởng của bệnh lepto trên lợn

  • Sau khi xoắn khuẩn xâm nhập vào cơ thể, xoắn khuẩn sẽ tăng sinh một cách nhanh chóng và xâm nhập máu, gây bại huyết, hủy hoại gan, thận dẫn đến triệu chứng lâm sàng là vàng da. 
  • Với lợn đang mang thai, mầm bệnh sẽ xâm nhập dạ con vào bào thai, gây sảy thai hoặc gây chết thai cho lợn. Bên cạnh đó, độc tố của xoắn khuẩn còn gây ra các tổn thương với hệ thần kinh trung ương và gây bệnh viêm não, viêm màng não.

* Triệu chứng bệnh không thể bỏ qua

  • Bệnh lepto trên lợn có diễn biến bệnh khá phức tạp, bệnh diễn ra với 3 thể chính là thể á lâm sàng; thể cấp và á cấp tính và thể rối loạn sinh sản.

– Thể á lâm sàng

  • Thể bệnh nghệ á lâm sàng trên lợn rất khó phát hiện được bằng mắt thường, nhưng khi xét nghiệm huyết thanh học thì thấy cả đàn hay nhiều đàn trong trại dinh dưỡng có tỷ lệ nhiễm bệnh khá cao.

2 8

– Thể cấp và á cấp tính

Khi heo nhiễm bệnh thể cấp và á cấp tính, heo bắt đầu xuất hiện các triệu chứng lâm sang sau:

  • Heo nằm im một chỗ và bắt đầu bỏ ăn
  • Sốt nhẹ 40- 40,5⁰ và lên xuống ngắt quãng 3-5 ngày
  • Tiêu chảy, nhưng không có triệu chứng của vàng da hay nước tiểu đỏ
  • Dần dần xuất hiện triệu chứng điển hình của bệnh: vàng da, niêm mạc, tiểu ra máu.

Do độc tố của xoắn khuẩn gây viêm màng não, dẫn đến heo bị thần kinh, quỵ hay liệt nửa cơ thể, phù đầu, tỷ lệ chết cao. Nếu heo mang thai thì xảy thai, heo đực bao dương vật sưng to, heo gầy do bệnh kéo dài.

– Thể rối loạn sinh sản

  • Heo bị bệnh nghệ nếu tiến triển bệnh ở thể rối loạn sinh sản sẽ bị sảy thai hoặc chết lưu thai sau khi nhiễm vi khuẩn 4-7 ngày. Heo con sơ sinh được sinh ra có tỷ lệ chết cao, cùng với hiện tượng sốt, mất sữa, vàng da ở heo nái.

* Phòng bệnh nghệ cho lợn

  • Vì là bệnh nghệ ở lợn có mức độ phổ biến cao, vì vậy để hạn chế được tỷ lệ nhiễm bệnh trên heo, bà con nên chủ động trong quá trình phòng bệnh sớm cho đàn lợn thông qua việc kết hợp các biện pháp dự phòng bệnh khác nhau để đạt hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

– Vệ sinh phòng bệnh

  • Trong công tác vệ sinh phòng bệnh cho lợn trước bệnh nghệ, chủ chăn nuôi cần đảm bảo khu vực chuồng trại luôn thông thoáng, sạch. Sử dụng dung dịch sát trùng để vệ sinh định kỳ toàn bộ chuồng trại 2 lần/ tuần dung dịch sát trùng Fordecid, Via iodine, Bencovet. Cần diệt vật trung gian gây bệnh, quan trọng nhất là chuột. Bên cạnh đó cần tiến hành cách ly triệt để với heo mới nhập đàn và định kỳ kiểm tra huyết thanh học cho đàn heo đang trong giai đoạn sinh sản nhằm kịp thời loại trừ heo nhiễm bệnh.

– Vacxin phòng bệnh

  • Trong các biện pháp dự phòng nhiễm bệnh nghệ ở lợn, tiêm vacxin là biện pháp dự phòng đem lại hiệu quả cao nhất. Cần ưu tiên tiến hành tiêm vacxin cho heo ở những khu vực có dịch bệnh đang lưu hành hoặc các địa phương, cơ sở chăn nuôi có nguy cơ nhiễm bệnh cao. 

3 7

  • Trước khi tiêm vacxin cho heo, các chủ chăn nuôi cần tiến hành kiểm tra huyết thanh để xác định chủng vi khuẩn Lepto để có thể lựa chọn được loại vacxin phù hợp với chủng vi khuẩn gây bệnh. Việc lựa chọn và tiến hành vacxin cần tiến hành theo sự hướng dẫn của các chuyên gia y tế và hướng dẫn của nhà sản xuất.  

– Thuốc phòng bệnh

  • Việc sử dụng các thuốc bổ trợ giúp tăng cường sức đề kháng cho vật nuôi cũng giúp hạn chế được nguy cơ nhiễm bệnh nghệ cho lợn mà bà con cần tiến hành song song cùng việc vệ sinh phòng bệnh và tiêm vacxin.
  • Liquid health KTMD chức các acid amin, vitamin, khoáng chất và Monoamonium glycyrrhizinate – hoạt chất quý hiếm có tác dụng kháng vi rút. Bên cạnh tác dụng tiêu diệt, giảm nhanh sự lây lan của mầm bệnh, thuốc còn có tác dụng giúp lợn nhiễm bệnh nhanh hồi phục sức khỏe, được sử dụng với liều 1ml/10kgTT, pha nước cho uống
  • Bổ sung Beta glucan C với liều 1g/10kgTT giúp cung cấp các vitamin, khoáng, acid amin và đặc biệt là Beta-Glucan cho vật nuôi từ đó giúp lợn tăng cường sức đề kháng tốt để chống đỡ bệnh.
  • Bên cạnh đó chủ chăn nuôi có thể bổ sung thêm một số kháng sinh như Floazmax 50 (florfenicol)  liều 1g/40kgTT hoặc Az doxy 50S (doxycycline) liều 1g/50kgTT
  • Các chế phẩm trên nên trộn thức ăn định kỳ tháng/ lần, mỗi lần 5-7 ngày

* Điều trị bệnh nghệ cho lợn

Trường hợp dù đã thực hiện đầy đủ và nghiêm túc nhưng dịch bệnh và diễn ra là điều bình thường khó tránh khỏi. Trong trường hợp hợp này, cần được tiến hành nhanh và hiệu quả cho lợn nhiễm bệnh để hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của lợn cũng như hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi. Bà con có thể sử dụng 1 trong các sản phẩm sau: 

  • Thuốc thú y Az Flo-doxy đặc trị viêm phổi – tiêu chảy-lepto, với liều dùng 1ml/10-15kgTT, chích 1 lần/ ngày
  • Thuốc Maxflo LA là sản phẩm chứa florfenicol hàm lượng cao được sử dụng trong điều trị bệnh nghệ cho lợn với liều 1ml/25kgTT, chích 1 lần/ ngày
  • Viatylan 20% 1ml/15-20kgTT, chích 1 lần/ ngày

4 5

  • Điều trị liên tục 3-5 ngày

Ngoài ra, cần kết hợp với thuốc kháng viêm, giảm đau, hạ sốt Az ketopro với hoạt chất Ketoprofen và Alcol benzylic với tác dụng nhanh, mạnh, không hề ảnh hưởng đến chức năng tiết sữa của lợn và các thuốc nâng cao sức đề Aztosal có chứa butaphosphan và vitamin B12. Bổ sung thêm Viahepa, một sản phẩm thảo dược cho heo uống hoặc trộn thức ăn sẽ giúp tăng cường chức năng gan và chống vàng da, vàng thịt cho heo nhiễm bệnh. 

Các chế phẩm được đề xuất sử dụng trong điều trị bệnh nghệ cho heo, đều được sản xuất tại công ty thuốc thú y Việt Anh Viavet– là một trong những công ty sản xuất và phân phối thuốc thú y hàng đầu tại Việt Nam, đi đầu về công nghệ, chuyên môn, quy mô cũng như chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm tại Việt Anh Viavet đều đem lại hiệu quả cao trong chăn nuôi được đông bảo bà con, chủ trang trại chăn nuôi trên toàn quốc và cả một số nước trên thế giới tin dùng.

Tổng kết lại bài, các thông tin hữu ích về bệnh nghệ ở lợn đã được cập nhật và tổng hợp lại bởi các chuyên gia y tế từ Việt Anh Viavet. Hy vọng các thông tin sẽ đem lại những kiến thức hữu ích cho bà con trong quá trình chăn nuôi heo lại chuồng trại. Mọi thắc mắc về kiến thức liên quan đến chăn nuôi heo, vui lòng liên hệ hotline: 0981 402 192 để được tư vấn tận tâm nhất.

 

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger