Hướng dẫn điều trị và dự phòng BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN BÒ

Trong chăn nuôi bò, việc phòng tránh dịch BỆNH LỞ MỒM LONG MÓNG TRÊN BÒ là 1 trong những vấn đề được bà con quan tâm hàng đầu. Để giải đáp những thắc mắc cũng như cung cấp những kiến thức hữu ích về bệnh lở mồm long móng trên bò mời bạn tham khảo những thông tin sau cùng Việt Anh Viavet.

* Bạn đã biết gì về bệnh lở mồm long móng trên bò?

  • Lở mồm long móng là bệnh truyền nhiễm cấp tính ở động vật guốc chẵn trong đó có bò. Theo một số nghiên cứu, nguyên nhân gây bệnh lở mồm long móng trên bò là do virus Aphthovirus, thuốc họ Picornaviridae bao gồm 7 type virus: Type A, O, C, Asia1, SAT1, SAT2, SAT3, với hơn 60 phân type. Ở Việt Nam bệnh được biết đến với nguyên nhân gây bệnh qua 3 type A, O và  Asia1.
  • Bệnh lở mồm long móng ở bò lây lan nhanh chóng qua đường tiếp xúc giữa bò khỏe với bò nhiễm bệnh, sản phẩm khai thác từ bò, thức ăn, nước uống, không khí, chất thải, dụng cụ, phương tiện chuyên chở… có mang mầm bệnh.
  • Bệnh lở mồm long móng ở bò là bệnh đầu tiên ở bảng A thuộc các bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm trên động vật do Tổ chức Thú y thế giới (OIE) xếp hạng và công bố.

* Triệu chứng của bệnh lở mồm long móng trên bò

Do tính chất lây lan nhanh nên việc phát hiện các triệu chứng ban đầu của bò nhiễm bệnh vô cùng quan trọng, để có thể kịp thời giảm thiểu tỷ lệ nhiễm bệnh trong đàn chăn nuôi. Ở bò, bệnh lở mồm long móng có thời gian ủ bệnh từ 2-5 ngày. Sau thời gian này, bò sẽ xuất hiện các triệu chứng bao gồm sau: 

  • Sốt cao 40- 41oC.
  • Ăn ít hoặc bỏ ăn và thích uống nước. 
  • Miệng bắt đầu sưng, tiết nhiều dãi.
  • Sau khoảng 2-3 ngày sẽ xuất hiện các mụn nước ở mồm, móng, chân, vú. Các mụn nước sau khi vỡ ra thấy vết loét màu hồng, nông và dễ bị nhiễm trùng gây đau đớn và làm bò đi khập khiễng.
  • Bệnh lở mồm long móng tiến triển nặng gây ra tình trạng ỉa chảy, xuất huyết đường tiêu hóa do viêm ruột cấp tính. Ngoài ra cũng đã ghi nhận các bệnh kế phát khác như: viêm phế quản, viêm phổi cấp, viêm màng bao tim, viêm cơ tim có thể làm bò chết trong vòng 2-3 ngày hoặc chết bất ngờ tùy từng tình trạng cụ thể. 

Để giảm thiểu tối đa thiệt hại  về kinh tế, việc điều trị kịp thời và đúng cách cho bò là vô cùng quan trọng.

* Điều trị bệnh lở mồm long móng hiệu quả cho bò

  • Theo thống kê, bệnh lở mồm long móng trên bò có tỷ lệ mắc bệnh trong một đàn thường là 100%. Nếu không được điều trị kịp thời khi nhiễm bệnh, bò non thường bị chết ở tỷ lệ từ 20 – 50%, bò trưởng thành thường bị chết từ 2 – 5%.
  • Để hạn chế tình trạng tử vong của bò khi nhiễm virus gây lở mồm long móng, việc điều trị sớm và dứt điểm trên bò bị bệnh cần được ưu tiên hàng đầu. Bệnh lở mồm long móng trên bò hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc dùng thuốc điều trị triệu chứng và dự phòng nhiễm trùng được sử dụng trong phác đồ điều trị cho bò mang bệnh. 

Hiện trên thị trường có rất nhiều phương pháp và chế phẩm dùng để điều trị bệnh lở mồm long móng cho bò, Việt Anh Viavet xin gợi ý bà con một số phương pháp và chế phẩm sau:

– Điều trị triệu chứng

  • Chữa vết loét ở miệng: dùng VIA IODINE pha loãng 1/2, thấm vào vải mỏng hay bông để sát trùng vết thương ở vành mũi, miệng, lưỡi, trong xoang miệng… hàng ngày.  VIA IODINE là thuốc có tác dụng sát trùng, khử trùng nhanh, mạnh, kéo dài đang được bà con chăn nuôi tin dùng.
  • Chữa vết loét ở móng: Trước hết cần rửa sạch sẽ vết loét bằng dung dịch VIA IODINE pha loãng với nước theo tỉ lệ (1:5)…Sau đó bôi các chất sát trùng hút mủ, nhanh lên da non vào vùng móng bị bệnh như hỗn hợp bao gồm 50g phèn xanh, 100g nghệ, 500ml nước lá ổi sắc đặc và 150g bột sunphamit hoặc có thể bôi trực tiếp các dung dịch sát trùng như VIA IODINE có hiệu quả cao, giúp tiết kiệm thời gian điều trị.
  • Chữa loét ở vú: Tương tự như cách chữa loét ở móng, đầu tiên rửa mụn loét bằng nước muối ấm, dung dịch axit boric 2-3% hoặc nước xà phòng, sau đó bôi dầu cá, các thuốc sát trùng nhẹ vào vết thương như VIA IODINE.
  • Giảm đau, hạ sốt, chống viêm: Để giảm cơn đau và cắt sốt cho bò, bà con có thể dùng thuốc tiêm chứa diclofenac như DIPAFENAC với liều tiêm bắp 2-5ml/100kgTT, 1-2 lần/ngày, liên tục trong vòng 3-5 ngày. 

– Dự phòng nhiễm trùng

  • Phòng bội nhiễm và các bệnh thứ phát: Tùy tình trạng bệnh của bò, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ thú y để dùng kết hợp thêm 1 số loại kháng sinh như VIA GENTAMOX với liều 1ml/10kg TT., ngày tiêm 1 lần hoặc VIAFLOX-50 với liều 1ml/20kg TT., tiêm 2 ngày/ lần, liên tục trong vòng 3-5 ngày.

Trong đó Via Gentamox là hỗn dịch kháng sinh tiêm với thành phần kết hợp 2 kháng sinh Amoxicillin và Gentamicin ở hàm lượng cao dùng được chỉ định để phòng các bệnh kế phát.

Viaflox-50 dùng để đặc trị nhiễm trùng do vi khuẩn trên bò đặc biệt là các trường hợp tiêu chảy không rõ nguyên nhân.

– Điều trị hỗ trợ

  • Để giúp bò nhanh hồi phục, bà con cũng có thể sử dụng 1 số thuốc tiêm bổ trợ giúp tăng sức đề kháng chứa vitamin B, vitamin C,…như AZ-KTMD, B-COMPLEX K3 + C, VIAMARSOL-1000.
  • AZ-KTMD với thành phần bao gồm Beta – Glucan, Kẽm Gluconat, Vitamin C, Sorbitol, Methionine và Lysine có tác dụng kích thích miễn dịch, tăng khả năng phòng vệ của cơ thể với bệnh lở mồm long móng trên bò. Thuốc được sử dụng cho bò với liều lượng 1g/kg TĂ/ngày hay 1g/2lít nước uống, sử dụng đều đặn từ 3-5 ngày.
  • B-complex K3 + C giúp trợ lực, nâng cao sức đề kháng, chống stress, giúp bò mau hồi phục và giải độc cho bò. Bà con có thể pha thuốc với nước với liều 1g/3 lít nước hoặc trộn trực tiếp theo công thức  1g/1-2 kg thức ăn cho bò dùng liên tục trong 3-5 ngày.
  • VIAMARSOL-1000 là thức ăn dạng cốm, giúp bổ sung chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng giúp bò chống lại bệnh lở mồm long móng.

Ngoài các biện pháp điều trị và dự phòng như trên, cần tiến hành tiêu độc khử trùng chuồng trại, môi trường xung quanh khu vực có vật nuôi nhiễm bệnh và các vật dụng có liên quan đến vật nuôi ốm, chết, thực hiện nuôi nhốt, cách ly gia súc… theo hướng dẫn của cán bộ thú y. 

Đối với khu vực phát hiện có dịch lần đầu, diện dịch hẹp, số lượng vật nuôi mắc bệnh ít hoặc mắc bệnh do vi rút type mới gây ra, thì tiêu huỷ toàn bộ vật nuôi nhiễm bệnh là biện pháp hiệu quả nhất để nhanh chóng dập tắt ổ dịch.

* Cách phòng bệnh lở mồm long móng trên bò

– Tiêm Vaccine phòng bệnh

  • Với tính lây lan nhanh, bệnh lở mồm long móng ở bò có thể gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và môi trường. Để hạn chế thiệt hại trong chăn nuôi, định kỳ tiêm phòng vacxin cho bò hàng năm là biện pháp tốt nhất và hiệu quả nhất cho người chăn nuôi.
  • Hiện nay trên thị trường có nhiều loại vacxin phòng lở mồm long móng cho bò. Vacxin lựa chọn phải có tính tương đồng kháng nguyên của type virus lở mồm long móng gây bệnh trên đàn bò tại địa phương được xác định qua sự lưu hành của virus. Với từng thời điểm, Chi cục Thú y sẽ có khuyến cáo cho bà con chăn nuôi nên sử dụng vacxin lở mồm long móng type nào để phù hợp với tính hình dịch tễ đàn bò ở địa phương. Do vậy bà con cần thường xuyên cập nhật các thông tin chăn nuôi để có biện pháp tốt nhất cho đàn bò của mình. 
  • Chủ chăn nuôi cần phải có sổ theo dõi, ghi chép thông tin trên nhãn, ngày tiêm, tình trạng sức khoẻ của bò trước và sau khi sử dụng vacxin. Chỉ tiêm phòng cho bò khỏe mạnh, bình thường, không đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch, kháng sinh… Và để hạn chế phản ứng sau tiêm cũng như nâng cao hiệu quả của vaccin bà con cần để bò nghỉ ngơi và có chế độ dinh dưỡng phù hợp, nên tham khảo ý kiến của người có chuyên môn hoặc bác sĩ thú y.

– Vệ sinh phòng bệnh

  • Ngoài ra việc giữ chuồng trại ấm áp, khô ráo, sạch sẽ, tăng cường khẩu ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa giúp tăng cường sức đề kháng của bò, kiểm soát chặt chẽ người, phương tiện, động vật ra vào khu vực chăn nuôi cũng là 1 biện pháp tốt để phòng dịch bệnh xuất hiện.

Định kỳ tiêu độc khử trùng chuồng trại và khu vực chăn nuôi mỗi tuần 1-2 lần, liên tục 2-3 tuần bằng dung dịch VIA.IODINE có tác dụng phòng bệnh hiệu quả.

Trên đây là một số gợi ý của Việt Anh Viavet trong việc phòng và điều trị bệnh lở mồm long móng cho bò. Tuy nhiên với mỗi cá thể vật nuôi, tình trạng bệnh sẽ có những điểm riêng biệt, bà con cần tham khảo và điều trị dựa trên hướng dẫn của bác sĩ thú y để mang lại hiệu quả tốt nhất trong việc điều trị dịch bệnh.

Việt Anh Viavet tự hào là 1 trong những công ty đầu tiên ở Miền Bắc có nhà máy sản xuất thuốc thú y theo tiêu chuẩn GMP-WHO. Với sứ mệnh không ngừng cải tiến và phát triển công nghệ mới để đem lại những sản phẩm có giá trị cao, mang đến giải pháp hiệu quả nhất cho những người chăn nuôi cũng như góp phần bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khoẻ của động vật, vì lợi ích chung của xã hội, Việt Anh Viavet hy vọng có thể cung cấp đến bà con những sản phẩm thú y tốt nhất.

 

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger