Hướng dẫn dự phòng và điều trị bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên lợn

Nội dung tóm tắt

Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên lợn (TGE) là bệnh lý quan trọng do có khả năng lây nhiễm cao và gây ra tỷ lệ chết cao đối với heo sơ sinh từ 1-10 tuổi. Để có thể nhanh chóng nhận biết và đưa ra biện pháp điều trị thích hợp nhằm giảm thiểu thiệt hại đến kinh tế, cùng theo dõi bài viết sau cùng Việt Anh Viavet

Nguyên nhân gây bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên lợn

Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên lợn có nguyên nhân gây bệnh là do một virus thuộc nhóm Coronavirus gây ra (TGE). Đây là chủng virus có khả năng lây truyền rất nhanh. Virus TGE có thể gây bệnh trên heo ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên lứa tuổi heo bị ảnh hưởng nặng nề nhất đó là heo con từ 1-3 tuổi, tỷ lệ tử vong tùy thuộc vào độ tuổi, heo càng nhỏ tuổi, tỷ lệ chết càng cao: heo 0-17 ngày tuổi có tỷ lệ tử vong gần như 100%, heo từ 8-14 ngày tuổi có tỷ lệ tử vong khoảng 50%, trong khi đó, heo lớn hơn 3 tuần tuổi, tỷ lệ tử vong chỉ khoảng 20%.
Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên lợn lây lan chủ yếu do việc tiếp xúc trực tiếp ho hít phải virus có trong không khí hoặc qua đường miệng, bên cạnh đó bệnh có thể lây truyền qua thức ăn, nước uống, qua người chăn nuôi (quần áo, giày dép) hoặc các động vật trung gian như chó, mèo, chuột, chim mang mầm bệnh từ nơi khác đến lây truyền cho heo khỏe mạnh. Virus gây bệnh có thể sinh sôi trong nguyên sinh chất tế bào biểu bì ruột, dạ dày của lợn nhiễm bệnh sau đó được thải ra môi trường xung quanh thông qua phân và nước tiểu và gây nhiễm cho heo khỏe mạnh khác. Virus TGE có thể tồn tại ở ruột heo và đường hô hấp từ 2 – 3 tháng hoặc lâu hơn.
Các ổ dịch viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở lợn thường diễn ra vào mùa đông do virus  TGE bị giết bởi ánh sáng mặt trời trong vòng vài giờ, trong khi đó điều kiện khí hậu mùa đông khô, lạnh, ít ánh sáng là điều kiện thuận lợi cho sự sống của virus do đó bệnh nhanh chóng lây lan ra toàn đàn và cả trại chăn nuôi. Bên cạnh đó, điều kiện khí hậu thay đổi thất thường và nhiệt độ thấp vào mùa đông khiến làm giảm sức đề kháng của heo do đó chúng dễ mắc bệnh hơn.

Cơ chế bệnh sinh

Sau khi virus TGE thâm nhập vào cơ thể heo, thông máu chúng di chuyển đến tất cả các cơ quan trong cơ thể, tuy nhiên cơ quan thích hợp nhất để chúng khu trú và sinh sản là các tế bào biểu bì ruột và dạ dày, đặc biệt là ở ruột non.

Ngay khi virus TGE vào trong tế bào ruột, chỉ sau 4 đến 5h chúng đã tự nhân lên hàng trăm lần theo và bắt đầu phá huỷ các tế bào nhung mao ruột của lợn nhiễm bệnh. Tế bào nhung mao bị phá huỷ khiến hàng triệu hạt virus trong ruột được giải phóng và lây nhiễm sang các tế bào tương tự khác.
Với heo sơ sinh, sau khoảng 4 – 5 chu kì nhân lên của virus TGE, hầu hết các tế bào niêm mạc đường tiêu hoá sẽ bị phá huỷ dẫn đến rối loạn chức năng trao đổi chất, tăng nhu động ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy trên heo nhiễm bệnh.
Ngoài các biến đổi liên quan đến đường tiêu hoá, virus TGE còn gây thoái hoá, hoại tử cơ vân, cơ tim và đặc biệt là cơ lưng làm cho heo bị đình trệ vận động rơi vào trạng thái trầm cảm.

Triệu chứng bệnh viêm dạ dày- viêm ruột trên lợn

Bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên lợn là một bệnh lý khá nhẹ với đối tượng heo trưởng thành, tuy nhiên với heo con đây là bệnh lý nguy hiểm với các triệu chứng bệnh cấp tính xuất hiện ngay khi nhiễm bệnh như tình trạng tiêu chảy nhiều hoặc ít trong một vài ngày đầu sau nhiễm bệnh kèm việc bỏ ăn. Do chán ăn, kém ăn kết hợp tình trạng tiêu chảy nên heo có thể sút cân nhanh chóng, tuy nhiên phần lớn sau khi khỏi bệnh heo bị bệnh thường phụ hồi rất nhanh.

Với heo con

Để nhanh chóng phát hiện bà con cần quan sát heo con sau sinh một cách thường xuyên, các triệu chứng lâm sàng trên heo sơ sinh rất nặng, triệu chứng tiêu chảy thường xuất hiện sau 16-30h ngay sau khi heo tiếp xúc với virus TGE. Với heo con sinh ra ở chuồng heo nái có dịch bệnh viêm dạ dày ruột, lúc đầu chúng có thể trạng khỏe mạnh, nhưng ngay sau đó (sáng ngày hôm sau) sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng đầu tiên của bệnh một cách đột ngột, không có dấu hiệu cảnh báo trước.
Triệu chứng lâm sàng đầu tiên của bệnh ở heo sơ sinh là nôn mửa sau đó là tiêu chảy. Tuy nhiên ở chuồng nuôi có heo nái đi lại tự do thì có thể không thấy điều này, vì heo mẹ thường ăn ngay chất nôn ra và ngay sau khi xuất hiện tình trạng nôn mửa triệu chứng tiêu chảy xảy ra rất nhanh. Tiêu chảy lần đầu xuất hiện có thể khó phát hiện do phân lúc này khá lỏng, chủ yếu là nước. Khi bệnh tiến triển kéo dài, tình trạng tiêu chảy trên heo nhiễm bệnh trở nên thường xuyên khiến mông sau của heo trở nên ướt, lấm đất và mùi phân khó chịu, có màu vàng xanh hoặc vàng ghi đôi khi lẫn máu đôi khi sẽ quan sát thấy có chứa một ít cặn sữa của sữa không tiêu hoá được và đọng như nước bùn trên sàn.
 
Heo bị tiêu chảy khiến cơ thể bị mất nước, lông xù và mắt trũng sâu. Tình trạng cơ thể mất nước khiến heo nhiễm bệnh rất khát và muốn uống nước, với heo con sẽ cố gắng bú mẹ mặc dù rất yếu. Với heo sơ sinh 1-10 ngày, gần như 100% sẽ chết sau 2-5 ngày nhiễm bệnh. Với heo có thể sống qua 6-8 ngày sau nhiễm bệnh thường sẽ bắt đầu hồi phục nhanh, tuy nhiên cũng có nhiều con trở nên còi cọc và xấu xí hơn.
Heo bị viêm dạ dày – ruột truyền nhiễm rất nhạy cảm với nhiệt độ lạnh và gió mùa, đây là lý do giải thích do việc tại sao heo nhiễm bệnh lại chết nhanh

Với heo nái

Với heo nái nhiễm bệnh viêm dạ dày ruột, ngay lúc đẻ hoặc sau khi đẻ, heo sẽ bị sốt cao, nôn mửa, bỏ ăn và bị tiêu chảy phân xanh xám và dần mệt mỏi gầy yếu. Lượng sữa của heo nái lúc này giảm đáng kể và có thể ngừng tiết sữa, heo nái nhiễm bệnh ngại và không muốn cho con bú. Tuy nhiên tỷ lệ chết trên heo trưởng thành như heo nái khá thấp, và bệnh chỉ kéo dài từ 4 – 5 ngày và sau đó heo nhiễm bệnh sẽ tự khỏi.

Dự phòng bệnh viêm dạ dày- ruột truyền nhiễm trên lợn

Là bệnh lý truyền nhiễm không quá nguy hiểm, tuy nhiên do nguy cơ lây lan nhanh chóng và tỷ lệ gây chết trên heo con khá cao, vì vậy để giảm thiểu thiệt hại về kinh tế và hiệu suất sinh đẻ của heo nái, bà con nên chủ động dự phòng bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên heo bằng việc thực hiện đầy đủ các biện pháp sau:

Phòng bệnh bằng biện pháp an toàn sinh học

Để dự phòng bệnh viêm dạ dày – ruột truyền nhiễm trên heo, yếu tố cơ bản cần thực hiện đó là tuân thủ thực hiện đầy đủ các biện pháp liên quan đến an toàn sinh học với các công việc như:

  • Chỉ nhập heo có nguồn gốc rõ ràng, đã tiến hành kiểm tra huyết thanh với kết quả âm tính với bệnh viêm dạ dày ruột, kết hợp thực hiện theo nguyên tắc cùng vào cùng ra.
  • Giữ gìn vệ sinh môi trường chăn nuôi thật tốt, đặc biệt cần đảm bảo nhiệt độ chuồng nuôi phải đủ ấm cho heo sơ sinh.
  • Không đem thịt heo sống hoặc các sản phẩm heo sống vào trang trại heo dưới bất kỳ hình thức và lý do nào.

Vệ sinh phòng bệnh

Việc vệ sinh phòng bệnh cần được thực hiện một các thường xuyên và định kỳ để dự phòng hầu hết các bệnh lý, không chỉ riêng bệnh viêm dạ dày ruột.

  • Với khu vực chăn nuôi: Cần tạo hàng rào cách ly riêng biệt giữa khu vực chăn nuôi và môi trường bên ngoài, nhằm ngăn chặn người lạ và một số động vật có thể là nguồn trung gian gây bệnh như chó, mèo, chuột, gà, vịt … tiên vào khu vực chăn nuôi.
  • Khu vực ngoài chuồng: tiến hành rắc vôi bột xung quanh chuồng nuôi và ở lối đi một lớp dày từ 1- 2cm, rộng 1,5m để tạo vành đai vôi bột nhằm loại bỏ các nguyên nhân gây bệnh. Sử dụng thêm dung dịch khử trùng Fordecid phun tẩy định kỳ 2 lần/ tuần bên ngoài chuồng nuôi.
  • Sử dụng chuồng nuôi thông thoáng với mật độ nuôi đảm bảo không quá cao.
  • Trong chuồng: Sát trùng định kỳ bằng Via IodineVia Bencovet phun định kỳ 2 lần/ tuần.

Sử dụng Vacxin phòng bệnh

Sử dụng vacxin trong phòng bệnh, luôn là biện pháp đem lại hiệu quả cao, với vacxin dự phòng bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên lợn thường dùng 2 lần vào lúc 6 tuần sau khi thụ thai và 2 tuần trước khi đẻ. Vacxin dự phòng bệnh TGE có thể sử dụng dưới các dạng uống trực tiếp, tiêm bắp, tiêm vào tuyến vú hoặc kết hợp sử dụng các cách này với nhau.
Để việc sử dụng vacxin đạt hiệu quả cao trong dự phòng bệnh cần tham khảo thêm ý kiến từ các chuyên gia y tế và hướng dẫn từ nhà sản xuất.

Tăng sức đề kháng cho đàn heo

Bên cạnh các biện pháp tác động từ bên ngoài như đã được trình bày, việc tăng cường sức đề kháng cho heo cũng là biện pháp giúp dự phòng các bệnh lý trên heo bao gồm bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm.
Gluco KCE Captox: Cung cấp dinh dưỡng, thanh nhiệt, giải độc và tăng sức đề kháng cho heo sơ sinh, được dùng với liều 10g/50kgTT hay trộn 100g/25-30kgTĂ.
Via Hepatol B12: giúp tăng cường chức năng gan, thận, giải độc, trợ sức, trợ lực cho heo.
AZYM ACEMIN: men tiêu hóa sống bổ sung các loại vi khuẩn có ích giúp tái lập cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột từ đó giúp phòng bệnh các triệu chứng như tiêu chảy hàng loạt ở heo sau cai sữa.
Cần phối hợp thực hiện đầy đủ các biện pháp dự phòng trên để đạt hiệu quả tối đa trong dự phòng bệnh viêm dạ dày ruột trên heo.

Điều trị cho heo nhiễm bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên heo

Với heo nhiễm bệnh, ngay khi phát hiện cần thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học và vệ sinh chuồng trại, tăng cường sức đề kháng, sức khỏe cho heo nhiễm bệnh giống như trong quá trình dự phòng bệnh. Bên cạnh đó cần thực hiện thêm các biện pháp chăm sóc bệnh cho heo nhiễm bệnh như:

  • Tiến hành bù nước cho heo bằng việc cho heo uống nhiều nước hoặc sử dụng các chế phẩm bổ sung nước và điện giải như: Utyle Vit CVia Elecral
  • Trường hợp nếu heo mẹ nhiễm bệnh mất sữa thì cho sử dụng đạm sữa VIA MILLAC với liều 100g/ 50kg TĂ/ngày hay 10g/10lít nước uống.
  • Bên cạnh đó để hạn chế tình trạng nhiễm khuẩn thứ phát cần cho heo nhiễm bệnh sử dụng thêm kháng sinh mặc dù nó không ngăn cản được quá trình nhiễm virus ở heo.

Trong quá trình điều trị cho heo nhiễm bệnh cần phải kiên trì điều trị đủ 5 – 7 ngày mới cho kết quả điều trị tốt. Đối với heo chửa hoặc không chửa và heo vỗ béo, việc điều trị sẽ đem lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, đối với heo con theo mẹ thì hiệu quả còn hạn chế với tỷ lệ tử vong cao.
 
Là bệnh lý gây ảnh hưởng lớn đến heo sơ sinh vì vậy cần chú trọng công tác dự phòng và điều trị bệnh viêm dạ dày ruột ngay từ khi heo nái chửa để hạn chế tối đa thiệt hại kinh tế mà bệnh đem lại.
Tất cả thông tin về bệnh lý viêm dạ dày ruột truyền nhiễm trên heo được tổng hợp và biên soạn bởi đội ngũ chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm tại Việt Anh Viavet – một công ty sản xuất thuốc thú y lâu đời với kinh nghiệm dày dặn. Việt Anh Viavet bên cạnh việc sản xuất thuốc thú y chất lượng giá cả phải chăng còn luôn đồng hành cùng bà con trong quá trình chăn nuôi thông qua việc cung cấp các thông tin hữu ích về bệnh học cùng cách chăn nuôi hiệu quả. Do đó, nếu bà con có thắc mắc cùng các câu hỏi liên quan đến chăn nuôi, sản phẩm thuốc thú y sử dụng trong chăn nuôi, vui lòng liên hệ trực tiếp theo thông tin liên lạc:

  • Hotline: 024 3376 5468 – 024 3376 5466
  • Email: contact@vietanhviavet.com

            vietanhviavet@gmail.com

VIAVET THÔNG BÁO THAY ĐỔI NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MỚI
VIAVET THÔNG BÁO THAY ĐỔI NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MỚI

Thương hiệu VIAVET thuộc công ty cổ phần đầu tư liên doanh Việt Anh – VIET ANH GROUP xin cảm ơn Quý khách hàng, đại lý đã tín nhiệm và sử dụng sản phẩm của công ty trong suốt thời gian vừa qua. Suốt hành trình hơn 22 năm xây dựng và phát triển, thương […]

Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Minh Hoan tham quan gian hàng VIET ANH GROUP tại VietShrimp 2024
Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Minh Hoan tham quan gian hàng VIET ANH GROUP tại VietShrimp 2024

Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 – VietShrimp 2024 diễn ra từ ngày 20-22/03/2024 tại tỉnh Cà Mau, với chủ đề “Đồng hành cùng người nuôi tôm” đã khép lại. VIET ANH GROUP vinh dự là nhà tài trợ vàng và tạo được dấu […]

VIET ANH GROUP tham gia Triển lãm quốc tế Vietshrimp – 2024 tại TP.Cà Mau
VIET ANH GROUP tham gia Triển lãm quốc tế Vietshrimp – 2024 tại TP.Cà Mau

Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam – VietShrimp 2024 được tổ chức lần thứ năm tại Cà Mau diễn ra từ ngày 20 – 23/03/2024 Với quy mô 250 gian hàng trong và ngoài nước, cùng mục tiêu “Đồng hành cùng người nuôi tôm” VietShrimp 2024 sẽ giúp bà con chăn […]

VIET ANH GROUP hướng đến phát triển xanh bền vững cùng người nuôi tôm
VIET ANH GROUP hướng đến phát triển xanh bền vững cùng người nuôi tôm

Tham gia Vietshrimp 2024 với tư cách là nhà tài trợ Vàng, VIET ANH GROUP đem đến 2 thương hiệu gồm thuốc thuỷ sản VAQ và Men vi sinh VIAProtic, với mục tiêu hướng đến phát triển xanh bền vững cùng người nuôi tôm.   Với tư cách là nhà tài trợ Vàng, đại diện […]

VIET ANH GROUP – Thương hiệu thuốc thú y VIAVET chào mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3
VIET ANH GROUP – Thương hiệu thuốc thú y VIAVET chào mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

Hòa chung không khí kỷ niệm ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3, VIET ANH GROUP – Thương hiệu thuốc thú y VIAVET đã gửi lời tri ân sâu sắc cùng với những món quà đầy ý nghĩa, trao đến tất cả các chị em phụ nữ là CBCNV của công ty. Buổi tiệc chào mừng […]