Hướng dẫn và chăm sóc cho lợn bị bệnh hồng lỵ

Bệnh hồng lỵ trên lợn được biết đến là bệnh lý truyền nhiễm liên quan đến chức năng tiêu hóa của lợn. Nếu không kịp thời phát hiện, xác định bệnh và đưa ra biện pháp điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng tử vong trên heo, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Đọc ngay bài viết sau của các chuyên gia y tế từ Việt Anh Viavet để biết cách chăm sóc và điều trị cho heo mắc bệnh hồng lỵ.

1 8

* Nguyên nhân gây bệnh hồng lỵ trên lợn

  • Là một bệnh lý tiêu hóa có tính chất truyền nhiễm, nguyên nhân chính gây ra bệnh là do  xoắn khuẩn Treponema (Serpulina) hay còn gọi là brachyspira hyodysenteriae gây ra. Loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh thông qua đường ăn uống của heo. 
  • Bệnh sẽ tiến triển trở nặng và diễn biến nguy hiểm hơn khi gặp thêm các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn E.coli, Salmonella hay clostridium.
  • Bệnh hồng lỵ trên lợn có thể lây truyền nhanh chóng qua đường miệng từ phân, nước tiểu, nước uống, thức ăn có nhiễm bệnh từ đó dẫn tới dịch bệnh lan truyền diện rộng trên vật nuôi. Bệnh có thể gặp trên tất cả heo ở độ tuổi khác nhau nhưng thường xảy ra hơn trên heo cai sữa và heo 6-12 tuần tuổi sẽ bị mắc nặng nhất

* Nhận biết bệnh hồng lỵ trên lợn

  • Là bệnh lý liên quan đến chức năng của hệ thống tiêu hóa của lợn. Bệnh hồng lỵ gây ra những ảnh hưởng tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến ruột già, khiến ruột ở trạng thái mềm nhũn, có màu nâu thẫm và hay xuất huyết, bên cạnh đó niêm mạc ruột sẽ dày lên đáng kể do tăng sinh và khiến hạch màng treo sưng to. Những ảnh hưởng này khó có thể giúp bà con nhận biết được rõ bệnh lý, cần quan sát thêm các dấu hiệu thực thể mới có thể xác định được bệnh trên vật nuôi. Bệnh hồng lỵ thể hiện bệnh ở 2 dạng thể cấp tính và thể mạn tính

– Thể cấp tính

Trường hợp heo mắc bệnh hồng lỵ thể cấp tính, một số biểu hiện giúp bà con nhận biết bệnh trên vật nuôi bao gồm: 

  • Heo sốt nhẹ 40-40.5*C, cơ thể ốm yếu, ăn giảm, khát nước, đi lại loạng choạng tiêu chảy. Phân loãng có nhiều dịch lầy nhầy và rất khó ỉa, phân màu đỏ bết xung quanh hậu môn
  • Heo lớn lúc đầu tiêu chảy phân lầy nhầy lẫn máu, sau đó chuyển sang tiêu chảy ra máu tươi, khó đông và có mùi thanh đặc biệt, heo đau bụng, kêu liên tục, gầy sụt cân nhanh,nước tiểu màu nâu tươi, chết nhanh chóng trong vòng 1-2 ngày

2 14

– Thể mạn tính

  • Với thể bệnh mạn tính, thường xảy ra trên heo lớn, heo không sốt, phân lúc đầu loãng lẫn máu, sau phân lỏng có màu nâu đen

* Cách phòng bệnh hồng lỵ cho heo cần biết
– Vệ sinh phòng bệnh

  • Để phòng bệnh hồng lỵ trên heo, việc đảm bảo vệ sinh chuồng trại là hết sức quan trọng và cần thiết, vì đây là nguồn bệnh và nguồn phát tán bệnh chính. Cần thường xuyên tiến hành vệ sinh chuồng trại chăn nuôi, đảm bảo vệ sinh thức ăn, nước uống của lợn được sạch sẽ. Bên cạnh đó, nếu phát hiện lợn bị bệnh cần được cách ly triệt để với các con còn lại để hạn chế tối đa tình trạng lan truyền bệnh diện rộng.

– Thuốc phòng bệnh

  • Nguyên nhân chính gây nên bệnh hồng lỵ trên lợn là do vi khuẩn vì vậy để hạn chế được các yếu tố gây bệnh từ môi trường xung quanh tác động đến vật nuôi, bà con, chủ chuồng trại cần tiến hành phun thuốc sát trùng định kỳ 1-2 lần/ tuần bằng Fordecid, Via iodine, Bencove, đây đều là các thuốc có tác dụng khử trùng chuồng trại, tiêu diệt nhanh các virus vi khuẩn gây bệnh được bà con tin dùng.  
  • Bên cạnh đó trộn tiamulin 10% vào thức ăn phòng dịch bệnh định kỳ 1 tháng 1 lần. Mỗi lần 5-7 ngày. 

3 13

* Điều trị bệnh hồng lỵ 

Để điều trị bệnh hồng lỵ cho heo cần đảm bảo 3 nguyên tắc bao gồm: tiêu diệt được nguyên nhân gây bệnh, cải thiện các triệu chứng và hồi phục sức khỏe cho heo. Vì vậy trong để điều trị bệnh hồng lỵ cho heo, bà con có thể tham khảo phác đồ điều trị sau, được cung cấp và tư vấn từ các chuyên gia y tế đến từ Việt Anh Viavet:

  • Tiamulin 10%: 1g/10kgTT, trộn thức ăn liên tục 7-10 ngày
  • Beta glucan C 1g/10kgTT, trộn thức ăn liên tục 7-10 ngày
  • Az.Vitamin K3 1g/10kgTT, trộn thức ăn liên tục 7-10 ngày
  • Tyltil 1ml/10kgTT, Chích 1 lần/ ngày

Điều trị liên tục 3-5 ngày

  • Trong đó, tiamulin với thành phần chính là Tiamulin hydrogen fumarate được chỉ định sử dụng trong điều trị hồng lỵ (phân ra máu trên heo). Beta glucan C là thức ăn tăng cường đề kháng cho vật nuôi thông qua bổ sung các vitamin, khoáng chất, acid amin ,… từ đó giúp theo heo nhanh hồi phục sức khỏe và tăng sức đề kháng chống đỡ bệnh.
  • Az Vitamin K3 cũng nằm trong phác đồ điều trị bệnh hồng lỵ ở heo do chứa hoạt chất chính là Vitamin K3 có tác dụng dụng cầm máu tốt, hỗ trợ điều trị vật nuôi bị hồng lỵ, tiêu chảy có xuất huyết. Tyltil là một kháng sinh được kết hợp giữa Tiamulin với Tylosin có tác dụng mạnh trong việc tiêu diệt vi khuẩn.

Các sản phẩm trên đều được sản xuất bởi nhà máy Việt Anh Viavet – một trong những nhà máy sản xuất thuốc thú y hàng đầu tại Việt Nam với hệ thống sản xuất hiện đại, quy mô lớn cùng đội ngũ cán bộ chuyên môn cao. Việt Anh Viavet đã cung cấp cho ngành chăn nuôi Việt Nam hàng trăm đầu sản phẩm thuốc thú y chất lượng, hiện nay đang được các chủ chăn nuôi tin tưởng sử dụng.

Với phác đồ điều trị trên kết hợp cùng với việc vệ sinh chuồng trại thường xuyên sạch sẽ, đảm bảo nguồn thức ăn, nước an toàn, heo sẽ nhanh cải thiện được tình trạng bệnh lý. 

Các thông tin được cung cấp từ Việt Anh Viavet luôn được cập nhật đầy đủ và chính xác nhất. Để được tư vấn thêm về các sản phẩm, vui lòng liên hệ
hotline: 0981402192.

 

 

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger