Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh FLAVIVIRUS gây ra trên vịt và cách chữa trị từ A-Z

Nội dung tóm tắt

Từ tháng 4 năm 2010, một loại bệnh mới đã bùng phát trên vịt ở Trung Quốc, gây thiệt hại lớn cho Vịt đẻ và vịt thịt. Bệnh này cũng đã nổ ra ở Mã Lai năm 2012 và năm 2013, bệnh đã xuất hiện ở Thái Lan (Su et al., 2011, Liu et al. 2013, Thontiravong A, et al., 2013). Hiện nay ở nước ta cũng đã xảy ra dịch bệnh này trên những đàn vịt thịt khoảng 30 ngày tuổi và gây thiệt hại đáng kể cho người chăn nuôi. Để giúp bà con chăn nuôi hiểu rõ hơn về loại bệnh này, thuốc thú y Việt Anh Viavet xin trân trọng gửi đến bà con bài viết tổng hợp chi tiết nhất các thông tin về loại bệnh này. Mong bà con theo dõi và áp dụng hiệu quả.

1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH 

Kể từ những ca bệnh đầu tiên, Vi-rút gây bệnh chưa được biết rõ và chỉ định tạm thời là vi-rút Tembusu. Mãi đến năm 2013, nhiều nhà khoa học đã phân tích toàn diện và chi tiết trình tự bộ gen của vi-rút, tính kháng nguyên và khả năng miễn dịch chống lại vi-rút đã khẳng định vi-rút gây bệnh cho vịt ở Trung Quốc là một loài vi-rút mới, khác biệt với vi-rút Tembusu. Được đặt tên là vi-rút gây hội chứng giảm đẻ trên vịt (Duck egg drop syndrome virus), viết tắt là DEDSV, thuộc họ Flaviviridae, chi Flavivirus (Liu et al., 2013, Zhang et al., 2017). 

2. VẬT CHỦ MANG MẦM BỆNH VÀ VẬT CẢM THỤ 

Vật chủ mang mầm bệnh Flavivirus bao gồm muỗi, gà, vịt, ngỗng, chim bồ câu và chim sẻ (Zhang et al., 2017). Mặc dù gia cầm được cho là vật chủ tự nhiên của Flavivirus, nhưng vi-rút này cũng đã gây bệnh cho ngỗng, gà, vịt. Lứa tuổi mắc bệnh: Người ta đã gây bệnh thực nghiệm bằng cách tiêm truyền mầm bệnh cho vịt, kết quả cho thấy vịt 1 tuần tuổi xảy ra bệnh nặng nhất, kể đến là vịt 3 tuần tuổi, vịt 7 tuần tuổi bị bệnh nhẹ hơn. Ghi nhận những ca bệnh xảy ra ngoài thực tế ở Mã Lai, Thái Lan cũng như ở nước ta, cho thấy bệnh thường xảy ra cho vịt từ 3 tuần tuổi trở lên và ở Vịt đang đẻ trứng (Hoshino et al., 2009; Kono et al., 2000; Vaidya et al., 2012, Li et al., 2015).

3. ĐƯỜNG TRUYỀN LÂY 

Flavivirus được truyền do muỗi đốt và gây bệnh cho vịt. Sau đó vịt bệnh bài thải mầm bệnh ra bên ngoài và lây truyền cho vịt khỏe do tiếp xúc trực tiếp, do thức ăn, nước uống có nhiễm mầm bệnh. hoặc lây qua đường không khí. Cũng có thể lây nhiễm do chim, vì chim sẻ và những loài chim di trú là vật chủ mang mầm bệnh (Yan et al., 2011, Liu et al., 2012, Thontiravong. et al., 2015, Li et al., 2015). Thực nghiệm cho thấy vi-rut có thể truyền từ vịt bệnh sang vịt khỏe bằng đường không khí. Đặc điểm chung của lây truyền trực tiếp là bệnh bùng phát đột ngột, lây lan nhanh và tỷ lệ mắc bệnh cao. Số liệu ghi nhận thực tế dịch bệnh ở Trung Quốc phù hợp với giả thuyết này (Li et al., 2015). 

4. DẤU HIỆU LÂM SÀNG 

Những vật bị nhiễm bệnh có biểu hiện sốt, giảm ăn đột ngột, lờ đờ, vịt nuôi thịt chậm lớn, vịt đẻ sụt giảm nghiêm trọng sản lượng trứng, vịt nằm lật ngữa, tê liệt chân và cánh nên dễ bị dẫm đạp và chết. Tiêu chảy màu xanh xám. Khi bệnh tiến triển, các dấu hiệu thần kinh biểu lộ rõ hơn như vịt

Có dáng đi khó khăn hoặc không thể đi lại được | Tỷ lệ mắc bệnh thường cao (lên tới 90%). Tỷ lệ tử vong rất biến động, ghi nhận ở Mã Lai và Thái | Lan đôi khi lên tới 30% hoặc cao hơn tùy thuộc vào vệ sinh, chăm sóc, các biện pháp điều trị hỗ trợ | hoặc do bị nhiễm vi khuẩn thứ phát nặng. Giảm đẻ từ 20 – 60% và đôi khi lên tới 90% chỉ trong vòng 5-10 ngày. 

5. BỆNH TÍCH MỔ KHÁM 

Xuất huyết buồng trứng nghiêm trọng, viêm buồng trứng, các nang noãn bị vỡ, viêm phúc mạc

cũng được nhìn thấy ở một số vật bị bệnh, lá lách sưng to, viêm não, xuất huyết, viêm nội tâm mạc. | Những thay đổi ở các cơ quan khác như viêm thận, viêm phổi, cũng đã được báo cáo (Yang J, etal.2013; Lyet al., 2019).)

6. CHẨN ĐOÁN

  • Dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích để nghi ngờ bệnh
  • Xét nghiệm để tìm kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh của vịt bệnh ở phòng thí nghiệm

7. PHÒNG BỆNH

  • Phải tuân thủ quy trình phòng vắc xin đầy đủ cho đàn vịt
  • Cho ăn thức ăn cân bằng dưỡng chất và đầy đủ các loại vitamin
  • Khi thời tiết thay đổi, phòng các bệnh nhiễm khuẩn bằng cách trộn kháng sinh vào thức ăn hoặc uống nước  AZ.FLOTEC 25, VIA.GENTACOS
  • Sử dụng thuốc sát trùng chuồng trại FORDECID, VIA IODINE
  • Kết hợp diệt ruồi, muỗi, ve, mòng bằng  VIATOX 300 , ALPHA 60F EC

 

8. ĐIỀU TRỊ

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị, nhưng phải điều trị triệu chứng và hỗ trợ sức đề kháng cho vịt. Trước hết phải dùng thuốc giải độ gan thận và hạ sốt trước 1-2 ngày bằng VIA HEPAPARAVACIN C, LIQUID HEATH KTMD

 

Sau đó tùy theo triệu chứng nghi ngờ phụ nhiễm để cấp kháng sinh, nghi phụ nhiễm bệnh tụ huyết trùng thì sử dụng THUỐC THÚ Y – AFLODOX C,LINSPEC EXTRA

 phụ nhiễm E.coli thì dùng THUỐC THÚ Y – AMPI – COLI extra, AMCOLI-FORTE, VIAMOXYL 15S, AZ APRACIN 50

Đồng thời cấp thêm điện giải và men vi sinh VIA ELECTRAL, ULYTE VIT – C, – VIABIO MEN SỐNG GÀ VỊT N101

Theo những chia sẻ ở trên, bà con có thể thấy bệnh Flavivirus trên vịt không khó để điều trị và phòng ngừa. Yếu tố then chốt là đảm bảo vệ sinh sạch sẽ làm các hướng dẫn thuốc thú y Việt Anh Viavet đã cung cấp.
Với hơn 200 sản phẩm thuốc thú y và phân phối trên 800 đại lý trên khắp cả nước, bà con có thể dễ dàng tìm thấy các sản phẩm thuốc thú y chất lượng của chúng tôi. Nhìn về tương lai, các sản phẩm thuốc thú y của Việt Anh Viavet đang ở một vị trí vững chắc trên thị trường thuốc thú y Việt Nam. Sự tin yêu và ủng hộ của bà con nông dân luôn là một trong những nguồn động lực to lớn giúp chúng tôi ngày càng hoàn thiện và hoạt động hiệu quả hơn.
Để xem thêm các sản phẩm thuốc thú y của chúng tôi mời bà con truy cập website https://vietanhviavet.com/  hoặc Bà con có thể dễ dàng tìm mua hoặc liên hệ trực tiếp với giám đốc kỹ thuật gia cầm, thủy cầm: Ths. Bs Phùng Thanh Sơn Hotline: 0984 051 978

VIAVET THÔNG BÁO THAY ĐỔI NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MỚI
VIAVET THÔNG BÁO THAY ĐỔI NHẬN DIỆN THƯƠNG HIỆU MỚI

Thương hiệu VIAVET thuộc công ty cổ phần đầu tư liên doanh Việt Anh – VIET ANH GROUP xin cảm ơn Quý khách hàng, đại lý đã tín nhiệm và sử dụng sản phẩm của công ty trong suốt thời gian vừa qua. Suốt hành trình hơn 22 năm xây dựng và phát triển, thương […]

Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Minh Hoan tham quan gian hàng VIET ANH GROUP tại VietShrimp 2024
Bộ trưởng Bộ NN và PTNT Lê Minh Hoan tham quan gian hàng VIET ANH GROUP tại VietShrimp 2024

Hội chợ triển lãm quốc tế công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 – VietShrimp 2024 diễn ra từ ngày 20-22/03/2024 tại tỉnh Cà Mau, với chủ đề “Đồng hành cùng người nuôi tôm” đã khép lại. VIET ANH GROUP vinh dự là nhà tài trợ vàng và tạo được dấu […]

VIET ANH GROUP tham gia Triển lãm quốc tế Vietshrimp – 2024 tại TP.Cà Mau
VIET ANH GROUP tham gia Triển lãm quốc tế Vietshrimp – 2024 tại TP.Cà Mau

Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam – VietShrimp 2024 được tổ chức lần thứ năm tại Cà Mau diễn ra từ ngày 20 – 23/03/2024 Với quy mô 250 gian hàng trong và ngoài nước, cùng mục tiêu “Đồng hành cùng người nuôi tôm” VietShrimp 2024 sẽ giúp bà con chăn […]

VIET ANH GROUP hướng đến phát triển xanh bền vững cùng người nuôi tôm
VIET ANH GROUP hướng đến phát triển xanh bền vững cùng người nuôi tôm

Tham gia Vietshrimp 2024 với tư cách là nhà tài trợ Vàng, VIET ANH GROUP đem đến 2 thương hiệu gồm thuốc thuỷ sản VAQ và Men vi sinh VIAProtic, với mục tiêu hướng đến phát triển xanh bền vững cùng người nuôi tôm.   Với tư cách là nhà tài trợ Vàng, đại diện […]

VIET ANH GROUP – Thương hiệu thuốc thú y VIAVET chào mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3
VIET ANH GROUP – Thương hiệu thuốc thú y VIAVET chào mừng ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3

Hòa chung không khí kỷ niệm ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/3, VIET ANH GROUP – Thương hiệu thuốc thú y VIAVET đã gửi lời tri ân sâu sắc cùng với những món quà đầy ý nghĩa, trao đến tất cả các chị em phụ nữ là CBCNV của công ty. Buổi tiệc chào mừng […]