Những điều cần biết về bệnh lợn gạo và nguy cơ lây nhiễm sang người

Bệnh sán dây ấu trùng sán dây lợn hay còn gọi là bệnh sán dải, sán dải lợn không xa lạ với bà con chăn nuôi. Đây là loại được phân bố rộng khắp và được tuyên truyền nhiều tại Việt Nam do liên quan đến thói quen ăn uống và các món ăn tái với nguy cơ lây nhiễm sang người.

Ở Việt Nam, bệnh sán lợn được phát hiện ở hầu hết các địa phương, con số mới nhất thì có tới 55 tỉnh thành đã phát hiện bệnh sán lợn. 

pasted image 0 4 1

Bệnh sán dây, ấu trùng sán dây lợn hay còn gọi là bệnh sán dải, sán dải lợn là tên bà con có thể gặp ở các địa phương khác nhau. Thực tế, tại Việt Nam bệnh được biết đến nhiều bởi các nguy cơ tiềm ẩn khi lây nhiễm sang người do ăn uống các món ăn tái, sống từ thịt lợn. Vì vậy, hãy đi vào chi tiết để biết nguyên nhân, cách phòng và trị bệnh sán lợn trên đàn lợn nhé bà con.  

Nguyên nhân gây bệnh sán lợn gạo ở lợn

Nguyên nhân gây sán lợn phổ biến nhất là lợn bị nhiễm ấu trùng do ăn phải trứng của sán dây, bà con nên biết rằng trong trứng chứa sẵn ấu trùng có độc lực. Vòng đời của ấu trùng sán lợn như sau: ấu trùng này sẽ đi vào đường tiêu hóa của lợn và di chuyển khắp cơ thể. Sau đó quay về ký sinh ở các cơ vận động mạnh. 

Đặc biệt, loại ấu trùng này có thời gian ký sinh rất lâu, con số được các chuyên gia công bố trung bình là 4-5 năm, một con số thực sự gây ám ảnh với bà con chăn nuôi. Loại sán này khi phát triển có thể dài tới 7 mét.

Ở Việt Nam, nuôi heo theo quy mô nhỏ tại vườn rất phổ biến, do vậy lợn có thể ăn phải sán xơ mít ( tên gọi là Taeniasis), sau đó loại sán này sẽ sống ký sinh trùng (Cysticercosis) ngay trên cơ thể của lợn. 

Sau 2- 3 tháng, ấu trùng tạo thành một nang có vỏ bọc ngoài, còn được gọi là gạo lợn (cysticercus cellulosae). Loại gạo lợn này có dịch màu trắng mẩu đầu sán với 4 giác và 2 vòng móc. Lợn có loại ký sinh trùng thì được coi là đã mắc bệnh lợn gạo. 

Cách phòng và kiểm soát bệnh sán lợn gạo ở lợn

Để phòng và kiểm soát bệnh bà con cần kiểm tra thức ăn đầu vào cho lợn đảm bảo không chứa các loại sán lợn. Bên cạnh đó lợn cần được nuôi nhốt khoa học; chuồng trại cần xây dựng cách biệt với khu vệ sinh của người để tránh tiếp xúc với phân và nguồn nước có nguy cơ nhiễm bệnh. 

Bà con chăn nuôi cần thực hiện việc tiêm phòng ngừa bệnh gạo cho lợn theo đúng quy định và tư vấn của các chuyên gia thú y. 

Như đã đề cập ở trên, lợn gạo có thể lây nhiễm sang người do vậy rất mong bà con chăn nuôi kiểm soát giết mổ đúng quy trình phát hiện và tiêu hủy lợn gạo không đưa ra tiêu thụ. Đồng thời, theo dõi đàn lợn cùng lứa nuôi và có biện pháp phù hợp.  

Cách trị bệnh sán lợn gạo ở lợn

Hiện nay, việc sử dụng thuốc để điều trị bệnh lợn gạo là rất khó khăn vì chưa có các sản phẩm thuốc thú y đặc trị. 

pasted image 0 5 1

Thuốc thú y – Alben Forte – Thuốc đặc trị sán dây, sán lá, giun các loại và diệt ấu trùng. Đây là một trong những sản phẩm nổi bật của thuốc thú y Việt Anh Viavet có tác dụng đặc biệt trong điều trị bệnh sán lợn gạo. 

Trong 100ml chứa:

Albendazole…………………………………………………10 g

Oxyclozanide…………………………………………….3,75 g

Dung môi (Labrafac PG) vđ…………………………..100 ml

Theo đó, thành phần Albendazol là một dẫn chất Benzimidazol carbamat. Thuốc có phổ hoạt tính rộng trên các giun đường ruột đặc biệt là sán lợn gạo. 

Albendazol có hoạt tính trên cả giai đoạn trưởng thành và giai đoạn ấu trùng của các giun đường ruột và diệt được trứng của sán lợn gạo

Do đó, bà con thuốc dùng cho uống, 1 liều duy nhất, lắc đều trước khi dùng, thuốc đã pha chỉ dùng trong 24h.

Liều điều trị cho lợn…….1ml/5-7 kgTT.

Bà con lưu ý, khai thác thịt lợn bà con cần dừng thuốc trước 07 ngày để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Chúng tôi tin rằng, những thông tin hữu ích Việt Anh Viavet đã cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho người tiêu dùng trong quá trình chăn nuôi lợn. Một số loại bệnh thường bị bà con “bỏ quên”, gạo lợn cũng nằm trong số đó. Đặc biệt, hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam đều đã phát hiện loại bệnh này nên nguy cơ tiềm ẩn của loại bệnh này được đánh giá là khó kiểm soát. 

Việt Anh Viavet tự hào khi là một trong những nhà máy sản xuất thuốc thú y đầu tiên tại Việt Nam đạt theo tiêu chuẩn GMP- WHO (GMP-GLP-GSP) với các sản phẩm thuốc thú y đa dạng, chất lượng cao. Đồng thời, với 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thú y, chúng tôi tin rằng những thông tin trên sẽ giúp bà con nuôi lợn hiệu quả và đạt hiệu quả kinh tế cao và an toàn vệ sinh thực phẩm

Để biết thêm thông tin về các sản phẩm thuốc và thực phẩm hỗ trợ chất lượng trong chăn nuôi từ Việt Anh Viavet bạn có thể theo dõi chi tiết tại website: https://vietanhviavet.com/collections/san-pham

Liên hệ trực tiếp theo thông tin: 

024 3376 5468 – 024 3376 5466

Email: contact@vietanhviavet.com 

            vietanhviavet@gmail.com

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger