Những thông tin hữu ích nhất về BỆNH LÊ DẠNG TRÙNG ở bò

Bệnh lê dạng trùng ở bò là một trong những bệnh thường gặp ở bò, nhất là vào mùa hè. Bệnh có những diễn biến phức tạp khiến bà con lo lắng. Bài viết dưới đây của Việt Anh Viavet sẽ cung cấp những thông tin hữu ích nhất về bệnh lê dạng trùng ở bò cho bà con.

* Bệnh lê dạng trùng là gì?

– Khái quát về bệnh lê dạng trùng ở bò tại Việt Nam

  • Bệnh lê dạng trùng có tên gọi khoa học là Babesiosis. Bệnh thường thấy ở các loài gia súc như trâu, bò, ngựa… nhưng ở Việt Nam bệnh diễn ra phổ biến nhất ở bò. Tại Việt Nam, do có khí hậu nóng ẩm nên bệnh lê dạng trùng ở bò diễn ra quanh năm, bùng phát mạnh nhất là vào mùa hè.
  • Bệnh hay gặp ở những đàn bò sữa mới nhập từ nước ngoài về Việt Nam đang trong quá trình thích nghi với trang trại chăn nuôi tại địa phương. Bệnh không phân biệt lứa tuổi của bò, nhưng phổ biến thường gặp ở bò từ 5 tháng đến 3 năm tuổi.

– Nguyên nhân gây ra bệnh lê dạng trùng ở bò

  • Bệnh lê dạng trùng ở bò do loài vật ký sinh trong hồng cầu của vật chủ có tên khoa học Babesia gây nên. Loài này có hình dạng giống quả lê, chính vì vậy bệnh có tên là lê dạng trùng. Babesia có rất nhiều loài khác nhau, hiện tại có ít nhất 6 loài đã được phát hiện. Tại Việt Nam, có 2 loài thường gây bệnh nhất bao gồm: Babesia bigemina và Babesia bovis.

San pham AZ Gluco KC Bamin giup tang suc de khang cho bo 1

* Chu trình nhiễm bệnh lê dạng trùng ở bò

  • Bệnh lê dạng trùng ở bò không lây trực tiếp từ con bò này sang con bò khác mà truyền qua một loài vật trung gian là ve cứng (Ixodidae). Chu trình làm lây truyền bệnh của ve cứng như sau:
  • Ve cứng hút máu của bò nhiễm bệnh, máu chứa mầm bệnh đi vào dạ dày của ve. Tại đây ký sinh trùng trải qua nhiều giai đoạn phân chia và phát triển khác nhau để tạo thành hợp tử. Hợp tử có trong dạ dày ve cứng được phân chia để đi theo 2 hướng: một phần hợp tử đi về tuyến nước bọt, khi ve đốt bò khỏe mạnh hợp tử có trong tuyến nước bọt sẽ đi vào máu của bò; một phần hợp tử đi đến buồng trứng của bè, truyền mầm bệnh sang đời con.

5 2

* Triệu chứng của bệnh lê dạng trùng ở bò

  • Để nhận biết được bệnh lê dạng trùng trên bò cần dựa vào các triệu chứng bệnh cụ thể. Sau khi nhiễm ký sinh trùng khoảng 10-15 ngày bò mới bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên (giai đoạn này được gọi là thời gian nung bệnh). Bệnh lê dạng trùng có 2 thể là cấp tính và mãn tính. Triệu chứng của hai thể có nhiều điểm tương đồng nhưng mức độ nặng lại khác nhau rõ rệt.

– Thể cấp tính

Thể cấp tính diễn ra trong khoảng 1 tuần có 4 triệu chứng rất đặc trưng và dễ nhận biết bao gồm:

  • Bò sốt rất cao liên tục hàng tuần: từ 40 đến 41⁰C.
  • Thiếu máu: ký sinh trùng phá hủy hồng cầu gây ra thiếu máu trầm trọng. Ban đầu niêm mạc mắt của bò rất đỏ, nhưng sau đó dần chuyển sang tái nhợt. Dấu hiệu này cũng có thể quan sát thấy ở niêm mạc âm hộ. 
  • Đái ra máu: nước tiểu bò có màu hồng, màu đỏ tươi và dần chuyển sang đỏ thẫm. Bò cũng có thể bị tiêu chảy có kèm máu. Đây là triệu chứng rất đặc biệt so với những bệnh nhiễm ký sinh trùng khác. Chính vì vậy khi thấy bò đái ra máu bà con có thể nghi ngờ bò đã bị bệnh lê dạng trùng.

3 14

  • Các hạch lâm ba sưng và phù thũng, đặc biệt hạch trước vai và hạch dưới đùi.

Ngoài 4 triệu chứng trên, bà con sẽ thấy bò có những biểu hiện như mệt mỏi, khó thở, tim đập nhanh vào những ngày sau do thiếu máu vận chuyển khí oxi. 

Sau khoảng 1 tuần liên tiếp có những triệu chứng nặng như trên, bò sụt cân nhanh chóng, cơ thể suy kiệt nghiêm trọng. Nhiều trường hợp do bò mất máu quá nhiều nên không thể sống sót. 

– Thể mãn tính

  • Ở thể mãn tính, bò cũng có những triệu chứng tương tự  thể cấp tính nhưng nhẹ hơn. Thông thường thể mãn tính của bệnh lê dạng trùng ở bò có thể kéo dài lên đến vài tuần. Bò không bị suy kiệt và chết nhanh như thể cấp tính. Tuy nhiên ở thể này, do bệnh kéo dài nên bò vẫn bị suy giảm thể trạng nặng nề, mất sức. Nếu bò mắc bệnh khi đang mang thai rất có thể sẽ bị sảy thai.

* Phương pháp chẩn đoán bệnh lê dạng trùng ở bò

  • Bệnh lê dạng trùng ở bò được chẩn đoán bằng nhiều phương pháp khác nhau như: dựa vào triệu chứng, nhuộm máu của bò nghi nhiễm bệnh để tìm ký sinh trùng, tìm kiếm ký sinh trùng trong ve cứng. 
  • Nếu nghi ngờ bò bị lê dạng trùng, trước hết bà con cần tìm xem có sự xuất hiện của ve cứng không, sau đó sử dụng một hoặc nhiều phương pháp khác nhau để chẩn đoán bệnh.
  • Chẩn đoán dựa trên triệu chứng: Sốt cao liên miên và đái ra máu là các triệu chứng được sử dụng để chẩn đoán bệnh.
  • Tìm lê dạng trùng trong máu hoặc tìm lê dạng trùng trong ve cứng: nhuộm giemsa là phương pháp được sử dụng. Đây là một phương pháp phức tạp cần đến sự hỗ trợ từ nhân viên y tế.

* Phòng và điều trị bệnh lê dạng trùng ở bò

  • Bệnh lê dạng trùng khiến bò suy kiệt và chết rất nhanh nên việc điều trị bệnh cần thực hiện chính xác và nhanh chóng. Ngoài ra, để giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh cho bò, bà con cần hiểu rõ những điều cần làm trong công tác phòng bệnh.

– Công tác phòng bệnh lê dạng trùng cho bò 

  • Phòng bệnh lê dạng trùng ở bò là việc làm quan trọng bởi một khi đã có một cá thể trong đàn mắc bệnh, nguy cơ những con khác trong đàn bị lây bệnh sẽ rất cao.

Để công tác phòng bệnh lê dạng trùng cho bò được hiệu quả bà con cần thực hiện nghiêm ngặt những vấn đề sau:

  • Cách ly bò được chuyển từ vùng khác tới
  • Tiêm phòng cho bò trước mùa phát bệnh: nên tiêm phòng trước mùa hè vì đây là mùa ve cứng phát triển nhất.

4 11

  • Tìm và tiêu diệt ve cứng: Nhìn vào chu trình lây nhiễm bệnh bà con thấy rằng một phần hợp tử sẽ đi đến buồng trứng, truyền ký sinh trùng cho đời ve tiếp theo. Bệnh truyền từ đời này sang đời khác của ve diễn ra mãi mãi nên việc phòng và kiểm soát bệnh khá khó khăn, phụ thuộc rất nhiều vào việc tiêu diệt ve.
  • Nâng cao sức đề kháng cho bò bằng cách cho bò ăn uống điều độ, đủ chất dinh dưỡng.

– Điều trị bệnh lê dạng trùng ở bò

  • Bệnh được điều trị bằng cách kết hợp thuốc trị bệnh và các sản phẩm tăng cường sức đề kháng và thể trạng cho bò.

Các loại thuốc điều trị được sử dụng bao gồm: 

  • Haemosporidin: đây là hoạt chất được sử dụng để tiêu diệt lê dạng trùng. Thuốc giúp tiêu diệt mầm bệnh đang phát triển trong cơ thể bò.
  • Acriflavine: đây là hoạt chất khử trùng, thuốc cũng có tác dụng tiêu diệt lê dạng trùng trong cơ thể bò.
  • Berenil: thuốc rất nhạy trong việc tiêu diệt lê dạng trùng, đặc biệt không gây độc cho bò.

Các thuốc trên đều được dùng dạng tiêm. Bà con cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng như hướng dẫn sử dụng bởi đây là những chất độc, nếu dùng quá liều sẽ gây hại cho bò.

Các chất trợ lực, tăng sức đề kháng cho bò được sử dụng có thể kể đến như cafein, vitamin C, vitamin B… Bà con có thể tham khảo và sử dụng những sản phẩm chất lượng của VIAVET như AZ GLUCO KC BAMIN, Vitamin B1 để giúp bò nhanh khỏi bệnh và dần khôi phục thể trạng.

San pham AZ Gluco KC Bamin giup tang suc de khang cho bo

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bà con những thông tin hữu ích nhất về bệnh lê dạng trùng ở bò. Bài viết được đội ngũ y khoa của Công ty CP Đầu tư liên doanh Việt Anh (VIAVET) biên soạn. Với đội ngũ y khoa luôn tận tâm với nghề, bà con có thể yên tâm khi tham khảo những thông tin về bệnh học và sản phẩm thuốc cũng như cách chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi.

VIAVET tự hào là một trong những nhà máy sản xuất thuốc thú y đầu tiên tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn GMP-WHO. Với hệ thống máy móc hiện đại, chất lượng cao cùng đội ngũ nhà nghiên cứu có kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi tự tin sẽ cung cấp cho bà con những sản phẩm thuốc thú y chất lượng tốt nhất với giá thành hợp lý nhất, góp phần vào sự thành công của ngành chăn nuôi tại Việt Nam. VIAVET luôn đồng hành cùng bà con.

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger