Tất tần tận những điều bạn cần biết về bệnh lở mồm long móng trên lợn

Bệnh lở mồm long móng trên lợn được biết đến là bệnh truyền nhiễm với nguyên nhân gây bệnh là virus. Là một bệnh lý có nguy cơ gây thiệt hại kinh tế nặng nề do làm giảm năng suất và các hạn chế liên quan đến xuất khẩu quốc tế. Để giảm thiểu nguy cơ trên, cần nắm rõ thông tin về bệnh để có được quy trình chăn nuôi, chăm sóc, và điều trị cho heo trước diễn biến bệnh. Cùng theo dõi bài viết sau của Việt Anh Viavet.

Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh lở mồm long móng trên lợn có nguyên nhân gây bệnh là virus thuộc giống Aphthovirus, họ Picornaviridae. Tính đến hiện nay, các nghiên cứu khoa học đã xác định và phân biệt được 7 type virus gây bệnh lở mồm long móng trên lợn gồm A, C, O, SAT1, SAT2, SAT3 và Asia 1, tại Việt Nam tuyp gây bệnh chủ yếu là typ A, O và Asia 1.
Virus lở mồm long móng có thể gây bệnh trên cả các loài động vật guốc chẵn khác như trâu, bò, dê, cừu… và một số động vật hoang dã khác như: nai, hươu cao cổ, sơn dương, lợn rừng, bò tót, linh dương….
Virus gây bệnh có khả năng lây lan một cách nhanh chóng trong gió, đồng thời chúng có mặt trong các chất thải và chất bài tiết của cơ thể của vật nuôi nhiễm bệnh như: nước bọt, nước mắt, dịch mũi, sữa, tinh dịch, nước tiểu, phân và một lượng lớn virus sẽ được đào thải vào môi trường khi các mụn nước bị vỡ. Quá trình lây truyền giữa vật nuôi khỏe mạnh và vật nuôi nhiễm bệnh có thể qua hình thức tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua việc tiếp xúc không khí, chất bài tiết, chất thải có nhiễm bệnh.

Triệu chứng bệnh lở mồm long móng trên lợn

Trieu chung LMLM

Sau khi nhiễm phải virus gây bệnh, thời gian ủ bệnh trên heo sẽ rơi vào khoảng từ 2 – 10 ngày, sau đó, lợn nhiễm bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như:

  • Ủ rũ, chán ăn, kém ăn
  • Sốt 41,5 – 42⁰C.
  • Mệt mỏi, nằm sõng soài trên nền chuồng.
  • Xuất hiện mụn nước ở nướu răng, mõm, môi, vành móng, kẽ móng, vú (heo nái cho sữa) sau 4-6 ngày nhiễm bệnh. Các mụn nước nhanh chóng vỡ và hình thành nên các vết loét, trường hợp diễn biến nặng, lợn lở mồm long móng bị bong móng, lột gan bàn chân và chảy máu.
  • Lợn nhiễm bệnh đi đứng rất khó khăn (đi bằng cổ chân, đầu gối…), một số con bị què.
  • Chảy nhiều nước dãi.

Heo con mắc bệnh thường chết nhiều hơn trên heo lớn với tỷ lệ lên đến hơn 50%. Heo nái mang thai nhiễm bệnh bị sốt cao có thể dẫn đến sảy thai.
Mức độ trầm trọng của bệnh lở mồm long móng trên lợn còn phụ thuộc vào chủng virus gây bệnh cũng như sự tác dụng của vacxin mà lợn đã được tiêm phòng.

Điều trị bệnh lở mồm long móng trên lợn

Đến hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh lý lở mồm long móng trên lợn. Do đó nguyên tắc điều trị lở mồm long móng trên lợn bao gồm 3 nội dung:

  • Cải thiện điều kiện chăn nuôi
  • Xử lý các triệu chứng bệnh
  • Tăng cường thể lực, sức đề kháng giúp lợn nhiễm bệnh nhanh phục hồi.

Cụ thể: Trong quá trình chăn nuôi, chăm sóc lợn bị lở mồm long móng, cần tiến hành nuôi dưỡng và nhốt heo bệnh ở các khu vực chuồng trại khô ráo, nên có tấm lót để lợn bệnh không bị đau chân. Ở những khu vực lạnh, cần bổ sung thêm các biện pháp để giữ ấm cho lợn. Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày nên cho lợn bệnh ăn các loại thức ăn mềm, dễ nhai và dễ tiêu hóa.

Dieu tri LMLM

Với các vết loét do mụn nước vỡ ra, cần được xử lý bằng các thuốc sát trùng như dấm chua (axit axetic), axit lactic, axit boric, thuốc tím 1%, phèn chua 2%, xanh methylen 1% hoặc nước quả chua như khế hoặc chanh để hạn chế bội nhiễm tại vết loét.  Ngoài ra cần sử dụng thêm một số thuốc kháng sinh để chống phụ nhiễm cho heo nhiễm bệnh như Lincomax.
Một số chế phẩm bà con có thể bổ sung giúp lợn nhiễm bệnh tăng cường sức đề kháng và cải thiện suy nhược như:

  • Vitamin C 5%: Giúp bổ sung vitamin C, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, được sử dụng dưới dạng tiêm bắp thịt, dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch với liều 0-20ml/con/ngày.
  • Ulyte Vit C: là thức ăn bổ sung dạng cốm hòa tan giúp cung cấp các chất điện giải, năng lượng và các vitamin cần thiết từ đó giúp lợn nhiễm bệnh tăng sức đề kháng và nhanh chóng phục hồi sau nhiễm bệnh.
  • Glucose 30%: giúp cung cấp nhanh năng lượng, tăng sức đề kháng cho cơ thể. bằng cách tiêm chậm tĩnh mạch, xoang bụng hoặc cho uống với liều 1ml-6-8kgTT/ngày.

Nếu tuân thủ và thực hiện đầy đủ các hướng dẫn, lợn lở mồm long móng sẽ bình phục sau 10-15 ngày.

Các biện pháp phòng bệnh lở mồm long móng trên lợn

Là một bệnh lý có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường không khí, chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu cũng như ảnh hưởng lớn đến hiệu suất chăn nuôi là lý do khiến việc phòng tránh bệnh lở mồm long móng được đẩy mạnh trong công tác chăn nuôi đàn lợn.
Để đảm bảo an toàn sinh học cho địa phương, tránh lây lan dịch bệnh rộng rãi, ngay khi trang trại có dấu hiệu của bệnh lở mồm long móng cần báo cho cơ quan thú y địa phương tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm để gửi tới cơ quan phân tích nhằm xác định chủng virus LMLM gây bệnh tại địa phương. Dựa trên kết quả phân tích được gửi trả để đưa ra kế hoạch phòng chống bệnh phù hợp với tình hình thực tế.

Du phong LMLM lon

Hiện nay, để phòng bệnh lở mồm long móng trên lợn, biện pháp đem lại hiệu quả cao nhất đó là tiêm vacxin cho đàn lợn. Tuy nhiên trong mỗi chủng virus gây bệnh có các phân chủng khác nhau nhưng không tạo miễn dịch chéo trên động vật. Có nghĩa là lợn nhiễm virus type A do khi được tiêm phòng tạo miễn dịch với virus type A nhưng nếu có virus thuộc type khác xâm nhập thì vẫn mắc bệnh do virus type đó.
Do đó cần xác định được chủng virus thường gây bệnh ở địa phương để chọn lựa được loại vacxin phù hợp. Về lộ trình sử dụng cũng như cách sử dụng, cần thực hiện theo hướng dẫn được cung cấp từ nhà sản xuất để đạt hiệu quả cao nhất.
Bên cạnh việc sử dụng vacxin để phòng bệnh thì chương trình phòng bệnh từ bên ngoài cũng không kém phần quan trọng. Cần kiểm soát khách ra vào, xe cộ, súc vật khác thả vào khu vực chuồng trại chăn nuôi. Đồng thời tiến hành dọn dẹp chuồng trại thường xuyên, phun thuốc sát trùng đặc biệt là khi những địa phương kế bên bị bệnh. Tham khảo thêm 1 số sản phẩm sát trùng có hiệu quả cao như Fordecid, Via Iodine, Via Bencovet.
Lở mồm long móng là một bệnh lý không quá nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe, sự sống của đàn lợn, tuy nhiên lại gây thiệt hại kinh tế lớn do khả năng lây lan nhanh chóng và ảnh hưởng đến quá trình xuất nhập khẩu. Do đó, hy vọng với những kiến thức hữu ích được cung cấp trong bài viết, bà con chăn nuôi sẽ đưa ra được một quy trình chăn nuôi, chăm sóc đàn lợn để hạn chế được tối thiểu tỷ lệ nhiễm bệnh trên đàn.
Bài viết được tổng hợp thông tin từ đội ngũ chuyên gia đến từ thuốc thú y Việt Anh Viavet. Việt Anh Viavet là công ty sản xuất thuốc thú y lâu đời tại Việt Nam, với  hơn 20 năm kinh nghiệm trong sản xuất và phân phối các loại thuốc thú y, thực phẩm chăn nuôi cho bà con. Đội ngũ chuyên gia hàng đầu của chúng tôi và hệ thống công nghệ sản xuất GMP-WHO (GMP-GLP-GSP) luôn tự tin đồng hành cùng bà con trong mọi hành trình chăn nuôi. Bà con đang gặp khó khăn trong chăn nuôi gà thả vườn, trang trại cần trợ giúp, tư vấn hãy liên hệ với chúng tôi nhé.
Thuốc thú y Việt Anh Viavet được phân phối trên 500 đại lý thuốc khác nhau, các sản phẩm chúng tôi gợi ý trên bài đều nhận được phản hồi rất tốt từ bà con về hiệu quả điều trị và giá thành.
Bà con có thể liên hệ mua thuốc và tư vấn theo thông tin:

  • Hotline: 024 3376 5468 – 024 3376 5466
  • Email: contact@vietanhviavet.com

            vietanhviavet@gmail.com

 

 

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger