Thông tin bệnh Viêm Teo Mũi Truyền Nhiễm trên lợn

Bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm trên lợn là bệnh lý phổ biến xảy ra trên nhiều địa phương chăn nuôi lợn. Đặc trưng của bệnh là gây ra tình trạng viêm mũi kèm theo teo xoang, dù bệnh lý có tỷ lệ lây nhiễm thấp và cũng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên nhiều bà con vẫn chưa nắm được các thông tin về bệnh nên bài viết sau Việt Anh Viavet sẽ giúp bà con có thêm các kiến thức hữu ích về bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm trong chăn nuôi lợn

* Nguyên nhân gây bệnh

Qua các khảo sát và nghiên cứu, hiện nay bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm trên lợn được xác định do 2 nhóm vi khuẩn gây ra:

  • Vi khuẩn Bordetella bronchiseptica (gây ra viêm teo mũi truyền nhiễm lành tính)
  • Vi khuẩn Pasteurella Multocida (gây viêm teo mũi truyền nhiễm ác tính)

Quá trình tiến triển và phát sinh bệnh có sự tham gia của vi khuẩn  Corynebacterium pyogenes và/ hoặc Mycoplasma hyorhinis.

 

Bệnh dễ phát sinh trong điều kiện vệ sinh môi trường kém, chuồng trại chật hẹp, mật độ chăn nuôi quá đông, hệ thống thông thoáng kém với nồng độ NH3 cao, cùng các liên quan đến chế độ dinh dưỡng như: không cung cấp đủ dinh dưỡng, vitamin, phospho, canxi, vitamin D… 

Lợn từ 1-3 tuần tuổi là khoảng tuổi dễ nhiễm bệnh nhất, sau 2-3 tuần nhiễm bệnh, lợn con có khả năng truyền bệnh sang con khỏe khác. Bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tiếp xúc trực tiếp (đường hô hấp, đường miệng)

Một điểm cần lưu ý với bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm trên heo đó là vi khuẩn gây bệnh có khả năng tăng mức độ, cường độ độc qua mỗi lứa heo, do đó bệnh có nguy cơ xảy ra cao hơn và diễn biến bệnh nặng hơn tại các trại nuôi có nuôi nhiều lứa lợn liên tiếp mà không áp dụng các biện pháp an toàn sinh học như cách ly sau khi san đàn, nhập đàn dẫn tới bệnh dễ lan truyền thành dịch.

* Triệu chứng nhận biết bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm trên lợn

  • Bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm trên heo có thể diễn ra ở 1 thể cấp tính và mãn tính. Bà con có thể dựa vào triệu chứng lâm sàng của mỗi thể bệnh để chẩn đoán sớm bệnh và nhanh chóng đưa ra được hướng điều trị thích hợp.

– Thể cấp tính

  • Lợn con theo mẹ từ 1-3 tuần tuổi là độ tuổi dễ nhiễm bệnh nhất. Bệnh xuất hiện cấp tính và đột ngột với triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, viêm tiết dịch, sau đó nước mũi chuyển sang màu xanh, vàng dạng nhầy mủ chảy ra từ hai lỗ mũi của lợn nhiễm bệnh.

2 5

  • Một số trường hợp lợn nhiễm bệnh còn xuất hiện tình trạng chảy nước mắt hoặc chảy máu cam từ mũi khiến da lợn khác hoặc trên chuồng nuôi có dính máu.
  • Trong diễn biến thể bệnh cấp tính, nhiệt độ cơ thể lợn gần như duy trì bình thường, nếu có sốt thường chỉ ở mức độ nhẹ, không cao hơn 40 độ C.
  • Thể bệnh cấp tính sẽ diễn ra trong khoảng 10- 15 ngày, sau đó các triệu chứng viêm mũi cấp tính nêu trên dần biến mất. Nếu lợn được chăm sóc tốt sẽ tự khỏi, còn lại chuyển sang mãn tính.

– Thể mãn tính

Lợn bị viêm teo mũi truyền nhiễm mãn tính thường do tiến triển từ thể cấp tính kéo dài không được điều trị dứt điểm chuyển biến sang. Ở thể bệnh mãn tính, lợn nhiễm bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng sau:

  • Lợn gầy nhanh, ăn uống kém hơn so với con khác trong đàn.
  • Hàm trên phát triển ngắn và dấu hiệu biến dạng. 
  • Sống mũi lợn con chậm phát triển và có tình trạng cong vênh.
  • Trên xương mũi xuất hiện nhiều nếp nhăn bất thường.

Các triệu chứng trên càng rõ khi lợn 3- 4 tháng tuổi, cả sống mũi vẹo sang 1 bên khiến viện ăn uống của lợn bệnh trở nên khó khăn khi nhai thức ăn. Đây là nguyên nhân khiến lợn càng còi và chậm lớn. Bên cạnh đó việc phát triển bất thường của sống mũi khiến lợn con khó thở, lỗ mũi bị tịt bởi nước mũi và khi đó lợn phải thở bằng mồm.

Lợn nhiễm bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm rất dễ mắc thêm các bệnh thứ phát khác như bệnh viêm phổi hoặc viêm dính màng phổi, đặc biệt khi trời rét, thời tiết thay đổi, lợn ăn thức ăn khô còn bụi. Trung bình lợn nhiễm bệnh có tỷ lệ chết dao động 1- 10%. Trường hợp bị bội nhiễm thì tỷ lệ chết cao hơn.

* Cách phòng bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm trên lợn

  • Trong quá trình chăn nuôi, công tác phòng bệnh luôn là một trong những công tác được ưu tiên hàng đầu. Việc chủ động phòng bệnh cho vật nuôi sẽ giúp giảm thiểu tối đa thiệt hại kinh tế cho các chủ chăn  nuôi. 

Trong chăn nuôi lợn, việc phòng bệnh viêm teo mũi truyền nhiễm cần được tiến hành định kỳ, thường xuyên và đảm bảo thực hiện đầy đủ các phương pháp được hướng dẫn như:

  • Nhập lợn hoặc mua lợn từ nơi không có bệnh. 
  • Thải loại đàn giống có bệnh 
  • Cách ly lợn nhiễm bệnh và lợn khỏe. 
  • Với đàn lợn nhiễm bệnh, sau khi xuất chuồng cách ly, đi mổ, cần tiến hành tẩy uế chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi bằng các dung dịch sát khuẩn như Via Iodine, ViaBencovet, Fordecid.
  • Chuồng trại phải thoáng mát.
  • Đảm bảo nguồn thức ăn đủ dinh dưỡng cho lợn với các chất như canxi, photpho và Vitamin D. 
  • Làm sạch thức ăn trước khi cho lợn sử dụng: với thức ăn khô, bụi, trước khi ăn phải vẩy hay hòa nước, xoa đều để tránh tung bụi.

Việc thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng tránh dù không thể đem lại hiệu quả tuyệt đối trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh cho vật nuôi tuy nhiễm là biện pháp giảm thiểu được tối đa nguy cơ nhiễm bệnh cho đàn chăn nuôi.

* Hướng dẫn điều trị lợn viêm teo mũi truyền nhiễm

anh web viem teo mui heo

Trong điều trị viêm mũi truyền nhiễm trên lợn, khi thấy lợn có một số triệu chứng như viêm sưng, nước mắt, nước mũi, chảy màu vàng hay hồng, bà con cần tiêm cho lợn nhiễm bệnh mốt trong số các thuốc sau:

  • Tiamulin: kháng sinh với hoạt chất tiamulin có tác dụng đặc trị các bệnh lý liên quan đến hô hấp, được sử dụng trên heo với liều 10 – 20g/100kgTT/ngày, trộn đều cùng thức ăn.
  • Via Costrim là chế phẩm phối hợp 2 kháng sinh Oxytetracycline và Sulfadimidine được chỉ định sử dụng trong điều trị bệnh lý hô hấp trên gia súc với liều dùng pha uống 10g/100kgTT/ngày hoặc 10g/10kgTĂ.
  • Via Gentamox  (Amoxicillin và Gentamicin) là thuốc tiêm dùng liều 1ml/10kgTT/ngày.

Ngoài ra nên điều trị bằng một trong các thuốc sau như: LinSpec Extra, Tylosin Gold, Az Genta- Tylosin Max, Lincomax trong 3-5 ngày.

Mong rằng với những thông tin hữu ích được cung cấp trên bài viết, bà con có thể nắm được những kiến thức có giá trị và áp dụng cho chăn nuôi đàn lợn đạt chất lượng tốt nhất. Các sản phẩm được khuyến cáo trong bài đều nhận được phản hồi tích cực từ bà con và các chủ chăn nuôi đã trực tiếp sử dụng và phản hồi tốt trong điều trị viêm teo mũi truyền nhiễm trên lợn. Do vậy bà con có thể tìm hiểu và yên tâm tin dùng. 

Công ty cổ phần đầu tư liên doanh Việt Anh Viavet hiện đang được đánh giá là một trong những công ty sản xuất, và phân phối thuốc thú y hàng đầu Việt Nam. Các sản phẩm được sản xuất tại Việt Anh Viavet luôn đặt tiêu chí hiệu quả và chất lượng lên hàng đầu, với mục tiêu hướng tới xây dựng một nền chăn nuôi phát triển ổn định và bền vững.

Việt Anh Viavet luôn đồng hành cùng bà con trong quá trình chăn nuôi, mọi thắc mắc cùng các câu hỏi cần được tư vấn, giải đáp, bà con vui lòng liên hệ hotline: 0981 402 192.

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger