Hiện nay, các hộ gia đình đang có xu hướng chuyển dần sang phương thức chăn nuôi tập trung. Xu hướng này đã và đang gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường, làm diễn biến dịch bệnh trên vật nuôi, gia cầm, gia súc ngày càng khó kiểm soát. Chính vì thế, thuốc kháng sinh cho vật nuôi là một trong những sản phẩm quan trọng không thể thiếu.
Trong bài viết ngày hôm nay, Việt Anh VIAVET sẽ cùng bạn tìm hiểu về một số loại thuốc kháng sinh cho vật nuôi nhé!
Thuốc kháng sinh là gì?
Thuốc kháng sinh hay còn được gọi là trụ sinh, cái tên này được sử dụng ở miền Nam trước những năm 1975 và ngày nay mọi người thường sử dụng cái tên thuốc kháng sinh. Đây là loại thuốc được tạo ra từ các vi sinh vật và nấm.
Kháng sinh có chức năng quan trọng đó chính là tiêu diệt các loài vi khuẩn bên trong hoặc kìm hãm sự phát triển sinh sản của chúng một cách hiệu quả. Cơ chế hoạt động của thuốc kháng sinh cho gia cầm, gia súc là nó sẽ tác động lên vi khuẩn ở cấp độ phân tử từ một vị trí bên trong vi khuẩn đó hoặc nó cũng có thể tác động thông qua các phản ứng làm ngăn lại sự phát triển của vi khuẩn.
Thuốc kháng sinh được chia làm nhiều nhóm khác nhau và sử dụng để điều trị các loại nhiễm khuẩn khác nhau. Người chăn nuôi cần nắm bắt rõ về tình trạng sức khỏe của vật nuôi để có thể dùng một số loại thuốc kháng sinh cho vật nuôi phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến vật nuôi và chất lượng sản phẩm khi cung cấp ra thị trường tiêu thụ thức ăn.
Xem thêm: Dung dịch kháng sinh tiêm
Khi nào cần sử dụng thuốc kháng sinh?
Người chăn nuôi cần lưu ý rằng chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh trong trường hợp đã xác định rõ vật nuôi bị nhiễm khuẩn gì.
Để đảm bảo hơn, chỉ nên sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi sau khi đã trải qua quá trình chẩn đoán bệnh tình của vật nuôi được cơ quan y tế thú y kiểm định. Vì nếu sử dụng thuốc kháng sinh một cách bừa bãi sẽ gây ra những hậu quả khó lường về mặt sức khỏe của vật nuôi, đồng thời người chăn nuôi cũng mất thêm một khoản chi phí chạy chữa vô ích, gây ra những khó khăn trong quá trình chẩn đoán bệnh của vật nuôi về sau.
Bạn cũng nên tìm hiểu thật kỹ các kiến thức về nhóm thuốc kháng sinh khác nhau và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của cơ sở y tế. Mỗi một nhóm thuốc kháng sinh sẽ có tác động tốt với một số loại vi khuẩn nhất định và hầu như không có hiệu quả đối với các bệnh do nhiễm ký sinh trùng, virus gây ra.
Ngoài ra, việc sử dụng thuốc kháng sinh không đúng thời điểm cũng gây ra những tác động về mặt sinh học cho vật nuôi như việc tăng thêm các chủng vi khuẩn kháng thuốc.
Một số loại thuốc kháng sinh cho vật nuôi
Kháng sinh cho bò
Bio-Anti Mas
Đây là loại thuốc kháng sinh cho bò được dùng trong nông nghiệp để phòng trị các bệnh mà bò mắc phải. Tuy nhiên, thuốc này chỉ được phép sử dụng đúng với liều lượng theo quy định trên tờ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, và tuyệt đối không sử dụng thuốc với các mục đích khác.
Dung dịch này sẽ tạo lớp màng bao quanh núm vú của bò giúp ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các loại nấm gây viêm vú. Bên cạnh đó, iot có trong dung dịch cũng có tác dụng sát trùng núm vú sau khi vắt sữa giúp bò phòng ngừa các bệnh viêm vú tiềm ẩn và hạn chế sự gia tăng của tế bào soma.
Ngoài ra, nó còn giúp làm mềm da các núm vú của bò cho nên tránh được những tổn thương trong quá trình vắt sữa, tạo ra cảm giác thoải mái, dễ chịu cho bò trong và sau khi vắt sữa.
Thuốc kháng sinh CARNITOSAL
Loại kháng sinh này giúp tăng lượng kháng thể miễn dịch của bò, giúp tăng cường trao đổi chất và thúc đẩy chuyển hóa năng lượng. Bạn nên sử dụng chúng cho bò trước 10 đến 14 ngày khi sinh và sau khi đẻ để phòng trường hợp biếng ăn và nhiễm ký sinh trùng.
Bên cạnh đó, sản phẩm cũng giúp nâng cao khả năng tiết sữa, mượt lông và phòng ngừa được các bệnh về bại liệu, viêm vú, co giật, viêm tử cung trước và sau khi sinh, stress ở bò, dê hoặc cừu.
Xem thêm: Thuốc thú y trị tiêu chảy cho vật nuôi
Thuốc kháng sinh cho gia súc
ANTA-PHARM
Một trong những loại thuốc kháng sinh cho gia súc phổ biến trên thị trường là Anta – Pharm. Sản phẩm giúp vật nuôi chống dị ứng trong trường hợp thần kinh của vật nuôi bị kích thích, đồng thời giúp vật nuôi an thần và trấn tĩnh.
VIAQUINO 25
Đối với heo, loại thuốc này dùng đặc trị bệnh viêm ruột tiêu chảy, salmonella, e coli, phân nhớt vàng hoặc viêm teo mũi.
Đối với bê, nghé dưới 3 tháng tuổi: dùng để đặc trị bệnh viêm phế quản ở phổi, E.coli, tiêu chảy, phó thương hàng hoặc bội nhiễm vi khuẩn.
Thuốc kháng sinh gia cầm
Amoxicillin
Sản phẩm này giúp gia cầm phân bố các mô bào, thải qua thân và qua sữa mẹ. Lưu ý loại thuốc thú y cho gia cầm này có thể gây độc cho thận và gan.
Kanamycin
Hấp thụ tốt qua đường tiêm tĩnh mạch. Sản phẩm này cũng được sử dụng để tiêm bắp và uống nhưng kém hiệu quả hơn. Lưu ý loại sản phẩm này độc với thận và không dùng cho vật nuôi đang sinh sản.
Một số lưu ý khi sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi?
Để có thể sử dụng thuốc kháng sinh cho vật nuôi, thuốc bổ cho gia cầm một cách an toàn và hiệu quả nhất, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
Chọn đúng loại thuốc kháng sinh
Sau khi đã các định được loại vi khuẩn gây bệnh, bạn cần lựa chọn các loại kháng sinh có tác dụng hiệu quả nhất trong việc tiêu diệt mầm bệnh đó. Bạn nên dùng một liều lượng cao cho lần điều trị đầu tiên và rồi sau đó có thể giảm liều lượng xuống dần. Chú ý:
- Lựa chọn thuốc kháng sinh dựa trên các vị trí bị nhiễm trùng
- Lựa chọn loại thuốc kháng sinh dựa trên cơ địa của vật nuôi
- Lựa chọn thuốc kháng sinh dựa trên tình hình bệnh lý của vật nuôi
Cách đưa kháng sinh vào cơ thể của vật nuôi cũng là một trong những vấn đề mà bạn cần quan tâm. Các con đường đưa kháng sinh có thể kế đến như: tiêm tĩnh mạch, uống, tiêm dưới da, dùng kháng sinh tại chỗ như nhỏ mắt, tai, da…
Sử dụng thuốc đúng liều lượng và theo liệu trình
Bạn cần dùng thuốc kháng sinh cho vật nuôi theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định. Bên cạnh đặc tính về liều lượng thì cũng cần điều chỉnh dựa vào các yếu tố như sau:
- Vị trí nhiễm trùng của vật nuôi
- Cơ địa của vật nuôi
- Mức độ nhạy cảm với vi khuẩn của vật nuôi khi sử dụng kháng sinh
Bạn cũng không cần vội vàng thay thế loại thuốc kháng sinh khác trong khi vẫn còn trong liệu trình điều trị và chờ đợi thời gian kháng sinh phát huy tác dụng.
Lưu ý đến các nguyên tắc phối hợp kháng sinh
Việc phối hợp một số loại kháng sinh với nhau có tác dụng làm hạn chế độc tính và nâng cao hiệu quả điều trị, làm giảm các trường hợp vi khuẩn có khả năng cao kháng thuốc. Khi thực hiện phối các thuốc với nhau, bạn phải đặc biệt lưu ý các loại kháng sinh phải cộng hợp với nhau, tránh mấy kháng sinh có sự xung khắc.
Bài viết trên đã cung cấp thông tin về một số loại thuốc kháng sinh phổ biến cho vật nuôi. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ biết cách lựa chọn loại kháng sinh phù hợp với vật nuôi của mình và biết cách sử dụng kháng sinh đúng chuẩn theo khuyến nghị của cơ quan y tế thú y nhé!