Tổng hợp thông tin hữu ích bệnh phù thũng sau cai sữa ở lợn con

Bệnh phù thũng sau cai sữa của lợn con là bệnh lý nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn Escherichia coli chủng độc lực cao gây ra. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tỷ lệ chết cao ở heo con. Đứng trước nguy cơ thiệt hại nặng nề về kinh trong chăn nuôi của bà con, Việt Anh Viavet sẽ cung cấp đến bạn đọc những kiến thức hữu ích nhất cũng như phương pháp dự phòng và điều trị hiệu quả bệnh phù thũng sau cai sữa ở lợn con. Cùng đón đọc

Nguyên nhân gây bệnh trên heo con

Tính đến hiện nay vẫn chưa có thông tin chính xác đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng phù thũng trên heo con cai sữa, tuy nhiên người nhà khoa học và các chuyên gia ngành thú y đã đồng ý với nhận định rằng vi khuẩn E.coli gây độc tố tan huyết beta là nguyên nhân chính gây bệnh trên heo con cai sữa.

Bệnh phù thũng trên heo con hay còn gọi là bệnh phù nề thường xảy ra ở lợn con giai đoạn trước hoặc sau cai sữa từ 1-2 tuần tuổi dưới ảnh hưởng của các yếu tố gây stress như:

  • Heo cai sữa sớm, không đúng kỹ thuật
  • Thay đổi thức ăn đột ngột, không thích hợp
  • Chế độ ăn thiếu vitamin, thiếu Fe
  • Chuồng trại chăn nuôi vệ sinh kém, ẩm thấp, mật độ chăn nuôi quá đông
  • thời tiết khí hậu thay đổi đột ngột nắng mưa thất thường

Đây đều là những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn E Coli phát triển mạnh và xâm nhập vào cơ thể để gây bệnh cho heo con.

Vi khuẩn E.coli tồn tại thường xuyên trong phân heo và ngoài môi trường nuôi như đất, các vũng nước bẩn. 

Triệu chứng giúp nhận biết bệnh phù thũng trên heo con cai sữa

Bệnh phù thũng trên heo thường xảy ra trên lợn con giai đoạn cai sữa và sau cai sữa từ 1-3 tuần. Sau khi vi khuẩn E.coli xâm nhập vào cơ thể, thời gian ử bệnh thường rơi vào 2-4 ngày, trong đó 1-2 ngày đầu, lợn bị bệnh có thể sốt sau đó nhiệt độ sẽ hạ xuống (đôi khi nhiệt độ hạ xuống dưới mức bình thường). 

2 2 1

Sau thời gian ủ bệnh, heo con nhiễm bệnh bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng lâm sàng dễ dàng nhận biết như: 

  • Sưng đầu, phù nề mặt, sưng mí mắt, có con bị lòi mắt ra. 
  • Tình trạng sưng khiến lợn bệnh có tiếng kêu khác thường, giảm tiếng kêu và khó thở.
  • Lợn bệnh xuất hiện một số triệu chứng liên quan đến thần kinh như lù đù, đi vòng vòng mất cân bằng theo một chiều nhất định, yếu hai chân sau nên nằm co giật, nằm đạp chân kiểu bơi chèo, giãy liên tục hoặc liệt thẳng cứng, nằm úp 4 chân lên trời trước khi chết. 

Bệnh diễn biến nhanh chóng trong 24 giờ sau khi nhiễm bệnh, với tỷ lệ chết cao lên tới 50-100%, những con to béo nhất đàn và ăn no nhất có tỷ lệ chết cao hơn. Lợn chết sau 4- 36 giờ.

Dự phòng bệnh cho đàn heo

Bệnh phù thũng trên heo cai sữa diễn ra đột ngột và rất khó kiểm soát gây những thiệt hại kinh tế nặng nề cho người chăn nuôi. Do đó người chăn nuôi cần chủ động lên kế hoạch dự phòng sớm bệnh lý trên để hạn chế tối đa ảnh hưởng của bệnh lên hệ thống chăn nuôi.

Tiêm phòng vacxin

Tiêm phòng vacxin luôn là phương án dự phòng đem lại hiệu quả tốt nhất trong các phương pháp dự phòng bệnh cho đàn chăn nuôi. Với vacxin dự phòng bệnh phù thũng trên heo con cần sữa, cần tiến hành tiêm phòng cho heo mẹ ở giai đoạn 5-6 tuần trước khi sinh và loại vacxin này cần tiêm lặp lại lần 2 vào thời điểm 2 tuần trước khi sinh để đem lại hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên vacxin chỉ có hiệu quả dự phòng bệnh cho heo con trong giai đoạn 2-3 tuần tuổi, do đo cấn kết hợp thêm các biện pháp khác để quá trình dự phòng đạt được hiệu quả như mong muốn. 

3 2 1

Chăm sóc nuôi dưỡng tốt heo con

Trong quá trình chăm sóc heo con mới sinh, chủ chăn nuôi cần đảm bảo thực hiện các công việc sau để dự phòng bệnh phù thũng trên heo, bao gồm: 

  • Làm sạch môi trường chăn nuôi: Sử dụng các dung dịch sát khuẩn đề làm sạch định kỳ khu vực trong và ngoài chuồng trại chăn nuôi, tham khảo một số chế phẩm như Fordecid, Via Iodine, Via Bencovet
  • Nền chuồng luôn đảm bảo yếu tố thông thoáng, giữ ấm vào đông và mát mẻ vào mùa hè.
  • Đảm bảo mật độ chăn nuôi không quá đông
  • Với heo con mới sinh trong lúc tách đàn cần tập thói quen ăn sớm (khoảng 7-10 ngày tuổi) bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, giảm khẩu phần ăn sau đó từ từ tăng lượng thức kết hợp bổ sung men tiêu hoá và tăng lượng rau xanh trong khẩu phần ăn cho heo con.
  • Tăng sức đề kháng cho heo con.

Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các biện pháp phòng chống theo hướng dẫn, tỷ lệ nhiễm bệnh trên heo con có thể giảm đáng kể.

Điều trị bệnh phù thũng trên heo con cai sữa

Dù đã thực hiện đầy đủ các biện pháp dự phòng, tuy nhiên không tránh khỏi việc vẫn có một tỷ lệ heo con nhiễm bệnh. Ngay khi phát hiện heo nhiễm bệnh cần nhanh chóng áp dụng các biện pháp điều trị để giảm thiểu mức độ thiệt hại xuống thấp nhất.

Nếu bệnh phát hiện muộn thì tỷ lệ sống rất thấp, do đó nếu phát hiện bệnh sớm, khi chưa có các triệu chứng liên quan đến thần kinh hay phù quá nặng cần cách ly, nhốt lợn bệnh vào các chuồng bệnh tối, yên tĩnh và tránh ánh sáng, tiếng ồn. Lưu ý không cho lợn con nhiễm bệnh ăn trong 1-2 ngày (chỉ cho uống nước đầy đủ), bên cạnh đó cần kết hợp sử dụng một số thuốc điều trị như:

Sử dụng thuốc hạ sốt và an thần cho heo bệnh: AZ.PARA C đồng thời tăng sức đề kháng, kích thích miễn dịch cho heo, được sử dụng bằng cách pha nước uống hoặc trộn thức ăn với liều 10g/30kgTT/ngày. 

4 2 1

Sử dụng một trong số các thuốc kháng sinh như: Viamoxyl 15S, Viamoxyl, AZ.FLOTEC 25, AZ GENTA-TYLOSIN, VIAQUINO-25

Bên cạnh đó, cần sử dụng thêm 1 số thuốc để chữa triệu chứng như Magnesi sulfat 30% hay Atropin max để giảm huyết áp, hạn chế phù thũng. 

Sử dụng kết hợp thêm các chế phẩm thuốc bổ, hỗn hợp các vitamin để tăng sức đề kháng cho đàn lợn nhiễm bệnh như: AZ.KTMD (Beta Glucan C), LIQUID HEALTH KTMD, AZ GLUCO KC BAMIN….

Bệnh phù thũng trên heo con cai sữa là bệnh lý cấp tính có tỷ lệ chết cao, do vậy để hạn chế những thiệt hại về kinh tế, bà con cần hiểu rõ về bệnh để chủ động có được các biện pháp dự phòng và điều trị phù hợp. Hy vọng các thông tin được cung cấp bởi Việt Anh Viavet sẽ thực sự hữu ích với bà con chăn nuôi. 

Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất và phân phối thuốc thú y, Việt Anh Viavet luôn cố gắng đem đến cho hệ thống chăn nuôi những sản phẩm chất lượng nhất, hiệu quả nhất và cả những kiến thức chăn nuôi hữu ích nhất.

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger