Tổng hợp thông tin hữu ích về bệnh giun đũa trên lợn

Bệnh giun đũa trên lợn là một bệnh lý phổ biến thường gặp, xảy ra quanh năm và không có sự chênh lệch giữa các mùa vụ. Là bệnh lý ký sinh đường ruột gây ra những thiệt hại kinh tế đáng kể tới hiệu suất chăn nuôi, tuy nhiên đây lại là bệnh dễ phòng trị, do đó bà con chăn nuôi cần chú trọng và công tác dự phòng bệnh để giảm thiểu tỷ lệ nhiễm bệnh trên đàn. Cùng theo dõi ngay các thông tin hữu ích về bệnh giun đũa trên lợn cùng Việt Anh Viavet.

Nguyên nhân gây bệnh giun đũa trên lợn

Bệnh giun đũa trên lợn có nguyên nhân gây bệnh là do giun đũa thuộc loài giun tròn gây ra. Giun đũa gây bệnh trên lợn thường phát triển trực tiếp mà không cần thông qua ký chủ trung gian.
Giun cái sau khi trưởng thành trưởng thành sẽ đẻ trứng, trứng giun cái theo phân ra ngoài, khi gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ, độ ẩm thích hợp thì sau 2-3 tuần trứng phát triển thành ấu trùng cảm nhiễm. Khi lợn nuốt phải ấu trùng cảm nhiễm vào ruột, trong vòng 10-15 ngày ấu trùng phát triển thành giun trưởng thành và bắt đầu đẻ trứng.
Một con giun trưởng thành ký sinh trong ruột lợn nhiễm bệnh một ngày có thể đẻ tới 200.000 trứng và cả đời có thể đẻ tới 27.000.000 (7-10 tháng). Nếu ký sinh trong môi trường tự nhiên, trứng giun có thể tồn tại 1-2 năm.
Giun đũa gây bệnh trên lợn phân bố rộng rãi ở khắp mọi nơi và có thể gây bệnh ở mọi giống heo. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng nhiều nhất mà giun đũa đem lại, thường gặp trên đàn heo từ 3 đến 6 tháng tuổi. Giun đũa thường xâm nhập và gây bệnh cho lợn thông qua thức ăn, nước uống và do yếu tố vệ sinh chuồng trại chăn nuôi kém.

Cơ chế gây bệnh và triệu chứng lâm sàng

Cơ chế bệnh lý

Sau khi vào cơ thể, ấu trùng chui vào thành ruột của lợn và gây ra các tổn thương mở đường cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Khi ấu trùng giun đũa qua phổi tạo thành các tổn thương ở phế nang làm cho bệnh suyễn ở lợn càng nặng hơn. Trong khi đó, khi ấu trùng theo máu về gan, gây ra tình trạng lấm tấm xuất huyết, đồng thời hủy hoại tổ chức trên bề mặt.

co che giun dua

Sau 2-3 tuần ấu trùng lại trở về ruột, phát triển thành giun trưởng thành, tác dụng gây viêm sẽ giảm dần. Giun trưởng thành bắt gây nên tình trạng viêm niêm mạc ruột. Khi lượng giun trưởng thành quá nhiều trong ruột sẽ gây ra tình trạng tắc ruột và có thể là thủng ruột. Một số trường hợp, giun chui vào ống mật gây ra tắc ống dẫn mật dẫn đến hoàng đản.
Bên cạnh đó, giun đũa còn có khả năng tiết độc tố làm ảnh hưởng đến hệ thần kinh khiến heo nhiễm giun có thể gặp các triệu chứng liên quan đến thần kinh như tê liệt chân hoặc hưng phấn.

Triệu chứng lâm sàng

Khi nhiễm bệnh, cơ thể lợn sẽ phát sinh một số triệu chứng lâm sáng giúp và con chủ chăn nuôi dễ nhận biết bệnh hơn. Tùy thuộc theo số lượng và mức độ ấu trùng nhiều hay ít mà heo nhiễm bệnh sẽ có các triệu chứng khác nhau: heo sốt, kém ăn, gầy yếu, sụt cân, niêm mạc trắng bạch, xù lông, mất máu, heo bị tiêu chảy….

Trieu chung giun dua

Trường hợp heo bị nhiễm ấu trùng số lượng ít thường triệu chứng bệnh không quá rõ ràng nên rất khó phát hiện.
Khi ấu trùng tấn công vào phổi sẽ khiến heo bị tụ huyết hoặc viêm phổi, gây ra các triệu chứng như: ho, hắt hơi, chảy nước mũi, chức năng tiêu hóa bị rối loạn dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Một số heo nhiễm bệnh sẽ có triệu chứng liên quan đến hệ thống thần kinh như co giật, giật chân khi ngủ.
 
Bệnh giun đũa trên lợn thường thể hiện triệu chứng bệnh rõ rệt trên đối tượng lợn con từ 1 – 4 tháng tuổi. Lợn con lúc này có thể bị tắc ruột hoặc thủng ruột khi nhiễm giun với tỷ lệ cao.

Hướng dẫn chăm sóc và điều trị heo bị giun đũa

Trường hợp phát hiện heo trong đàn nhiễm giun đũa, bà con cần cho heo sử dụng một trong số những thuốc sau:

  • VIA-LEVASOL với hoạt chất Levamison có tác dụng tẩy sạch giun đũa ký sinh trên heo, được sử dụng bằng cách pha nước uống hoặc trộn thức ăn với liều 100g/500kgTT/lần.
  • VIAMECTIN 25: thuốc đặc trị nội ngoại ký sinh trình với hoạt chất Ivermectin được tiêm dưới da với liều 1,5ml/10kgTT có tác dụng giúp tẩy sạch các loại nội ký sinh trong đó có giun đũa.

637865015983743591

Bên cạnh việc sử dụng thuốc tây trong điều trị bệnh giun đũa cho heo, bà con chủ chăn nuôi có thể sử dụng một số bài thuốc Nam như :

  • Sử dụng vỏ rễ cây xoan, bằng cách cạo bỏ lớp vỏ nâu sau đó thái nhỏ, phơi khô, sao vàng và tán thành bột hoặc sao vàng, nấu thành cao lỏng. Sử dụng nguyên liệu trên sắc nước cho heo bệnh uống.
  • Hạt keo dậu cũng là một nguyên liệu được sử dụng trong điều trị giun đũa cho heo. Sử dụng 100g hạt keo dậu sao đó rang vàng, tán nhỏ. Sử dụng với liều 1g tẩy cho 1kg thể trọng/ngày, bà con cho heo ăn trong 3 ngày liên tiếp, tình trạng bệnh sẽ cải thiện.

Ngoài ra trong quá trình điều trị cho heo nhiễm bệnh vẫn cần lưu ý chăm sóc đầy đủ về chế độ dinh dưỡng cũng như môi trường chăn nuôi cho đàn heo để việc điều trị đạt hiệu quả sớm và tốt nhất.

Dự phòng bệnh giun đũa trên heo

Là bệnh lý có khả năng diễn ra trên toàn đàn vào mọi thời điểm, tuy nhiên bệnh giun đũa trên heo lại là một bệnh dễ phòng tránh. Chỉ cần tuân thủ thực hiện theo một số hướng dẫn sau:

  • Tiến hành tẩy giun định kỳ cho heo. Với lợn con được 40 ngày tuổi cần tiến hành tẩy lần 1, sau khi được 3 tháng tuổi, tiến hành tẩy lần 2. Trong khi đó, với lợn nái sinh nở, cần tiến hành tẩy giun vào 2 thời điểm đó là trước phối giống lần đầu 10 ngày và sau sinh, ngay khi lợn con cai sữa.  Và với lợn đực giống cần tiến hành tẩy giun định kỳ 6 tháng 1 lần
  • Tiến hành ủ phân chuồng theo phương pháp sinh học để diệt trứng.
  • Thường xuyên dọn vệ sinh chuồng trại, khu vực chăn nuôi và các dụng cụ chăn nuôi bằng các dung dịch có tính sát khuẩn như Via Iodine, Via Bencovet hay Fordecid.
  • Thực hiện nuôi dưỡng và chăm sóc đàn heo đúng khẩu phần.

 
Nếu thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các biện pháp dự phòng trên, tỷ lệ nhiễm giun đũa trên đàn heo sẽ giảm đáng kể.
Có thể thấy rằng bệnh giun đũa trên heo là một bệnh lý không quá nguy hiểm, dễ dự phòng và điều trị, tuy nhiên vẫn gây ra những thiệt hại nặng nề về kinh tế. Do đó bà con chủ trại chăn nuôi cần chủ động trong việc dự phòng bệnh và xử lý nhanh chóng ngay khi phát hiện bệnh dựa theo các thông tin hữu ích được cung cấp trên bài viết.
Việt Anh Viavet là một trong những công ty thuốc thú y hàng đầu tại Việt Nam đi đầu cả về kinh nghiệm, quy mô sản xuất, kinh doanh, trình độ công nghệ kỹ thuật và đội ngũ chuyên môn xuất sắc… Với tâm thế và mong muốn đưa ngành chăn nuôi Việt Nam phát triển ngành một vững mạnh hơn, Việt Anh Viavet cam kết sẽ đem đến cho quý khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất và cả những kiến thức hữu ích nhất liên quan đến chăn nuôi. Hy vọng nhận được sự tin tưởng từ quý khách hàng. Mọi thắc mắc cùng tư vấn cần được hỗ trợ, vui lòng liên hệ theo thông tin:
Hotline: 024 3376 5468 – 024 3376 5466
Email: contact@vietanhviavet.com
            vietanhviavet@gmail.com

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger