Tư vấn chăm sóc- điều trị bệnh tiêu chảy cấp trên lợn

Bệnh lý tiêu chảy cấp trên heo do virus gây ra với khả năng lây lan nhanh chóng, dễ trở thành dịch bệnh trên toàn đàn và lan ra các khu vực xung quanh. Bệnh tiêu chảy cấp trên lợn có tỷ lệ lợn nhiễm bệnh chết khá cao, do đó cần có biện pháp phòng tránh cũng như điều trị nhanh chóng và kịp thời để giảm thiểu tối đa thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.

Bệnh tiêu chảy cấp trên heo

Bệnh do coronavirus gây ra, sau khi vào cơ thể virus tấn công vào hệ thống nhung mao thành ruột làm giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng và nước khiến lợn bị thiếu năng lượng và tiêu chảy. Bệnh tiêu chảy cấp trên lợn có khả năng lây lan nhanh chóng trong đàn do virus có thể tồn tại lâu trong môi trường, chất thải chăn nuôi, nền chuồng, trên da, lông của lợn mẹ và dễ dàng lây qua đường miệng đến gây bệnh cho lợn khỏe mạnh. Thời gian lây nhiễm cho toàn đàn chỉ kéo dài từ 2-3 ngày.
Bệnh tiêu chảy cấp trên heo thường xảy ra tại các khu vực chăn nuôi có chuồng nuôi ẩm ướt, lạnh, bẩn, lợn mẹ chưa được tiêm phòng đầy đủ, lợn con chưa được tiêm sắt.
Với heo con 0-5 ngày tuổi nhiễm bệnh, tỷ lệ chết gần như là 100%, lợn con trên 7 ngày tuổi có tỷ lệ chết cũng lên tới 30-50% gây thiệt hại kinh tế nặng nề cho người chăn nuôi.

Triệu chứng

Trieu chung benh tieu chay cap heo

Với heo bị tiêu chảy cấp bà con cần nhanh chóng phát hiện dấu hiệu bệnh để sớm cách ly và có biện pháp điều trị phù hợp dựa theo một số triệu chứng lâm sàng đặc trưng sau đây:

  • Heo con theo mẹ bú ít hoặc bỏ bú, heo sau cai sữa và heo bột ăn ít hoặc bỏ ăn, heo con bị tiêu chảy cấp, phân lỏng, mùi tanh, phân màu trắng đục hoặc màu vàng nhạt, phân dính bết ở hậu môn. Heo có hiện tượng nôn mửa do sữa không tiêu, con vật bỏ bú, mất nước, thân nhiệt giảm nên hay có hiện tượng nằm lên bụng heo mẹ, tỷ lệ chết rất cao.
  • Heo choai và heo ăn thịt tiêu chảy phân vàng, bỏ ăn, tỷ lệ lây lan nhanh, tỉ lệ chết thấp.

Phòng bệnh

Với bệnh lý có tỷ lệ lây nhiễm cao như bệnh tiêu chảy cấp trên heo, việc phòng bệnh có ý nghĩa vô cùng quan trọng giúp giảm thiểu tối đa được thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi. Quy trình phòng bệnh trên đàn chăn nuôi cần đảm bảo phối hợp thực hiện đầy đủ các biện pháp theo hướng dẫn từ cục thú y hoặc các chuyên gia y tế. Một số biện pháp được sử dụng trong phòng bệnh tiêu chảy cấp trên lợn cần được đảm bảo tiến hành định kỳ và thường xuyên như:

Đảm bảo vệ sinh chuồng trại

  • Kiểm soát chặt chẽ người cùng phương tiện ra vào chuồng trại.
  • Vệ sinh lối đi, khử trùng cống rãnh thường xuyên bằng vôi, tuân thủ các quy định an toàn sinh học.
  • Định kỳ vệ sinh các bụi rậm xung quanh khu vực chăn nuôi
  • Khơi thông cống rãnh, sát trùng và diệt côn trùng, tuân thủ nguyên tắc khô – sạch- ấm cho trang trại.
  • Tiên hành khử trùng, tẩy uế bên ngoài chuồng nuôi bằng Fordecid 1 lần/ tuần và bên trong chuồng nuôi bằng Via iodineBencovet 1 lần/ tuần.

Sử dụng thuốc phòng bệnh

Bên cạnh việc vệ sinh chuồng trại phòng bệnh, việc phòng bệnh tiêu chảy cấp cho heo cần sử dụng thêm một số chế phẩm dược phẩm như:

  • Sử dụng vacxin PED để phòng bệnh tiêu chảy cấp cho heo nái vào trước sinh tuần 2 và tuần 5
  • Tiêm bổ sung đầy đủ sắt cho heo con theo đúng quy trình
  • Bổ sung chất điện giải cho lợn để chống mất nước

Su dung thuoc phong benh ieu chay cap tren heo

Việc sử dụng thuốc phòng bệnh cho heo cần được sự tư vấn và hướng dẫn của các chuyên gia y tế để đảm bảo hiệu quả sử dụng tốt nhất cũng như hạn chế được các tác dụng không mong muốn.

Điều trị tiêu chảy cấp trên heo

Bệnh tiêu chảy cấp trên heo do virus gây nên, hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên, việc điều trị bệnh chủ yếu điều trị triệu chứng cùng ngăn chặn bội nhiễm lây lan thành dịch bệnh diện rộng.
Trong phác đồ điều trị tiêu chảy cấp trên heo cần phối hợp các nhóm thuốc sau:

  • Nhóm thuốc bù nước và điện giải với tác dụng chống mất nước và cung cấp thêm năng lượng cho heo nhiễm bệnh: Utyle Vit C
  • Kháng sinh đặc trị tiêu chảy và giúp giảm nguy cơ nhiễm bệnh kế phát cho heo: Azoro LAViamoxyl 15SColistin 10%
  • Nhóm thuốc bổ sung dinh dưỡng, tăng cường thể lực, giúp heo nhanh chóng hồi phục sức khỏe: AztosalGluco KC baminBeta glucan C,Gluco KCE Captoc
  • Thuốc giảm nhu động ruột với tác dụng cầm tiêu chảy: Atropin max...

Dieu tri benh tieu chay cap tren lon

Qua thực tế điều trị và hướng dẫn chăn nuôi cho các chủ trang trại, các chuyên gia y tế tại Việt Anh Viavet đã tổng hợp được một số phác đồ điều trị hiệu quả trong điều trị tiêu chảy cấp cho heo bà con có thể tham khảo:
Phác đồ 1:

  • Viamoxyl 15S 1g/ 10-15kgTT, trộn thức ăn liên tục 5 ngày
  • Azoro LA 1ml/25kgTT, liên tục 3-5 ngày
  • Aztosal 1ml/10kg liên tục 3-5 ngày
  • Atropin max 1ml/8-10kgTT, tiêm liên tục 3 ngày

Phác đồ 2

 
Trong quá trình điều trị cho heo bị tiêu chảy cấp theo phác đồ điều trị, bà con cần lưu ý vẫn phải thực hiện đầy đủ các biện pháp an toàn sinh học cho đàn chăn nuôi như cách phòng bệnh để giảm thiểu được nguy cơ lây lan dịch bệnh trong đàn.
 
Với những thông tin được cung cấp trong bài viết từ các chuyên gia y tế từ Viavet, hy vọng bà con có thể xây dựng được quy trình chăn nuôi, dự phòng và điều trị bệnh thích hợp cho đàn nuôi để đem lại hiệu quả chăn nuôi cao nhất.
Công ty thuốc thú y Việt Anh luôn nỗ lực hết mình trong việc giúp đỡ bà con cải thiện, nâng cao hiệu quả chăn nuôi bằng cấp cung cấp đến hệ thống chăn nuôi Việt Nam cũng như nước ngoài những sản phẩm chất lượng và hiệu quả tốt nhất. Để nhận thêm tư vấn của các chuyên gia y tế từ Viavet về chăn nuôi và các sản phẩm thuốc thú y, bà con vui lòng liên hệ trực tiếp theo hotline: 0982 402 192 để nhận được tư vấn tận tâm nhất.

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger