27
02/2023

Hướng dẫn cách phối trộn kháng sinh trong chăn nuôi đúng cách và an toàn nhất

Trong công việc chăn nuôi gia súc, gia cầm ngày càng phát triển như hiện nay thì những người chăn nuôi không chỉ cần phải chuẩn bị đầy đủ không gian chăn nuôi, cung cấp nguồn thức ăn đầy đủ mà còn không thể nào thiếu đi sự trợ giúp của các loại thuốc kháng sinh cho vật nuôi của mình. Bài viết dưới đây, hãy cùng Việt Anh Viavet sẽ chia sẻ với bạn đọc về cách phối trộn kháng sinh trong chăn nuôi hiệu quả và an toàn nhất.

Vì sao kháng sinh trong chăn nuôi lại quan trọng đến vậy?

Theo một số thống kê thì hiện nay có tới 75% loại kháng sinh được đặc chế để sử dụng trong hoạt động chăn nuôi.

unnamed 4

Ở Việt Nam khi ngành chăn nuôi ngày càng phát triển như hiện nay thì nhu cầu sử dụng kháng sinh trong hoạt động chăn nuôi là không thể thiếu.

Việt Nam được xem là một trong ba nước trong khu vực được dự đoán có tỷ lệ sử dụng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi ở động vật vào top cao.

Có thể thấy, kháng sinh cực kỳ quan trọng đối với ngành chăn nuôi. Bởi trong quá trình chăn nuôi gia súc, gia cầm với số lượng lớn thì không thể nào tránh khỏi việc vật nuôi bị bệnh, tiềm ẩn rất nhiều các mầm bệnh có thể lây lan đem tới nhiều mối nguy hại.

Bởi thế, các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu và chế tạo ra rất nhiều các kháng sinh để nhằm với mục đích là giúp những người chăn nuôi chăm sóc con vật tốt hơn, giúp sức khỏe con vật cải thiện và tăng năng suất chăn nuôi.

Kháng sinh trong chăn nuôi  được người chăn nuôi sử dụng với rất nhiều các mục đích khác nhau như: kích thích vật nuôi tăng trưởng nhanh chóng, giảm thấp tiêu hao thức ăn hay giúp cho vật nuôi có bề ngoài bắt mắt, tăng lợi nhuận thu về cho chủ nuôi.

Có một số loại thuốc kháng sinh dùng trong ngành chăn nuôi với mục đích giúp vật nuôi mau lớn, chuyển hóa làm tiêu mỡ, tăng khối lượng cơ, làm màu thịt đỏ tươi. Ngoài ra, kháng sinh còn giúp cho ngăn ngừa các bệnh tật…

unnamed 1 1

Xem thêm: Thuốc kháng sinh trong chăn nuôi

Phối trộn thuốc kháng sinh trong chăn nuôi là gì?

Thuốc kháng sinh trong thú y được xem là những chất có nguồn gốc sinh học, giúp cho cơ thể vật nuôi chống lại hoặc có khả năng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn. 

Nó tác dụng trực tiếp đến các phân tử vi khuẩn làm gián đoạn quá trình phát triển của vi khuẩn. Dưới đây, Việt Anh Viavet sẽ chỉ cho bạn đọc biết thêm về tầm quan trọng của phối hợp kháng sinh với nhau.

Nhưng với tình hình trong những con vật nuôi có ẩn chứa rất nhiều các vi khuẩn, virus mầm bệnh gây hại mà nếu chưa phát tác sẽ khó mà phát hiện được. Bởi thế, đi liền với đó sẽ đòi hỏi kháng sinh kháng bệnh sẽ phải chất lượng và hiệu quả hơn. 

Nhiều chuyên gia trong ngành thú y đã tìm cách nghiên cứu và phối hợp, hòa trộn các kháng sinh để giúp tăng khả năng phòng và chữa bệnh cho vật nuôi hiệu quả hơn.

Thông thường thì vật nuôi bị bệnh sẽ đều là bị bệnh ghép và ở tình trạng bội nhiễm, kế phát. Bởi thế, trên cơ thể một vật chủ có thể có đến sự tồn tại của rất nhiều các mầm bệnh, các loại vi khuẩn.

Việc phối trộn kháng sinh trong thú y sẽ giúp tăng phổ tác động của kháng sinh trong trường hợp ghép nhiều bệnh do nhiều vi khuẩn gây ra cùng một lúc.

Giúp ngăn chặn việc vi khuẩn sẽ kháng thuốc, tránh sự nhờn thuốc nếu sử dụng đơn kháng sinh và mở rộng phạm vi kháng khuẩn trong những ca bệnh chưa rõ nguyên nhân lây nhiễm.

Ngoài ra, việc trộn kháng sinh dùng trong chăn nuôi còn được sử dụng trong các trường hợp vật nuôi bị nhiễm bệnh nghiêm trọng và hệ thống phòng vệ của cơ thể của vi khuẩn trong vật nuôi đã bị hư hỏng và đạt được hiệu quả diệt khuẩn nhanh và mạnh nhất.

unnamed 2 1

Có những loại thuốc kháng sinh trong chăn nuôi nào?

Có rất nhiều các để phân loại các chủng loại kháng sinh dùng trong chăn nuôi. Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho vật nuôi thì họ sẽ phân chia thuốc kháng sinh dựa trên 4 đặc điểm chính: như khả năng tác dụng; phổ tác dụng, nguồn gốc kháng sinh và cơ chế tác dụng của nhóm kháng sinh đối với vật nuôi ra sao.

Dưới đây, Việt Anh Viavet sẽ điểm qua các nhóm kháng sinh trong thú y nổi bật nhất:

  • Kháng sinh ức chế sự tổng hợp thành tế bào: 

Nhóm kháng sinh này sẽ có tác động diệt khuẩn thông qua ức chế cạnh tranh các enzyme transpeptidase ngăn chặn các liên kết tạo thành tế bào, dẫn đến quá trình tổng hợp vách tế bào bị chặn lại và gây chết tế bào của vi khuẩn.

  • Nhóm kháng sinh gây ức chế tổng hợp protein:

Có thể nói quá trình tổng hợp các protein là một chu trình cần thiết để tế bào có thể hình thành sự sống, trong đó thì quá trình dịch mã các axit amin thành chuỗi polypeptide được coi là hoạt động cốt lõi. Các kháng sinh trong thú ý sẽ gây ức chế quá trình này từ đó vi khuẩn bị tiêu diệt hoặc kìm hãm sự phát triển.

  • Nhóm kháng sinh ức chế tổng hợp nhân tế bào:

Khi sử dụng các kháng sinh cho vật nuôi sẽ chúng sẽ có tác dụng không hề nhỏ tới quá trình tổng hợp nhân tế bào thường xuất phát từ cơ chế gây ức chế axit nucleic. Khi các axit nucleic bị ức chế và hoạt động không đúng sẽ khiến cho vi khuẩn không thể sinh sôi và tồn tại.

  • Nhóm kháng sinh ức chế quá trình trao đổi chất:

Trong vòng đời sinh sôi và phát triển của các vi khuẩn, virus gây bệnh sẽ cần đến sự xuất hiện của axit folic. Nhóm thuốc kháng sinh gốc polymyxin sẽ thúc đẩy phá vỡ màng tế bào, gây chết và vô hiệu hóa các độc tố gây bệnh.

Cách phối trộn kháng sinh trong chăn nuôi đúng cách

Việc sử dụng các kháng sinh trong hoạt động chăn nuôi sẽ giúp cho người chăn nuôi có thể tăng cao hiệu quả những đồng thời thì cũng sẽ phải đối mặt với nguy cơ vật nuôi gặp phải các tác dụng phụ.

Dưới đây, Việt Anh Viavet sẽ chỉ bạn cách phối trộn kháng sinh thú y đúng cách.

unnamed 3 1

  • Bạn cần phải biết có 2 nhóm kháng sinh nên cùng phối nhóm tác dụng hoặc cùng kìm khuẩn hoặc cùng diệt khuẩn để góp phần tạo ra sức mạnh tổng hợp.
  • Ví dụ về nhóm kháng sinh có tác dụng cùng có thể tiêu diệt vi khuẩn mà bạn có thể dùng trộn với nhau như: Beta Lactam, Aminoglycosid; polypeptide; Fluoroquinolon; Rifamycin…
  • Nhóm kháng sinh cùng có tác dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn nổi bật: Tetracyclin; Lincosamid; Macrolid; Phenicol..
  • Hai loại kháng sinh thành phần không nên có cùng một cơ chế hoạt động: Cụ thể như khi sử dụng một kháng sinh tác động vi khuẩn theo cơ chế ức chế sự tổng hợp của tế bào thì không nên kết hợp với kháng sinh ức chế tổng hợp protein vì sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới vật nuôi.
  • Không được phối trộn kháng sinh thuộc nhóm cefoxitin với penicillin vì trong Cefoxitin kích thích vi khuẩn đề kháng với Penicillin bằng cách tiết ra các enzym phân hủy kháng sinh phối hợp với nó. Điều này làm giảm khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
  • Một số nhóm kháng sinh mà bạn có thể phối trộn mang tới hiệu quả sử dụng cao như: Betalactam + Aminoglycoside; Glycopeptide + Aminoglycoside; Sulfameth + Trimethoprim… 
  • Một số kháng sinh không nên phối trộn với nhau để dùng cho vật nuôi điển hình: Aminoglycoside + Chloramphenicol; Aminoglycoside + Tetracycline và nhóm Quinolon + Chloramphenicol…

Xem thêm: Top thuốc trợ sức trợ lực đáng tiền trong chăn nuôi

Bài viết trên, Việt Anh Viavet đã chia sẻ với bạn đọc về tầm quan trọng của cách phối trộn kháng sinh trong chăn nuôi; cách phối trộn và nguyên tắc phối trộn kháng sinh trong chăn nuôi đạt hiệu quả cao nhất. Để biết thêm về các sản phẩm thuốc kháng sinh trong chăn nuôi hãy đến với Việt Anh Viavet.

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger