Mách bạn 4 căn bệnh ở gia súc thường gặp nhất

Để có thể nâng cao hiệu quả về kinh tế trong chăn nuôi gia súc, người nuôi cần phải đề cao các vấn đề cũng như triệu chứng mắc bệnh ở gia súc. Từ đó đưa ra các biện pháp phòng ngừa tốt. Hôm nay, Việt Anh Viavet sẽ mách bạn 4 căn bệnh ở gia súc thường gặp nhất. Cùng tìm hiểu kỹ hơn qua nội dung bài viết sau nhé!

Mách bạn 4 căn bệnh ở gia súc thường gặp nhất

Hiện nay, bệnh ở gia súc là tình trạng khó tránh khỏi đối với những người chăn nuôi. Dưới đây là 4 căn bệnh mà gia súc để gặp nhất, cụ thể như:

Bệnh tụ huyết trùng ở gia súc

Nguyên nhân 

Tụ huyết trùng là căn bệnh trên gia súc thường xuất hiện mỗi khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc trong điều kiện đường hô hấp của gia súc bị yếu đi. Thời gian ủ bệnh thường kéo dài từ 1 cho đến 25 ngày, tuỳ vào từng loại gia súc khác nhau như lợn, bò, trâu…

Triệu chứng

Khi gia súc mắc bệnh tụ huyết trùng, chúng thường xuất hiện các dấu hiệu như mệt mỏi, sốt cao lên đến 40 – 42 độ C. Bên cạnh đó, còn có các biểu hiện khác như mắt đỏ, thợ mạnh, nước mũi chảy nhiều,… 

Bệnh tụ huyết trùng
Bệnh tụ huyết trùng

Cách phòng bệnh

Để có thể phòng tránh được bệnh tụ huyết trùng ở gia súc hiệu quả, bạn nên thực hiện tiêm trùng cho vật nuôi theo đúng thời gian quy định. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống hợp lý với thức ăn, nước đảm bảo chất lượng cũng được xem là cách tăng đề kháng hiệu quả cho gia súc.

=>> Xem thêm: Thuốc bột kháng sinh uống, trộn thức ăn

Bệnh ký sinh trùng đường máu

Nguyên nhân 

Những loại ký sinh trùng đường máu xuất hiện và ký sinh trong máu của gia súc nhằm phá huỷ hồng cầu gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của các loại vật này. Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gia súc thường  lây lan, truyền từ con có bệnh sang con khỏe mạnh thông qua các loại ve, ruồi….

Triệu chứng

Bệnh ký sinh trùng đường máu ở gia súc thường xuất hiện các triệu chứng phổ biến như sốt kéo dài, sùi bọt mép, chảy nước mũi thần kinh,… Nếu để bệnh kéo dài, vật nuôi thường chết do kiệt sức.

Cách phòng bệnh

Để có thể hạn chế và ngăn ngừa bệnh này trên gia sức, người nuôi cần đảm bảo môi trường sống sạch sẽ. Loại bỏ các các loại động vật truyền nhiễm bằng cách phun thuốc. Đặc biệt, môi trường xung quanh chuồng của gia súc cần được làm vệ sinh, phát quang bờ bụi. 

Đồng thời, người nuôi cũng nên chú trọng đến chế độ ăn cho vật nuôi với lượng thức ăn hợp lý để tăng sức đề kháng.

Bệnh ký sinh trùng đường máu
Bệnh ký sinh trùng đường máu

Bệnh lở mồm, long móng

Nguyên nhân 

Bệnh lở mồm lông móng ở gia súc là một trong những căn bệnh lây nhiễm phổ biến ở loài động vật này. Do virus gây ra và tốc độ lây lan nhanh tạo nên dịch bệnh trên diện rộng. Chính vì thế, việc phòng ngừa bệnh lở mồm lông móng ở bò và một số gia súc là điều vô cùng cần thiết.

Triệu chứng

Khi gia súc mắc bệnh lở mồm lông móng thường có dấu hiệu sốt cao từ 40 đế 42 độ C. Bên cạnh đó, trên bộ phận chân, miệng của gia súc xuất hiệu nhiều mụn nước. Các mụn này sẽ to dần và trở thành những vết loét dẫn đến long móng. Nếu để quá lâu, gia súc có thể chết và lây lan bệnh ra môi trường xung quanh. 

Cách phòng bệnh

Để có thể phòng bệnh lở mồm lông móng ở lợn nói riêng và gia súc nói chung, người nuôi cần phải thực hiện tiêm vacxin theo định kỳ. Trong trường hợp dịch bệnh diễn ra, ngươi nuôi cần cách ly cũng như không nên thả gia súc tập trung. 

Đồng thời, chuồng trại và các dụng cụ chăn nuôi cũng cần được vệ sinh sạch sẽ. 

Trong thời gian gia súc mắc bệnh, bạn cũng có thể sử dụng Vimekon để rửa chỗ loét hàng ngày và kết hợp với thuốc Vime Blue để xịt vết thương. Trường hợp nếu gia súc chế, bạn cần chôn lập và làm vệ sinh,tiêu đồng sạch sẽ.

Bệnh lở mồm, long móng
Bệnh lở mồm, long móng

Tiêu chảy

Nguyên nhân 

Bệnh tiêu chảy ở gia súc thường xuất hiện vào mùa mưa ẩm, ô nhiễm tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và ký sinh trùng phát triển bám vào thức ăn và nguồn nước sau đó xâm nhập vào cơ thể gia súc gây bệnh. Bệnh này thường gặp rất nhiều ở gia sức còn nhỏ, dễ mẫn cảm với mầm mềm và thay đổi đột ngột nhiệt độ môi trường nuôi.

Triệu chứng

Thông thường mắc bệnh tiêu chảy, gia súc sẽ có những biểu hiện như uống nhiều nước, ăn ít hoặc bỏ ăn. Tiêu hoá bị rối loạn lúc đầu thải phân sệt sau vài ngày sẽ đi phân chảy nặng có mùi tanh. Thậm chí, bệnh gây nặng hơn dẫn đến xuất huyết ruột, phân lẫn máu và niêm mạc ruột.

Cách phòng bệnh

Để đề phòng và tránh bệnh tiêu chảy ở gia súc, người nuôi sử dụng thức ăn, nước uống cần phải đảm bảo chất lượng. Tiêu độc định kỳ, làm vệ sinh chuồng trại, máng ăn uống và thường xuyên loại bỏ thức ăn thừa. 

Định kỳ 6 tháng/ lần nên tẩy giun, sán cho gia sức. Khi vật nuôi có biểu hiện bệnh hãy cho chúng ăn thức ăn dễ tiêu hoá. Để trị được bệnh tiêu chảy hiệu quả cần phải kiểm tra tác nhân gây bệnh là vi khuẩn, virus hay ký sinh trùng. Sau đó hoà Veme – Electrolyte (giúp cân bằng điện giải) vào nước uống, liều lượng 1g/4 lít cho gia súc uống theo yêu cầu. 

Đối với gia súc bị tiêu chảy nặng cần truyền nước muối sinh lý để chống mất nước. Khi phân có mùi nặng nên tiêm Vitamin K, 1ml/20kg trọng lượng và Marbovitry, 1ml/10kg trọng lượng. Như vậy mới có thể phòng nhiễm trùng kế phát và tiêm Poly AD 1ml/20kg thể trọng giúp hồi phục niêm mạc ruột bị tổn thương.

Tiêu chảy
Tiêu chảy

=>> Xem thêm: Hiệu quả của thuốc Canxi -Vitamin B12 trong ngành thú y bạn chưa biết?

Bài viết trên đây đã mách đến bạn 4 căn bệnh ở gia súc thường gặp nhất mà người nuôi nên chú trọng. Nếu bạn còn thắc mắc hay cần được tư vấn bệnh lý ở gia súc hãy liên hệ ngay với  Việt Anh Viavet nhé!

 

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger