12
03/2023

Ngành chăn nuôi gà và những điều cần biết về các bệnh ở gà

Hiện nay ở Việt Nam ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm là một ngành nghề rất phát triển và có xu hướng ngày càng tăng cao. Tuy nhiên, đối với ngành chăn nuôi thì sẽ không thể nào tránh khỏi tình trạng dịch bệnh tiềm ẩn, nguy cơ bệnh dịch bùng phát sẽ làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe vật nuôi và cả người chăn nuôi.

Bài viết dưới đây, hãy cùng Việt Anh Viavet tìm hiểu về ngành chăn nuôi gà và những điều cần biết về các bệnh ở gà.

Tổng quan về tình hình chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam hiện nay

Những năm qua, chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam không chỉ tăng trưởng về số lượng mà còn có nhiều bước tiến về phương thức chăn nuôi, nhất là việc ứng dụng các khoa học công nghệ hiện đại vào chăn nuôi.

Theo một báo cáo của Cục chăn nuôi thì tính đến thời điểm năm 2019 thì tổng đàn gia cầm đạt trên 481 triệu con, trong đó thì đàn gà chiếm tới 383 triệu con chiếm khoảng 79.5 % số lượng chủ yếu là chăn nuôi gà để phục vụ sản xuất và nhu cầu của con người.

Có thể thấy, ngành chăn nuôi ở nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt. Từ những mô hình chăn nuôi phân tán, quy mô chăn nuôi nhỏ đã dần chuyển sang chăn nuôi theo mô hình tập trung với số lượng  và quy mô lớn chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Từ đó làm cho năng suất và chất lượng sản phẩm ngày càng tăng và giúp cho người chăn nuôi thu được nhiều lợi nhuận để ổn định cuộc sống và tiếp tục đẩy mạnh mở rộng chăn nuôi, sản xuất.

Ngành chăn nuôi gà và những điều cần biết về các bệnh ở gà
Ngành chăn nuôi gà và những điều cần biết về các bệnh ở gà

Xem thêm: Thuốc kháng sinh

Các tiêu chí chăn nuôi gà đạt chuẩn

Tiêu chuẩn kỹ thuật xây dựng chuồng trại

Nếu bạn đang muốn bắt đầu phát triển với công việc chăn nuôi gia cầm – gà của mình thì ít nhất bạn sẽ phải nắm rõ một số tiêu chuẩn trong việc xây dựng chuồng trại sao cho hợp lý. Bởi khi có chuồng trại đạt chuẩn gà của bạn sẽ có môi trường sinh sống và phát triển tốt và ít bị bệnh hơn.

Dưới đây, Việt Anh Viavet sẽ chia sẻ về tiêu chuẩn xây dựng chuồng trại gà cụ thể để bạn đọc tham khảo:

  • Chọn địa thế: Vị trí cao ráo, hơi dốc, gần nguồn nước, cách xa khu dân cư sinh sống để tránh ô nhiễm
  • Chọn hướng xây chuồng: Nên ưu tiên xây hướng chuồng gà theo hướng gió thổi để thoáng mát vào mùa hè và tránh rét vào mùa đông.
  • Chú ý nền chuồng gà sẽ phải kiên cố, luôn đảm bảo khô ráo, để dễ khử trùng và tránh ấp ủ mầm bệnh cho gà
Ngành chăn nuôi gà và những điều cần biết về các bệnh ở gà
Ngành chăn nuôi gà và những điều cần biết về các bệnh ở gà

Tiêu chuẩn chọn giống gà phù hợp

Hiện nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đặc biệt là nhân  giống thì có rất nhiều các giống gà được lai tạo thành công: Tùy vào đặc điểm mỗi vùng miền mà lựa chọn nuôi giống gà phù hợp nhất: Gà đông tảo, gà chọi lai, gà hồ…

Điều này sẽ giúp cho việc chăn nuôi gà mang đến hiệu quả kinh tế cao, mua gà được tiêm phòng đầy đủ, thể chất khỏe mạnh và không bị dị tật để gà luôn khỏe mạnh và phát triển đồng đều về chất lượng.

Tiêu chuẩn thức ăn cho gà

Việc nuôi gà để đạt được hiệu quả kinh tế cao sẽ còn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ ăn của chúng. Tùy vào điều kiện chăn nuôi, nếu chăn nuôi theo dạng chăn thả gà đồi, vườn rộng thì thức ăn của gà  sẽ tự đi kiếm ăn các côn trùng và giun dế…

Còn mô hình chăn nuôi gà khép kín trong nhà thì sẽ có quy trình và tiêu chuẩn thức ăn cần được đảm bảo kỹ lưỡng hơn ví dụ như: phải cho gà ăn đầy đủ các nhóm thức ăn giàu năng lượng; giàu protein; giàu khoáng, giàu vitamin…

Tiêu chuẩn vệ sinh chuồng trại

Khi đi vào chăn nuôi gà thì rất cần thiết đó là phải tiến hành khử trùng vệ sinh chuồng trại, vườn thả, máng gà ăn… Đảm bảo chuồng gà luôn khô ráo, sạch sẽ để không là nguồn lây lan nguồn bệnh cho gà.

Điểm qua một số bệnh thường gặp ở gà

Bệnh đầu đen 

Nguyên nhân gà bị bệnh đầu đen

Bệnh đầu đen ở gà được biết đến là một căn bệnh rất hay gặp ở gà, căn bệnh này có tên gọi khác như : bệnh kén ruột, bệnh viêm gan ruột truyền nhiễm. Căn bệnh này phát triển nguyên nhân do các đơn bào Histomonas Meleagridis ký sinh ở vùng niêm mạc manh tràng và trong các tế bào gan.

Loại virus này sau khi ký sinh chúng sẽ hút các chất dinh dưỡng và tạo ra các bệnh tích điển hình cho gà. Có hai loại trường hợp bệnh đầu đen ở gà đó chính là thể mãn tính và thể cấp tính ( đây là trường hợp nặng hơn và có thể khiến cho gà chết).

Dấu hiệu nhận biết bệnh đầu đen

Khi gà bị bệnh đầu đen thì bạn có thể nhận biết khi chú ý quan sát các biểu hiện ở gà như: Gà sẽ bị ủ rũ, bị sốt cao có thể lên tới 44 độ C hoặc sẽ có các biểu hiện như bị sốt rét, rụt cổ run rẩy, rúc đầu vào cánh, tìm chỗ có nắng, ấm áp để nằm, phân gà sẽ có màu vàng sáp có dạng gạch cua, phân nước…

Hướng dẫn điều trị bệnh đầu đen ở gà:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều các sản phẩm thuốc kháng sinh trong thú y chuyên dụng cho chăn nuôi gia cầm để điều trị các bệnh về viêm gan ruột truyền nhiễm – bệnh đầu đen – bệnh  kén ruột.

Dù là lựa chọn các kháng sinh nào thì bạn nên cho gà sử dụng liên tục trong thời gian 4 ngày để tránh cho việc lây lan quá nhiều và khiến gà yếu dần và chết.

Hoặc bạn có thể tiêm cho gà bằng thuốc kháng sinh chứa nhiều chất Doxycyclin hoặc trộn vào trong thức ăn của gà bằng các thuốc chứa chất Sulfamonomethoxine hoặc Doxycyclin theo đúng liều lượng.

Ngành chăn nuôi gà và những điều cần biết về các bệnh ở gà
Ngành chăn nuôi gà và những điều cần biết về các bệnh ở gà

Bệnh thương hàn ở gà

Nguyên nhân gây bệnh

Gà khi nuôi sẽ có một số trường hợp mắc phải căn bệnh thương hàn – đây được xem là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính. Nguyên nhân dẫn đến gà bị nhiễm thương hàn là do vi khuẩn Salmonella Gallinarum gây ra.

Vi khuẩn sẽ từ buồng trứng xâm nhập vào phổi hoặc từ lỗ huyệt lây lan vào vỏ trứng rồi vào trong máy ấp trứng và truyền nhiễm vào trong cơ thể gà con.

Dấu hiệu nhận biết gà bị bệnh thương hàn:

Căn bệnh thương hàn này có thể gặp ở mọi giai đoạn phát triển của gà và chủ yếu sẽ gặp ở gà mái. Khi gà bị nhiễm bệnh thì chúng ta cũng rất dễ dàng để nhận biết được đó là: Gà bị tiêu chảy, phân gà màu trắng và sẽ xuất hiện chất nhày đặc biệt là vùng lông xung quanh hậu môn sẽ bị dính phân bết lại – đây là biểu hiện bệnh ở gà con.

Đối với gà đã trường thành thì bệnh thương hàn sẽ biểu hiện là gà đi phân loãng màu xanh, thường xuyên khát nước, mào nhợt nhạt. Gà mái sẽ bị viêm buồng trứng nên sẽ thấy bụng gà bị trễ xuống bất thường.

Hướng dẫn điều trị bệnh thương hàn ở gà:

Tùy theo điều kiện của từng vùng mà các bạn có thể dùng các loại thuốc khác nhau để điều trị bệnh thương hàn trên gà. Một số loại thuốc bạn có thể sử dụng như thuốc EnroFloxacin hoặc Neomycin hoặc Neoxin và tích cực bổ sung cho gà thêm chất điện giải để bù nước giúp cho gà nhanh chóng phục hồi sức khỏe.

Ngoài ra, để điều trị và hạn chế khả năng lây lan dịch bệnh thì bạn nên cách ly những con gà đã bị nhiễm bệnh khỏi đàn và tiến hành phun khử trùng toàn bộ khu vực trang trại liên quan để cho vi khuẩn không có chỗ trú ngụ.

Xem thêm: Thuốc thú y Sultrim được sử dụng như thế nào?

Bài viết trên, Việt Anh Viavet đã chia sẻ với bạn đọc về tình hình phát triển của ngành chăn nuôi gia cầm ở nước ta và cùng với đó các những kiến thức chăn nuôi gà cần thiết; cách nhận biết các căn bệnh và điều trị bệnh cho gà hiệu quả nhất. Để biết thêm các kiến thức chăn nuôi hữu ích hãy đến với Việt Anh Viavet.

backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger