24
11/2022

Giải đáp thắc mắc về kháng sinh kanamycin trong ngành thú y

Trong quá trình chăn nuôi, bà con sẽ phải sử dụng nhiều loại thuốc khác nhau để chữa bệnh và phòng bệnh cho vật nuôi trong đó có kháng sinh. Có nhiều kháng sinh thế hệ đầu đã hoặc có hiện tượng bị kháng. Kanamycin là một trong những kháng sinh có khả năng diệt đa dạng các chủng vi khuẩn, ít độc và rất khó bị nhờn. Chính vì vậy đây sẽ là cái tên ngày càng quen thuộc với bà con. Mời bà con cùng đọc bài viết dưới đây để hiểu về việc sử dụng kháng sinh kanamycin trong thú y.

Mục lục

* Hiểu cơ bản về kháng sinh kanamycin

* Kanamycin có tác dụng với những chủng vi khuẩn nào?

* Kanamycin được chỉ định cho những đối tượng nào trong thú y?

* Hướng dẫn sử dụng kháng sinh kanamycin trong thú y

* Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh kanamycin trong thú y

1 17

* Hiểu cơ bản về kháng sinh kanamycin

– Tính chất của kháng sinh kanamycin
  • Kanamycin là kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid. Thuốc có dạng bột màu trắng ngà, dễ tan trong nước. Khi tiêm bắp, thuốc hấp thu rất nhanh, đạt nồng độ cao trong máu sau 1-2 giờ và giữ được nồng độ thuốc có tác dụng rất dài từ 12-18 giờ.
  • Do kanamycin không hấp thu được qua ống tiêu hóa nên thường được dùng đường tiêm (tiêm bắp/tiêm tĩnh mạch). Trong một số trường hợp, để điều trị vi khuẩn đường ruột, kanamycin cũng được dùng đường uống để phát huy tác dụng tại chỗ. Thuốc được bài tiết chủ yếu qua mật. 
  • So với những kháng sinh khác trong nhóm aminoglycosid như Streptomycin, Neomycin, Gentamycin,… thì kanamycin ít độc hơn và ít bị nhờn hơn.

Su dung khang sinh kanamycin trong thuoc thu y 2

  • Kanamycin giống như các kháng sinh khác trong nhóm aminoglycosid có khả năng diệt khuẩn phụ thuộc vào nồng độ và kéo dài tác dụng ngay cả khi nồng độ thuốc trong máu không còn cao ở mức có tác dụng.

* Kanamycin có tác dụng với những chủng vi khuẩn nào?

  • Kanamycin là kháng sinh diệt khuẩn có phổ tác dụng rộng. Thuốc có tác dụng với cả vi khuẩn gram (-) và gram (+). Kanamycin thường được sử dụng để tiêu diệt vi khuẩn đường ruột và đường hô hấp t ví dụ như: Escherichia Coli, Salmonella, Klebsiella, Shigella,…

* Kanamycin được chỉ định cho những đối tượng nào trong thú y?

– Kháng sinh kanamycin được chỉ định trong những bệnh sau:
  • Bệnh đường hô hấp: Viêm phổi, phế quản, màng phổi áp xe, lao phổi ở lợn, trâu, bò, chó.
  • Các bệnh đường tiêu hóa: viêm ruột – ỉa chảy, kiết lỵ ở lợn, chó 
  • Các bệnh viêm đường tiết niệu và sinh dục: Viêm thận, bàng quang, ống dẫn niệu, viêm tử cung, âm đạo, nhiễm trùng sau khi đẻ ở lợn, trâu, bò.

2 19

  • Các trường hợp nhiễm khuẩn khác: nhiễm khuẩn sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn ngoài da, tụ huyết trùng,… mụn nhọt, lở loét, viêm có mủ.
  • Các bệnh đặc biệt: Bệnh đóng dấu lợn, bệnh nhiệt thán trâu bò

* Hướng dẫn sử dụng kháng sinh kanamycin trong thú y

Tùy vào dạng bào chế của mỗi nhà sản xuất với mà cách sử dụng của mỗi sản phẩm chứa kanamycin cũng sẽ khác nhau. Với kháng sinh kanamycin, hiện tại đang có những dạng dùng phổ biến sau:
  • Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da: thường thuốc đã được pha sẵn, bà con chỉ cần tiêm đúng liều như trong hướng dẫn sử dụng. Nếu chưa biết kỹ thuật tiêm nhất là tiêm dưới da, bà con cần có sự hỗ trợ của bác sĩ thú y.
  • Uống: thuốc thường được pha sẵn, dạng dùng này không phổ biến bằng dạng tiêm.
  • Bôi ngoài vết thương: thường dạng dùng là thuốc mỡ, dạng dùng này không phổ biến bằng dạng tiêm.
Về liều dùng của sản phẩm, bà con đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của từng sản phẩm để biết chi tiết. Liều dùng khác nhau với mỗi sản phẩm do sự khác biệt về hàm lượng. Ngoài ra, liều cũng khác nhau cho từng loài vật và bệnh lý mà vật nuôi mắc phải.

* Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh kanamycin trong thú y

Là một kháng sinh có phổ tác dụng rộng, ít độc nhưng khi sử dụng kanamycin bà con cũng cần lưu ý một số điểm để không gây hại cho vật nuôi và con người.
  • Nếu con vật có vấn đề về chức năng thận, cần giảm liều dùng của sản phẩm hoặc lựa chọn kháng sinh khác. Nếu giữ nguyên liều dùng trong khi thận không có khả năng đào thải thuốc, thuốc sẽ tích tụ trong cơ thể gây độc cho con vật.
  • Không phối hợp kanamycin với thuốc gây tê novocain hoặc kháng sinh streptomycin vì sẽ làm tăng độc tính lên thận và thần kinh thị giác của con vật.
  • Không tiêm kanamycin vào tĩnh mạch cho vật nuôi vì sẽ gây choáng.

3 20

  • Không dùng kháng sinh kanamycin cho con vật đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Nếu thuốc có dạng bột, cần sử dụng thuốc trong vòng 48h sau khi pha.
  • Điều cuối cùng, bất kể khi sử dụng thuốc gì cho vật nuôi, bà con cần tuân thủ thời gian cách ly trước khi giết thịt đủ số ngày sau khi ngừng thuốc theo như hướng dẫn sử dụng. 
Bài viết trên đây của Việt Anh Viavet đã cung cấp những thông tin cần biết về thuốc thú y chứa kanamycin. Hy vọng bài viết giúp ích cho bà con trong quá trình chăn nuôi. Ngoài việc cung cấp những sản phẩm chất lượng, giá thành phải chăng, chúng tôi luôn muốn đồng hành cùng bà con để tìm hiểu về cách chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi. Để biết thêm thông tin về bệnh học cũng như cách sử dụng thuốc trong thú y, bà con hãy truy cập website của công ty chúng tôi. 
backtotop
Hotline Facebook Zalo Youtube Messenger